Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn

SỞ GIÁO, DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn Tác giả: LA VIỆT ÁI Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ: Giảng viên Nơi công tác: Phòng KH- TC Điện thoại liên hệ: 0982 305 281 Địa chỉ thư điện tử: [email protected] Lạng Sơn, năm 2023 chi phí; phân tích chi phí nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhà trường trong việc đưa ra những quyết định quản trị và để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện kế toán quản trị tại Trường. Mô tả sáng kiến tính mới, tính sáng tạo: Công tác kế toán quản trị đã được áp dụng một phần tại trường nhưng chưa được rõ nét, chưa thể hiện qua hệ thống bảng biểu kế toán vì thế sáng kiến đề xuất một số giải pháp để có thể áp dụng tại Trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn + về khả năng áp dụng của sáng kiến: Dành cho phòng Kế hoạch - Tài chính của trường Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + về cơ sở vật chất: Phòng kế hoạch - tài chính đảm bảo được trang bị mỗi kế toán một máy ví tính, có kết nối phần mềm kế toán giữa kế toán trưởng với các kế toán viên. + Về nhân sự: Đảm bảo đủ số nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành kế toán riêng biệt và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Hiệu quả trong công việc: Sáng kiến để xuất những giải pháp tổ chức thực hiện kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại Truờng Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn. - Hiệu quả về mặt xã hội: Từ việc vận dụng nhưng giải pháp tổ chức thực hiện kế toán quản trị vào quản lý tài chính không chỉ nâng cao vai trò của kế toán tài chính mà kế toán quản trị cũng được chú trọng hơn, nhận thấy được tầm quan trọng của những thông tin tài chính cung cấp cho người quản lý, lãnh đạo để ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, chính xác. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lạng Sơn, ngày tháng 3 năm 2023 Người nộp đơn La Việt Ái TÓM TẮT SÁNG KIẾN Ở Việt Nam, Kế toán quản trị là một lĩnh vực không còn mới mẻ đối với các Doanh nghiệp, nhất là khi có luật kế toán Việt Nam đuợc ban hành, thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ tài Chính về hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong Doanh Nghiệp nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác quản trị về kế toán cho các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc vận dụng Kế toán quản trị vào các đơn vị hành chính sự nghiệp thì vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa có quy định cụ thể, chưa có thông tư hướng dẫn, ban hành áp dụng. Tuy Kế toán quản trị chưa bắt buộc áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng hiện nay Nhà nước đã dần trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, do vậy sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Để tồn tại và phát triển các nhà quản trị rất cần tiếp cận với phương pháp quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính hiện có. Nhận thấy được tầm quan trọng của thông tin mà Kế toán quản trị mang lại, sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra đề xuất, giải pháp có thể áp dụng tại trường bao gồm các nội dung sau: - Nêu được vị trí, vai trò của kế toán quản trị trong quản lý, điều hành đơn vị kinh tế. - Thực trạng và việc áp dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng sơn. - Đưa ra một số giải pháp, đề xuất vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng sơn. tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn. - Khách thể nghiên cứu: Vận dụng các nội dung của kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại Truờng Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn. - Thời gian: Các giải pháp được thực hiện trong năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo. I- CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm về kế toán quản trị Kế toán là một quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính cho những người ra quyết định. Hệ thống kế toán là một phần không thể thiếu của bất kỳ một Doanh nghiệp nào. Nó cung cấp thông tin về hoat động tài chính cho cả người quản lý ở bên trong doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì phạm vi cung cấp và phục vụ các thông tin khác nhau, nên kế toán của doanh nghiệp được chia thành kế toán quản trị và kế toán tài chính. Do kế toán quản trị bao hàm nhiều nội dung cần giải quyết để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nên đã xuất hiện những quan điểm về kế toán quản trị đứng trên những lập trường khác nhau. Theo Học viện kế toán quản trị (The Institute of Management Accountants) thì KTQT là việc thiết lập các hoạt động kinh doanh trong nội bộ của đơn vị mà trong đó những nhà quản lý sẽ là người thiết kế, thực hiện để điều hành hệ thống quản lý nội bộ. Việc quản trị này thông qua việc lập kế hoạch, dự toán cũng như kiểm soát để đảm bảo việc ra quyết định được hiệu quả. Theo luật kế toán Việt Nam ngày 17/06/2003 tại khoản 3 điều 4 quy định: Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Như vậy, Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản trị và các cá nhân khác trong một tổ chức. Các tổ chức trong xã hội dù thuộc nhóm nào cũng đều cần thông tin kế toán để hoạt Bảng 1: Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị TT Tiêu chí phân biệt Kế toán tài chính Kế toán quản trị 1 Mục đích sử dụng thông tin Báo cáo tóm tắt kết quả Thông tin sử dụng để hoạt động ra quyết định Chủ yếu là bên ngoài tổ Các nhà quản trị bên 2 Đối tượng sử dụng thông tin chức trong tổ chức 3 Hình thức báo cáo thông tin Được yêu cầu bởi chế Được yêu cầu bởi (Biểu mẫu) độ, chuẩn mực Lãnh đạo tổ chức 4 Tính pháp lý của thông tin Có tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh 5 Nội dung của báo cáo Tổng hợp Chi tiết Thông tin của quá khứ Thông tin mang tính 6 Đặc điểm của thông tin khách quan có thể kiểm linh hoạt, thích hợp (số tra dự toán), hướng về tương lai Báo cáo định kỳ Báo cáo bất kỳ (theo 7 Kỳ báo cáo nhu cầu của Lãnh đạo tổ chức) 1.3. Vai trò của kế toán quản trị trong quản trị, điếu hành đơn vị kinh tế Chức năng của nhà quản trị là ra quyết định , muốn ra quyết định thì rất cần phải có thông tin (căn cứ). Kế toán quản trị chính là nguồn cung cấp thông tin quan trọng và kịp thời nhất. Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin sao cho nhà quản trị có thể nhận được các thông tin hữu ích để phục vụ ra quyết định. Ra quyết định, đây là chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra, đánh giá. Nhà quản lý ở mọi cấp độ trong tổ chức đều phải ra quyết định. Đối với quyết định có tính chiến lược của nhà quản trị cấp cao: Kế toán quản trị cung cấp loại thông tin để hỗ trợ họ xác định các mục tiêu của tổ chức và đánh giá xem các mục tiêu trên thực tế có thể đạt được hay không. Những thông tin này gồm khả năng sinh lời của tổ chức, khả năng sinh lời của từng bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, nhu cầu thiết bị, vốn, v.v... doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định. Dự toán ngân sách của kế toán quản trị là một công cụ hữu hiệu nhất. - Tổ chức thực hiện: Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau về các phương án khác nhau để nhà quản trị có thể xem xét. Cung cấp thông tin thích hợp của kế toán quản trị sẽ hỗ trợ thực hiện tốt chức năng này. - Kiểm tra (kiểm soát ): cung cấp các báo cáo thực hiện (so sánh số liệu thực hiện so với kế hoạch, dự toán; từ đó liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện). Kế toán trách nhiệm của KTQT là công cụ hữu hiệu nhất. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin, và phần lớn thông tin do KTQT cung cấp. Vì vậy, kế toán quản trị phải cung cấp thông tin linh họat, kịp thời và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án được thiết lập để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Chế độ kế toán áp dụng ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Chế độ kế toán đang áp dụng tại Trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn hiện nay là chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo thông tư 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài Chính. Hiện nay, nhu cầu chi tiêu của Trường ngày càng tăng cao, nhất là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ giảng dạy, đào tạo, phải đảm bảo chi lương và các khoản theo lương thường xuyên tăng theo lộ trình của Chính phủ. Trong khi đó, nguồn kinh phí Nhà nước cấp càng ngày càng hạn hẹp và trong tương lai gần có thể sẽ không cấp phát nữa. Do đó, yêu cầu lập dự toán của Trường phải chủ động trên tinh thần nguồn kinh phí được cấp và nguồn thu để thực hiện. Hiện nay, Trường rất chú trọng khi xây dựng dự toán từ chi tiết đến tổng thể để trường sử dụng kinh phí chủ động, có hiệu quả đáp ứng nhiệm vụ hoạt động của đơn vị. Lập dự toán, đây chính là sự vận dụng kế toán quản trị nhằm giúp nhà quản lý đơn vị chủ động trong điều hành nguồn kinh phí của Trường. Để lập được dự toán chính xác căn cứ vào các yếu tố sau: căn cứ vào nguồn kinh phí được Nhà Nước cấp và nguồn thu được để lại; căn cứ vào tình hình thực viên, phí và lệ phí phải nộp, bảo hiểm tài sản, chi tiếp khách và các khoản chi khác của các năm trước để dự toán ước chừng cho năm nay. 2.2. Thực trạng vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Lạng Sơn -Về tổ chức bộ máy Tài chính - kế toán: Bộ máy kế toán hiện tại của trường đã được tổ chức hợp lý, nhưng chưa có bộ phận kế toán quản trị riêng. Công tác kế toán ở trường vẫn tập trung chủ yếu thực hiện kế toán tài chính hành chính sự nghiệp, trong qua trình hạch toán đã có những bước vận dụng kế toán quản trị như: Lập dự toán thu, chi tài chính, phản ánh các khoản thu chi theo từng hoạt động riêng tuy nhiên chưa được áp dụng triệt để, chưa phân tích làm rõ các thông tin, chỉ tiêu, tiêu thức phù hợp với kế toán quản trị, có tiến hành phân tích báo cáo quyết toán nhưng vẫn còn sơ sài, chỉ dừng lại ở việc so sánh chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước hoặc so với dự toán. Việc phân tích nguyên nhân chênh lệch và ứng dụng nó để ra quyết định trong tương lai thì không được thực hiện. Nhà trường chỉ phân loại chi phí theo mục lục ngân sách để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, còn đối với cách phân loại theo những tiêu thức thích hợp phục vụ cho yêu cầu của kế toán quản trị thì chưa thực hiện. Về công tác kiểm tra, kiểm soát đánh giá hoạt động thu, chi so với dự toán đã được nhà trường thực hiện thường xuyên, với hệ thống các báo cáo kế toán phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tại trường do đó trường chưa xảy ra tình trạng sử dụng nguồn kinh phí không có trong dự toán được lập. Nếu có những khoản chi nào vượt mức so với dự toán thì nhà trường sẽ tìm ra nguyên nhân và có hướng điều chỉnh kịp thời. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế vận dụng kế toán quản trị vào quản lý tài chính tại Trường: - Kế toán quản trị đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam còn khá mới mẻ, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cũng như hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong các đơn vị HCSN - Do các báo cáo kế toán quản trị không mang tính bắt buộc - Do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, các Trường công lập hoạt
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ke_toan_quan_tri_trong_quan_l.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kế toán quản trị trong quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm.pdf