Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH BÀI DỰ THI “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh” tại Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành - Đông Hà Đông Hà, ngày 2 thángll năm 2021 II. NỘI DUNG 1. Những căn cứ của việc “ Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh” Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin ở tất cả lĩnh vực đã tác động rất lớn đến giáo dục. Nếu chúng ta không khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông để phục vụ cho hoạt động giáo dục của nhà trường là một sự lạc hậu. Chính vì vậy trong những năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động của ngành cũng như hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện. (Phụ lục các văn bản chỉ đạo) Trên thực tế, ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp dễ dàng trao đổi, cập nhật thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh với nhiều tiện ích khác nhau, là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại 4.0 tại trường học hiện nay. Công nghệ thông tin là phương tiện quan trọng trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục. Điểm mới quan trọng của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đó là “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt”, để đạt được mục tiêu đó thì rất cần đến CNTT. Từ cơ sở thực tiễn và các văn bản chỉ đạo của ngành, nhà trường đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tuyên truyền các hoạt động của nhà trường và phối hợp với phụ huynh để giáo dục học sinh. 2. Các nội dung, biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tại Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành trong thời gian qua. 2.1. Sử dụng và khai thác thường xuyên cổng thông tin điện tử nhằm tuyên truyền các hoạt động ngành, của nhà trường đến phụ huynh và xã hội. Để sử dụng hiệu quả Cổng thông tin, nhà trường đã thực hiện những biện pháp sau đây: - Phân công cán bộ, giáo viên phụ trách Cổng thông tin, kiểm duyệt bài viết và cập nhật thông tin chung của trường. - Xây dựng các thư mục cho mỗi mảng hoạt động của nhà trường, trong đó có thư mục “Dành cho phụ huynh” để phụ huynh dễ dàng theo dõi thông tin. - Thường xuyên cập nhật các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của ngành, các hoạt động giáo dục nổi bật của nhà trường, thông báo... đối với giáo viên, học sinh và phụ huynh. - Nội dung trên cổng thông tin phải mang tính toàn diện mọi hoạt động của nhà trường: Hoạt động chuyên môn; hoạt động liên đội; ngoại khóa, Câu lạc bộ; hoạt động thư viện; hoạt động bán trú; hoạt động của đoàn thể; gương người tốt việc tốt; những thành tích nổi bật... 2.2. Xây dựng trang Facebook của trường để tuyên truyền các hoạt động nổi bật và tổ chức các “Sân chơi”, các “Câu lạc bộ”, các Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Trường xây dựng trang Facebook từ năm học 2016-2017, do Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin đăng tải, phân công giáo viên quản trị viên và biên tập viên đăng tải những thông tin cần thiết, phục vụ cho hoạt động tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh và các tổ chức, cá nhân liên quan. 2.3. Sử dụng ứng dụng Zalo, tin nhắn OTT, email để tiếp nhận những góp ý của phụ huynh đối với nhà trường đồng thời để nhà trường trao đổi thông tin kết quả học tập, rèn luyện của học sinh với phụ huynh. Thực tiễn cho thấy cách liên lạc truyền thống giữa giáo viên và phụ huynh thông qua sổ liên lạc giấy, các cuộc họp phụ huynh định kỳ ít ỏi không còn phù hợp với thời đại 4.0. Thay vào đó, việc tương tác thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, nhận các thông báo qua nhóm zalo, messenger thực sự là cầu nối quan trọng giữa giáo viên chủ nhiệm, giữa nhà trường và phụ huynh. Phụ huynh có thể cập nhật thông tin của học sinh ở trường, có biện pháp giúp đỡ, động viên hay khích lệ kịp thời để học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập. Để công tác phối hợp đạt được hiệu quả cao nhất, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp với gia đình học sinh thông qua nhiều hình thức. Ngoài các 2.4. Khai thác và sử dụng các phần mềm để phục vụ cho công tác quản lý, dạy học và hoạt động giáo dục, xây dựng phòng họp trực tuyến và đẩy mạnh thực hiện các cuộc họp trực tuyến trong điều hành, quản lý, phối hợp. Công nghệ thông tin đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản trị nhà trường, góp phần vào việc cải cách hành chính, giải quyết công việc nhanh, kịp thời ứng phó với những yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh... Trường đã sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý cơ sở vật chất, quản lý thư viện, kiểm định chất lượng, tuyển sinh đầu cấp. Từ năm học 2020-2021, nhà trường đã xây dựng phòng họp trực tuyến và đã khai thác tối đa trong thời gian dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động trực tiếp của nhà trường. Họp phụ huynh lớp, họp Ban đại diện phụ huynh của trường, họp Chi hội trưởng các lớp với giáo viên chủ nhiệm, họp đột xuất để bàn bạc một số nội dung cấp thiết.đã tiết kiệm về thời gian, kinh phí, thuận lợi cho phụ huynh, được phụ huynh đồng tình và đánh giá cao. Một số khoản thu quy định cũng thực hiện nộp qua tài khoản của nhà trường đã tạo thuận lợi cho phụ huynh rất nhiều. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến cũng là một lựa chọn hợp lý trong những tình huống không thể dạy trực tiếp. Giáo viên đã sử dụng các phần mềm Kahoot, Quizzi, Azota, Google form .để hỗ trợ trong giảng dạy. Qua việc dạy học online đã tăng cường sự kết nối giữa nhà trường với phụ huynh, tạo ra cơ hội để phụ huynh hiểu hơn về công việc của giáo viên, quan sát được việc học của con em để cùng đồng hành với học sinh và phối hợp với giáo viên để giúp đỡ con em. Nhiều phụ huynh đã trao đổi với nhà trường cũng như trên các trang cá nhân zalo, facebook của mình với những dòng tâm sự rất xúc động khi được chứng kiến trực tiếp công việc dạy học của giáo viên mỗi ngày, thấy được sự tận tâm, chu đáo của giáo viên, một công việc luôn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo nhưng phải tỉ mỉ, cẩn trọng. Tỷ lệ học sinh học trực tuyến của nhà trường đạt trên 99% (822/834 em tham gia). cách hành chính và chuyển đổi số trong giáo dục. IV. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Đối với ngành - Có sự khen thưởng, động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân có những cách làm hay, hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phối hợp với phụ huynh. - Tổ chức hội thảo, chia sẻ về những kinh nghiệm, giải pháp hay trong toàn ngành. 2. Đối với nhà trường và giáo viên - Mỗi nhà trường phải xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phối hợp với phụ huynh là một giải pháp cần thiết, hiêu quả trong thời địa 4.0 để từ đó có kế hoạch, có chiến lược triển khai tại đơn vị một cách đồng bộ, thường xuyên. - Giáo viên tăng cường kết nối với phụ huynh qua các ứng dụng, thường xuyên trao đổi với phụ huynh để kịp thời phối hợp giáo dục học sinh. 3. Đối với phụ huynh học sinh - Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục học sinh. - Thường xuyên nắm bắt thông tin của nhà trường, của học sinh qua các ứng dụng công nghệ thông tin nhà trường đã triển khai. Đông Hà, ngày 2 tháng 11 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Người ký: Ngô Thị Khuyên Email: ngothikhuyen.th@quangtri.go v.vn Cơ quan: Truong Tiểu học NG Nguyễn Tất Thanh, Thành phố U Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị Thời gian ký: 03.11.2021 08:57:11 +07:00 Ngô Thị Khuyên
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_truyen.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp.pdf