Sáng kiến kinh nghiệm Tư vấn cho học sinh nữ Khối 5 và biện pháp phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ em

doc 18 trang skquanly 25/08/2024 610
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tư vấn cho học sinh nữ Khối 5 và biện pháp phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tư vấn cho học sinh nữ Khối 5 và biện pháp phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ em

Sáng kiến kinh nghiệm Tư vấn cho học sinh nữ Khối 5 và biện pháp phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ em
 Sáng kiến kinh nghiệm- năm học 2017-2018-Người thực hiện: Phạm Thị Thúy- Trường Lê Lợi 1 
 MỤC LỤC
Stt Nội dung Trang
 1 I. Phần mở đầu: 1.Lý do chọn đề tài 3,4
 5
 2.Mục tiêu và nhiệm vụ 5
 3.Đối tượng nghiên cứu 5
 2 4.Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu 5
 5.Phương pháp nghiên cứu 4
 II. Nội dung: 1.Cơ sở lý luận 6
 2.Thực trạng: -Thuận lợi-khó khăn 7
 -Thành công-hạn chế; 8
 - mặt mạnh- mặt yếu
 - Các nguyên nhân và yếu tố tác động 9
 3.Giải pháp- Biện pháp: Mục tiêu của giải pháp 9
 - Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp – 10
 biện pháp
 Một số hình ảnh minh họa
 - Điều kiện thực hiện giải pháp-biện pháp 14
 - Mối quan hệ giữa các giải pháp- biện pháp 14
 3 - Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 15
 đề
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị 16
 III. Kết luận- kiến nghị: Bài học kinh nghiệm 17
 - Kiến nghị
 - Tài liệu tham khảo- Phụ lục 18
 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Stt Nội dung Viết tắt Ghi chú
 1 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN
 2 Ban giám hiệu BGH
 3 Sách giáo khoa SGK
 4 Cán bộ công chức viên chức CBCCVC
 5 Giáo viên chủ nhiệm GVCN
 6 Cơ sở vật chất CSVC
 7 Phong trào PT
 8 Thị trấn TT
 9 Công nghệ thông tin CNTT
10 Ví dụ VD
11 Câu lạc bộ CLB
 Tên đề tài: “Tư vấn cho học sinh nữ khối 5 và biện pháp phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em” Sáng kiến kinh nghiệm- năm học 2017-2018-Người thực hiện: Phạm Thị Thúy- Trường Lê Lợi 3 
tư vấn cho các em học sinh nữ của khối lớp 5. sau đây là những việc làm trong 
nhiều năm qua xin ghi chép lại thành kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp 
về nội dung trên
 SKKN năm nay tôi tham gia Đề tài có tên: “Tư vấn cho học sinh nữ khối 5 
và biện pháp phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ em”. 
 2. Mục tiêu và nhiệm vụ:
 “ Tiên học lễ - Hậu học văn”, đây là câu nói nổi tiếng về phương pháp dạy dỗ 
một con người, muốn con người phát triển toàn diện thì trước hết con người đó 
phải có đức, có đức rồi mới phát triển về kiến thức khoa học, Bác Hồ, vị cha già 
muôn vàn kính yêu của dân tộc ta luôn quan tâm đến việc rèn luyện nhân cách 
cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong một lần nói chuyện với học 
sinh, Bác đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không 
có tài làm việc gì cũng khó.
 Chính vì thế trong nhà trường phải quan tâm : Rèn đức luyện tài cho học 
sinh, muốn rèn đức luyện tài thì trước hết phải quan tâm đến học sinh, giáo dục 
các kỹ năng sống cho các em trong đó có kỹ năng tự bảo vệ mình. 
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh nữ lớp 5, năm học 2017-2018. 
 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
 Thời gian: Năm học 2017-2018 
 Nội dung: Quan tâm đến tâm sinh lý học sinh, nắm bắt những biểu hiện của 
học sinh, chia sẻ những khó khăn các em mắc phải, kể những câu chuyện trong 
sách và từ thực tế, đặc biệt nghe các em tâm sự về mình về người mình quen và 
những khó khăn khi các em mắc phải, chú ý đến những vấn đề tế nhị trong cuộc 
sống.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Tổ chức cho học sinh được chia sẻ những suy nghĩ của mình qua những câu 
chuyện cô kể, qua những việc các em thấy hoặc những thắc mắc các em còn băn 
khoăn
 II. NỘI DUNG:
 1.Cơ sở lý luận:
 Tạp chí CSND - Khái niệm “trẻ em” được nêu trong nhiều văn bản pháp lý 
khác nhau. Theo Luật Trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam thông qua ngày 05/4/2016, “trẻ em” được quy đinh là người dưới 16 
tuổi. Còn Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thì đưa ra khái niệm: “Trẻ 
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ 
em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa 
khác nhau nhưng có thể hiểu, trẻ em là người đang trong độ tuổi phát triển, chưa 
hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, dễ bị tổn thương do các tác động tiêu cực từ 
môi trường xã hội.
 Tên đề tài: “Tư vấn cho học sinh nữ khối 5 và biện pháp phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em” Sáng kiến kinh nghiệm- năm học 2017-2018-Người thực hiện: Phạm Thị Thúy- Trường Lê Lợi 5 
này hoặc không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ hay trị liệu từ phía gia đình và xã 
hội.
 Về mặt thể chất, trẻ em bị xâm hại tình dục có thể chịu tổn thương thể xác 
kéo dài do các bệnh như như HIV/AIDS, viêm gan, lậu, giang mai và những 
bệnh lây lan qua đường tình dục khác Nếu không được chữa trị có thể gây nên 
những vấn đề trong tương lai như có thai ngoài ý muốn, ung thư và tử vong do 
nhiễm trùng nặng. Ngoài ra, trẻ còn có thể chịu những tổn thương thể chất trong 
quá trình phản kháng lại hành vi xâm hại tình dục
 Về mặt tâm lý, trẻ em bị xâm hại tình dục thường sẽ cảm thấy tội lỗi, sợ hãi, 
xấu xa, thất bại, cộc tính..., cho rằng mình là kẻ thất bại và có nguy cơ trở thành 
tội phạm khi trường thành. Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị tâm lý kịp thời 
sau khi bị xâm hại thì rất dễ bị ám ảnh lâu dài và khi lớn lên có thể trở thành 
người đi xâm hại tình dục trẻ em khác. Ngoài ra, trẻ bị xâm hại tình dục khi còn 
nhỏ lớn lên có thể gặp vấn đề về giới tính của mình, nhiều đứa trẻ bị trầm cảm, 
rối loạn nhân cách... Điều đáng ngại là không phải lúc nào trẻ bị xâm hại tình 
dục cũng thể hiện ra bên ngoài những tổn thương về tâm lý mà đôi khi, cơn sang 
chấn tâm lý phải sau nhiều năm mới thể hiện ra. Vì thế phụ huynh thường khó 
phát hiện ra những bất thường của con em mình
 Hơn thế, trẻ bị xâm hại tình dục có thể tiếp tục bị người khác xâm hại trong 
suốt quãng đời còn lại. Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi còn là một đứa trẻ, 
chúng có thể lớn lên và tin rằng tình dục là cách duy nhất để thể hiện cảm xúc và 
sự an toàn. Nghiêm trọng hơn, bị đối xử tồi tệ và bị xâm hại tình dục có thể trở 
thành hình mẫu trong cuộc sống của chúng. Nếu không được hỗ trợ và giúp đỡ 
để có thể hàn gắn từ sự xâm hại, những trẻ em bị xâm hại có thể trở thành những 
người đi xâm hại khi chúng lớn lên.
 Có thể thấy rằng, hậu quả của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là hết sức 
nghiêm trọng đối với bản thân nạn nhân và gia đình, xã hội. Vì vậy, nhằm phòng 
ngừa loại tội phạm này một cách hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả có 
thể xảy ra cho xã hội, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
 Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, 
chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân 
về xâm hại tình dục trẻ em và hậu quả của nó. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp 
luật này phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể, trong đó chú 
trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông vào trong sinh hoạt của thôn, ấp, 
tổ dân phố; trong sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề 
của các tổ chức, đoàn thể các cấp... Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thực hiện 
phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh trong cộng đồng dân 
cư
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp tuyên 
truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động 
xâm hại tình dục và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết. Khi bị xâm hại tình dục, 
 Tên đề tài: “Tư vấn cho học sinh nữ khối 5 và biện pháp phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em” Sáng kiến kinh nghiệm- năm học 2017-2018-Người thực hiện: Phạm Thị Thúy- Trường Lê Lợi 7 
 -Thành công nhất là học sinh tham gia một cách tự nguyện, tự tin, vui vẻ 
chia sẻ và lắng nghe những câu chuyện mà cô giáo kể cho các em
 Từ đó bản thân học sinh nắm bắt được nhiều kiến thức bổ ích đồng thời giáo 
viên cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể trả lời cho các em, 
giáo viên phải dành thời gian cho việc tham khảo, nghiên cứu các kiến thức mà 
các em có yêu cầu.
 Các em theo dõi những bạn tích cực, những bạn có câu hỏi hay để chính các 
em có bài học cho mình. 
 -Hạn chế trong khi tổ chức đó là: Số học sinh tham gia chưa được nhiều, 
mới chỉ dừng lại ở một khối và là học sinh nữ.
 Thời gian của tôi dành cho các em chưa nhiều 
 * Mặt mạnh và mặt yếu:
 Trong quá trình tổ chức một số em tham gia tích cực, nhưng cũng có nhiều 
em còn e dè, ngại ngùng chưa dám bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề trên.
Nhiều giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này nên chưa ủng hộ 
tích cực. 
 * Các nguyên nhân và yếu tố tác động:
 Do nhà trường có nhà phụ trợ nên việc tổ chức học tập cho học sinh thông 
qua các hoạt động ngoại khóa là rất thuận lợi. Các cuộc thi do trường tổ chức 
được phụ huynh và giáo viên nhiệt tình ủng hộ. 
 Vấn đề tế nhị nên các em chưa được ba mẹ chia sẻ và tư vấn nên học sinh 
còn rất ít kiến thức
 3.Giải pháp-Biện pháp:
 * Mục tiêu của giải pháp – biện pháp:
 Khi đưa ra nội dung này tôi hy vọng rất nhiều, bởi những kiến thức, những 
hiện tượng đã được chọ lọc và những tài liệu được cấp phát để tuyên truyền cho 
học sinh. Bản thân chọn lọc các nội dung câu hỏi phù hợp với lứa tuổi, tính giáo 
dục, dễ tìm hiểu để học sinh dễ nhớ, không ôm đồm tham lam quá nhiều dẫn đến 
quá tải đối với các em.
 * Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp- biện pháp: 
 Những quy tắc "vàng" giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục.
 Hành vi xâm hại tình dục có thể là từ việc xam hại bằng lời nói, trêu ghẹo trẻ 
một cách quá đáng, sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với 
bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc 
hậu môn, ép buộc trẻ sờ mó vào cơ thể người lạm dụng Việc lạm dụng tình 
dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả 
những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ 
nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích 
thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em
 Nạn nhân nào dễ bị xâm hại tình dục?
 Tên đề tài: “Tư vấn cho học sinh nữ khối 5 và biện pháp phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em” Sáng kiến kinh nghiệm- năm học 2017-2018-Người thực hiện: Phạm Thị Thúy- Trường Lê Lợi 9 
 Trẻ thường không nói với người lớn khi bị xâm hại vì nhiều lý do và thường 
giữ im lặng về việc bị xâm hại. Vì vậy, hãy quan sát các dấu hiệu, đừng chờ trẻ 
nói ra.
 Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục
 Trẻ thay đổi tâm trạng, thu mình hơn, cáu giận bất thường hay trở nên hung 
hăng; Sợ hãi một người hoặc một nơi đặc biệt nào đó, phản ứng không bình 
thường từ trẻ khi trẻ được hỏi chúng có tiếp xúc đụng chạm với một người nào 
đó không; Đi tiêu, tiểu khó, ra máu; thấy vệt máu trên quần áo trẻ; trẻ ít tắm, sợ 
tắm sợ thay đồ; trẻ khó ngủ, gặp ác mộng và hay tè dầm; trẻ hay vẽ những hình 
vẽ liên quan đến hành vi tình dục; bỗng hiểu rõ bộ phận sinh dục, các hoạt động 
tình dục cũng như các từ ngữ liên quan
 Cách xử trí khi trẻ bị xâm hại tình dục
 Trong trường hợp, phụ huynh phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục, việc đầu tiên 
là cố gắng ngăn chặn hành vi xâm hại và bảo vệ trẻ; đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm 
khám và tư vấn nhằm điều trị thể chất và tâm lý cho trẻ. Đồng thời, phu huynh 
phải báo cơ quan chức năng điều tra để ngặn chặn tình trạng tiếp diễn đối với 
con mình và có thể xảy ra với những trẻ khác. Người có hành vi xâm hại tình dục 
trẻ em, bất kể do mắc bệnh hay là một hoạt động thõa mãn nhất thời, đều được 
luật pháp để tâm và chế tài.
 Cốt lõi của vấn đề là bố mẹ phải tạo được một môi trường tin cậy lẫn 
nhau, quan tâm đến con cái, bình tĩnh trao đổi với trẻ, và đặc biệt cho trẻ biết trẻ 
sẽ không bị bất cứ hình phạt nào khi kể ra với bạn. Điều quan trọng nhất là sự 
nhạy cảm và tinh tế của phụ huynh cảm nhận được những bất thường ở đứa con 
yêu quý của mình.
 Bắt đầu trò chuyện về giới tính khi trẻ 2 tuổi
 Theo các chuyên gia giáo dục giới tính, hãy bắt đầu trò chuyện về giới tính 
khi trẻ 2 tuổi. Điều này nghe có vẻ sớm, nhưng trẻ em dưới 12 tuổi có nguy cơ bị 
xâm hại nhiều nhất khi 4 tuổi. Ngay cả khi trẻ chưa thể nói tốt nhưng ở độ tuổi 
này, trẻ đang trong quá trình tìm hiểu và khám phá những điều xung quanh.
 Hãy cho trẻ biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm 
bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói 
“Không”.
 Khi tắm cho trẻ, hãy nói cho trẻ biết rằng, không một ai có thể được nhìn hay 
chạm vào vùng kín của con, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy 
nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, 
phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý 
của con.
 Cha mẹ hãy giải thích cho trẻ về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và 
"xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của 
những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai 
 Tên đề tài: “Tư vấn cho học sinh nữ khối 5 và biện pháp phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em”

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tu_van_cho_hoc_sinh_nu_khoi_5_va_bien.doc