Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Thư viện trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Thư viện trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Thư viện trường Tiểu học

SKKN : Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Thư viện trường Tiểu học MỤC LỤC Tên nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục đích, nhiệm vụ 3 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 4 2. Thực trạng 5 3. Những giải pháp, biện pháp tiến hành 7 a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7 b.1. Thủ tục sử dụng thư viện đơn giản, thời gian mở cửa hợp lý 7 b.2. Xây dựng vốn tài liệu thân thiện, phù hợp với nhu cầu bạn đọc 7 b.3. Tổ chức tốt hệ thống lưu trữ và tra cứu thông tin 8 b.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 9 b.5. Hình thành môi trường đọc hấp dẫn, tiện nghi 9 b.6. Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện 10 c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp 10 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 11 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 11,12 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm 13 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 13 2. Kiến nghị 14 Tài liệu tham khảo 16 Bùi Thị Duyên - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 1 SKKN : Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Thư viện trường Tiểu học - Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại thư viện trường Tiểu học Trần Phú. 4. Phạm vi nghiên cứu Môi trường đọc của giáo viên và học sinh trường Tiểu học Trần Phú, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk 5. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tài liệu lý luận về ngành thư viện . - Thống kê, phân tích, tổng hợp. - Điều tra bằng phiếu hỏi. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận V.I Lê Nin đã từng nói: “Đánh giá một thư viện tốt hay xấu không phải thư viện đó có bao nhiêu sách quý hiếm mà người quản lý thư viện đó đã phục vụ và lôi cuốn được bao nhiêu người đọc đến với thư viện”. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy khi giá trị của nó được bạn đọc sử dụng, hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách hợp lý. Thư viện trường học thân thiện được hiểu với nghĩa mở về các hình thức tổ chức phong phú và đa dạng để đáp ứng các hoàn cảnh, đáp ứng yếu tố vùng miền, điều kiện cơ sở vật chất khác nhau. Thư viện thân thiện là nơi mang lại cho trẻ em nhiều lợi ích ngoài mục đích đọc sách, tạo cơ hội thuận lợi nhất cho trẻ em phát triển các tiềm năng của mình một cách toàn diện. Đó là không gian học tập đa chức năng với các góc hoạt động khác nhau như: góc đọc, góc nghiên cứu, góc sáng tạo, góc vẽ, góc nghệ thuật Bên cạnh việc xây dựng thư viện thân thiện cũng cần hướng tới việc tạo lập và tổ chức, xây dựng môi trường đọc thân thiện cho các em lứa tuổi thiếu nhi nhằm tạo cơ sở để hình thành thói quen tìm hiểu và thu nhận các kiến thức sâu rộng trong kho tài liệu của thư viện. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi các loại hình giải trí như truyền hình, Internet, các loại trò chơi trực tuyến,... thu hút các em hơn là đọc sách báo thì việc tổ chức và xây dựng môi trường đọc như thế nào để lôi cuốn các em đến với thư viện lại càng trở nên cấp thiết. Mục đích cuối cùng mà thư viện hướng đến là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thư viện nói chung và thư viện trường Tiểu học học Trần Phú nói riêng, tạo môi trường đọc thân thiện là điều kiện thuận lợi để khuyến khích việc đọc. 2. Thực trạng a) Thuận lợi, khó khăn Bùi Thị Duyên - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 3 SKKN : Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Thư viện trường Tiểu học cho học tập; đến nay vốn tài liệu thư viện lên tới 7136 bản (Sách giáo khoa: 294 bản, sách nghiệp vụ: 909 bản, sách tham khảo: 3655 bản, truyện tranh: 2278 bản); ngoài ra còn có 19 loại tranh ảnh, bản đồ; 5 loại báo và tạp chí, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu đọc của cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường - Hạn chế: Hoạt động của thư viện vẫn mang tính chất truyền thống, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật đã cũ, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thư viện, chưa phát huy được hết khả năng của thư viện c. Mặt mạnh, mặt yếu - Mặt mạnh: Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại thư viện trường Tiểu học là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với bất kỳ cơ quan thông tin- thư viện nào với mục tiêu là không ngừng nâng cao khả năng thỏa mãn nhu cầu thông tin của bạn đọc một cách tốt nhất. Tổ chức môi trường đọc thân thiện sẽ giúp cho thư viện hiểu rõ hơn về đối tượng phục vụ của mình, từ đó thư viện sẽ có cơ sở định hướng hoạt động phù hợp vói yêu cầu sử dụng tin của bạn đọc. Bạn đọc và nhu cầu của họ sẽ trở thành cơ sở thiết yếu, định hướng cho hoạt động của thư viện. Môi trường sống và làm việc, những đặc điểm nghề nghiệp lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hóa là những yếu tố ảnh hưởng và quyết định tới việc tổ chức được một môi trường đọc thân thiện của thư viện. - Mặt yếu: Chưa thu hút được lực lượng học sinh tại phân hiệu Buôn Trấp đến với phòng đọc Một số học sinh chưa thường xuyên vào thư viện. d. Nguyên nhân Cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng cho thư viện sạch sẽ, thoáng mát đảm bảo tốt cho công tác phục vụ bạn đọc. Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến công tác thư viện, thiết bị. Nhân viên thư viện tâm huyết với nghề, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Diện tích kho sách trong thư viện còn hẹp gây khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp, phục vụ kho mở, số lượng bàn ghế dành cho bạn đọc đọc tại chỗ không nhiều nên chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của bạn đọc. Bên cạnh đó, trang thiết bị chuyên dùng chưa được trang bị đầy đủ như: chưa có máy hút bụi, máy hút ẩm,gây nhiều trở ngại cho công tác phục vụ bạn đọc. Bùi Thị Duyên - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 5 SKKN : Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Thư viện trường Tiểu học hoạt động dạy và học ở các trường phổ thông. Do đó lãnh đạo trường Tiểu học Trần Phú cần chú trọng đầu tư kinh phí để phát triển nguồn lực thông tin cho Thư viện, cụ thể: - Phát triển vốn tài liệu phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện. - Tăng cường kinh phí cho phát triển vốn tài liệu, kinh phí từ ngân sách 15 triệu/ năm, huy động các nguồn tài trợ từ 2000.000 đến 3 000.000 / năm. - Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn lực thông tin. - Đa dạng hóa loại hình tài liệu: Tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử theo định hướng phát triển thư viện trong thời gian tới. - Bổ sung đầy đủ các loại tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, tài liệu phục vụ chương trình đổi mới giáo dục. - Bổ sung tài liệu về Văn kiện của Đảng, các Văn bản Pháp quy, Nghị quyết của Đảng và nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Bổ sung các loại sách tra cứu, từ điển mới, Bách khoa toàn thư, các tác phẩm kinh điển. - Bổ sung các loại truyện tranh có nội dung ca ngợi những tấm gương hiếu học, những tấm gương đạo đức... Phối hợp với các phong trào, hội thi của nhà trường, Đội, công đoàn để lồng ghép việc tuyên truyền nhằm giới thiệu những cuốn sách, những tài liệu có nội dung phục vụ thiết thực cho việc dạy và học. Trong đợt thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, tôi cũng đã giới thiệu đến các em học sinh những cuốn sách có nội dung về Bác phù hợp với cuộc thi để học sinh có tài liệu tham khảo từ đó lựa chọn cho mình câu chuyện phuc hợp để trình bày trước hội thi. b..3. Tổ chức tốt hệ thống lưu trữ và tra cứu thông tin Tổ chức tốt hệ thống lưu trữ và tra cứu thông tin giúp cho thư viện có thể tạo lập nên các phương tiện kiểm soát thư mục, tạo ra các điểm truy cập và định hướng cho bạn đọc trong việc tra cứu sử dụng vốn tài liệu và thông tin một cách dễ dàng thuận lợi. Vì vậy tại thư viện trường Tiểu học Trần Phú tổ chức tốt hệ thống lưu trữ nhằm giúp cho cán bộ thư viện kiểm soát được vốn tài liệu của thư viện mình, từ đó cán bộ thư viện có thể định hướng trong công tác bổ sung, tổ chức triển lãm, trưng bày giới thiệu sách, biên soạn các thư mục..., giúp bạn đọc dễ dàng tìm thấy những tài liệu mà mình cần. Hiện nay, thư viện trường Tiểu học Trần Phú chỉ có mục lục chữ cái, bạn đọc chỉ có thể tìm tài liệu theo tên tác giả, theo nhan đề, bên cạnh đó thư viện còn có mục lục quay. Hằng năm, tôi biên soạn 2 thư mục đó là thư mục các tài liệu toán và thư mục các tài liệu tiếng Việt, giúp bạn đọc đặc biệt là giáo viên dễ dàng, nhanh chóng tìm được những tài liệu có cùng chủ đề. Trong thời gian tới, Bùi Thị Duyên - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 7 SKKN : Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại Thư viện trường Tiểu học cho bạn đọc có được sự tự do, thoải mái, vui tươi. Đặc biệt bàn ghế thiết kế phù hợp với lứa tuổi từng đối tượng người dùng tin, tạo cho người dùng tin có được môi trường đọc sách hấp dẫn, tiện nghi nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện. Như thế mỗi ngày người dùng tin đến thư viện là một niềm vui, để bạn đọc phát triển những kĩ năng, phương pháp học tập và kĩ năng tìm hiểu, khám phá, sáng tạo trong môi trường đọc thân thiện. Năm học 2014 - 2015, trường Tiểu học Trần Phú có khối lớp 2 học theo Mô hình trường học mới VNEN nên tại mỗi lớp cũng được bố trí một góc thư viện. Với những lớp này, tôi thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm hàng tuần đem sách từ thư viện trường về thư viện từng lớp, sau một tuần giáo viên chủ nhiệm đem số sách mà các em đã đọc trả về thư viện và tiếp tục mượn thêm những cuốn mà các em chưa đọc, chính vì vậy, các em học sinh có cơ hội đọc được nhiều cuốn sách hơn tại phòng đọc thư viện nhà trường và ngay tại góc thư viện của lớp mình. Trong các năm tiếp theo, tôi sẽ tham mưu với lãnh đạo nhà trường nhân rộng “góc thư viện lớp” để các em có điều kiện tiếp xúc với sách báo ngày càng nhiều hơn b.6 Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, là người chọn lựa, bảo quản tài liệu, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định, là nhịp cầu giúp bạn đọc tiếp xúc với tài liệu một cách chính xác và nhanh chóng. Vai trò, tư cách, hoạt động của cán bộ thư viện trong trường phổ thông nói chung và thư viện trường Tiểu học Trần Phú có những nét đặc thù riêng so với các cán bộ thư viện khác. Đối với học sinh tiểu học trường Tiểu học Trần Phú, do sự phát triển tâm lý ở độ tuổi này diễn ra không đồng đều, vận động và phát triển theo quy luật riêng, do vậy bản thân tôi cần phải hiểu được giai đoạn phát triển tâm lý từng lứa tuổi của các em để có những định hướng phù hợp. Tôi là người tham mưu đắc lực với Giám hiệu, đề xuất những ý kiến để xây dựng và kiện toàn thư viện; vận động giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các phong trào của thư viện. Phối hợp tốt với bộ phận chuyên môn và học sinh trong nhà trường để thành lập đội cộng tác viên thư viện nhằm hỗ trợ cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, phục vụ bạn đọc Ngoài ra, bản thân tôi không ngừng học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, tham gia học tập các lớp nâng cao trình độ chuyên môn để làm tốt hơn công tác thư viện của mình c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. Thư viện được trang bị cơ sở vật chất: Máy tính, máy in, mua sắm thêm các loại tài liệu tham khảo. Không gian rộng rãi, mát mẻ, cán bộ thư viện được tham gia các đợt tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp trên tổ chức. Bùi Thị Duyên - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_moi_truong_doc_than_thien_tai.doc