Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hình thức học tập tích cực theo nhóm như thế nào mới có hiệu quả

docx 21 trang skquanly 25/08/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hình thức học tập tích cực theo nhóm như thế nào mới có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hình thức học tập tích cực theo nhóm như thế nào mới có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hình thức học tập tích cực theo nhóm như thế nào mới có hiệu quả
 1
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
 Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật thu hút rất nhiều học sinh, vì vậy 
phong trào học Mĩ thuật ngày một đổi mới đa dạng, phong phú và sôi nổi, hầu 
hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý hơn. Tất 
cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật.Vì vậy không ít giáo 
viên chuyên Mĩ thuật, học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng. Bác Hồ kính 
yêu của chúng ta cũng đã từng nói“... Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp 
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các 
cường quốc năm châu được hay không , chính là nhờ một phần lớn ở công học 
tập của các em...”. Đó là niềm tin tưởng, hi vọng của Bác và cũng chính là lời 
dạy của Bác đối với thế hệ trẻ để tiếp nối sự nghiệp đất nước. Những chủ nhân 
của thế kỉ mới phải là những con người thông minh, tự chủ, năng động, sáng tạo, 
có ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh ... Con người của văn 
hóa thời đại không chỉ giỏi một lĩnh vực mà phải là một con người toàn diện: Có 
năng lực chuyên môn giỏi, có sức khỏe tốt, am hiểu văn hóa nghệ thuật ... 
 Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học, công nghệ thì 
giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển về mọi mặt: Đức -Trí - Thể - 
Mĩ Hòa trong xu thế phát triển của toàn thế giới Việt Nam đang tiến nhanh trên 
con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thành công công 
cuộc đó, phát triển giáo dục là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó 
tác động rất lớn đến các lĩnh vực khác.Và để có được một nền giáo dục phát triển 
toàn diện thì việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là rất quan trọng. Chính vì thế, 
việc đưa môn Mĩ thuật trở thành một trong những môn học bắt buộc trong nhà 
trường tiểu học là rất cần thiết. Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ 
thuật, nhằm giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh và hình thành một số yếu tố cơ 
bản của giáo dục, giúp học sinh phát huy năng khiếu sẵn có của tuổi thơ. 
 Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong sự sáng tạo của học sinh 
đồng thời giúp các em phát triển nhân cách và các năng lực xã hội. Việc tổ chức 
dạy học cho các em thông qua các hoạt động của từng chủ đề sẽ hình thành và 
phát huy được năng khiếu thẩm mỹ cũng như thị hiếu thẩm mỹ của học sinh từ 
đó tạo được sự hứng thú và sáng tạo cho các em.
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên đóng vai trò là người thúc đẩy việc dạy 
học Mĩ thuật, giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp 
nhiều kỹ thuật, phương pháp nhằm nâng cao kỹ năng vốn có của học sinh ở từng 
đối tượng khác nhau. Việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học tích cực ở 3
 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỐI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.Cơ sở lí luận
 Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, do vậy việc đào 
tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Những năm 
qua giáo dục thẩm mỹ đã trở thành môn học trong chương trình giáo dục phổ 
thông, là một môn học độc lập, môn Mĩ thuật có mục tiêu chương trình sách 
giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo 
chuẩn theo quy định, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, 
đánh giá một cách nghiêm túc. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật tiểu học nhằm đảm 
bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về cái đẹp 
của nền Mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học 
có hiệu quả cao hơn ở các môn học khác.
 Ngoài việc giáo dục về kiến thức, các đề tài trong môn học đã góp phần 
phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức làm cho con người đồng hóa được những giá 
trị đó để có được một trình độ văn hoá cao, một nhân cách hài hoà. Như chúng 
ta đã biết mục tiêu của việc giáo dục Mĩ thuật trong nhà trường chủ yếu không 
phải là dạy kỹ năng vẽ, mà thông qua dạy vẽ để giáo dục cho học sinh cảm nhận 
cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. 
Vậy làm sao để tiết học Mĩ thuật trở nên lôi cuốn hấp dẫn, trong khi phụ huynh 
và học sinh chưa thực sự quan tâm nhiều đến môn học này. Đặc biệt ở độ tuổi 
lớp 3 các em phát triển mới về tư duy. Hình ảnh tưởng tượng của các em còn 
đơn giản, hay thay đổi do năng lực tư duy hạn chế. Các em luôn hiếu động ham 
chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Các em có thể nhớ rất nhanh và 
thích làm những gì mình thích, nhưng lại mau quên, khó tập trung vào việc học. 
Tâm lý của các em là thích được khen hơn chê, cho nên khi các em được thầy cô 
khen, bạn bè quý mến các em rất thích Ở lứa tuổi này nhiều em còn tự ti trong 
quá trình giao tiếp, ngại chia sẻ, rụt rè trong các hoạt động học tập, đặc biệt là 
hoạt động nhóm.Vì vậy việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lý nói trên rất có lợi 
cho việc dạy Mĩ thuật giúp cho giáo viên có thể sử dụng những phương pháp, 
phương tiện thích hợp trong việc giảng dạy. Từ đó rèn luyện sự tự tin cho các 
em trong quá trình học tập để phát huy tốt nhất năng lực và phẩm chất của học 
sinh trong môn Mĩ Thuật. 
 Là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi này các em bước 
đầu được tiếp xúc với nghệ thuật, tuy không phải dễ nhưng cũng không phải quá 
khó khăn. Dễ ở chỗ nghệ thuật không phải là những con số hay định lý toán học 
nên không có đáp án cụ thể nên đối với nghề dạy học đã đòi hỏi tính nghệ thuật 
rồi thì dạy nghệ thuật càng đòi hỏi tính nghệ thuật cao hơn. Phải làm sao để học 5
 2. Khó khăn:
 Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài vẽ 
còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức. Trong quá trình học tập một số 
em chưa tích cực còn ỷ lại trong học việc nhóm, trong thuyết trình thì còn rụt rè 
và chưa chịu khó sưu tầm tư liệu phục vụ cho môn học, thiếu sự sáng tạo riêng 
thường chỉ nhìn vào tranh mẫu có sẵn để vẽ lại nên bài vẽ thiếu phong phú, thiếu 
sinh động, thiếu đi yếu tố tạo nét riêng, nổi bật trong bài vẽ của mình.
 Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như: Đồ dùng dạy học cho 
môn Mĩ thuật còn thiếu, phòng chức năng riêng còn thiếu ...Vì thế ảnh hưởng 
khá lớn đến kết quả giảng dạy - học tập của giáo viên và học sinh. Các giờ học 
ngoại khóa cũng không được thực hiện do điều kiện thời gian, do tính an toàn 
của học sinh...
 Chính vì những lý do trên nên việc học Mĩ thuật ở lớp 3 còn hạn chế. Trong 
tiết học theo chủ đề nhiều em chưa hoàn thành được bài 
 Qua tiến hành khảo sát học sinh lớp 3A2 về khả năng vẽ tranh theo chủ đề 
đầu năm, có kết quả như sau:
 Trong 2 tuần đầu, trước khi áp dụng sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát HS 
lớp 3A2 của khối 3 và thu được kết quả như sau:
 Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 học sinh SL % SL % SL %
 35 3 8,6 8 22,8 24 68,6
 Dựa vào kết quả khảo sát, tôi nhận thấy:
 - Học sinh học sách mới theo hướng tích cực hơn nên các em còn bỡ ngỡ. 
 - Phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học môn Mĩ thuật của 
con mình.
 - Học sinh còn có thói quen chờ bạn bè, thầy cô làm thay, nên không có ý 
thức học bài. 
 - Học sinh và giáo viên chỉ lo tạo sản phẩm , ít chú trọng khâu tìm hiểu 
sáng tạo cái mới lạ.
 - Đa số học sinh không hiểu bài, chưa thực sự yêu thích môn học.
 Dưới đây là một số giải pháp thay thế một phần của giải pháp cũ đã được 
thực hiện và đem lại hiệu quả dạy học cao hơn. 7
mỗi ngày phải vẽ ít nhất một dáng (Người,vật, cây cối,...) sau một tuần đến tiết 
của tôi thì yêu cầu học sinh đem bài kí họa cho tôi kiểm tra, để động viên khích 
lệ việc kí họa của các em, tôi thường xuyên hướng dẫn, khen ngợi, cho học sinh 
trải nghiệm, kiểm tra và nhận xét để các em hứng thú hơn, yêu thích việc học và 
hăng say với môn học cũng như với việc sáng tạo nghệ thuật. Tôi thiết nghĩ rằng 
không có học sinh nào không yêu cái đẹp, cũng như không có học sinh không 
thích cảm nhận cái đẹp mà các em chưa biết cách để cảm nhận cũng như thể 
hiện tình yêu của mình mà thôi. Vì vậy việc cho các em chơi trò chơi kết hợp 
với học tập, thực hành, sáng tạo và được trải nghiệm bằng các bài kí họa là rất 
hữu ích và cần thiết.
 H
 Hình ảnh Học sinh ký họa theo nhóm tại sân trường
 Ví dụ: Khi dạy Chủ đề: Trường em. Bài 2. Những người bạn thân thiện 
(trang 10, 11,12) Mĩ thuật 3 bộ sách Chân trời sáng tạo bản 1.Tôi gợi ý cho học 
sinh một số câu hỏi như:
 + Em định vẽ gì ở đề tài này? 
 + Hình ảnh nào em thích nhất? 
 + Đặc điểm nào giúp em nhận biết các bạn đang đi chơi, đang đi học? (Đi 
học mặc trang phục học sinh, đeo cặp,....)
 +Trong đề tài Trường em, em vẽ hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ?
(Hình ảnh các bạn học sinh là chính, khung cảnh xung quanh là phụ)
 + Có thể gọi một vài em lên bảng để mô tả lại hình dáng của hoạt động đó.
(Hình dáng đi, đứng, nhảy,..)
 Trong đề tài này tôi chú trọng hướng dẫn thêm về tình cảm gần gũi giữa 
bạn bè, thầy cô, trường lớp bằng những gợi ý đơn giản.
 +Em hãy chia sẻ về người bạn em yêu quý.
 +Tên của bạn. 9
 * Đối với nhóm học sinh trung bình
 Tâm lý các em này ngại thể hiện, các em nghĩ biết tự trả lời là được, không 
hăng hái cũng như phát biểu thì sợ sai. Giáo viên cần khuyến khích, tuyên dương, 
khen, để các em mạnh dạn hơn. Ngoài ra tôi cho các em tham gia đóng vai nhân vật 
trong giờ học để lôi cuốn các em hơn. 
 * Đối với nhóm học sinh khá và giỏi
 Tâm lý các em thường thích bộc lộ, tự tin hăng hái phát biểu . Giáo viên cần 
đòi hỏi các em ở mức độ cao hơn trong trả lời câu hỏi và tạo sản phẩm. Lấy các em 
làm nhân tố tích cực từ đó phát triển, khích lệ thêm các em khác.
 3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
 Tạo điều kiện tối đa để các em tự tin, chủ động, phấn đấu đạt được kết qủa 
tốt trong môn học Mĩ thuật thì việc học tích cực, học nhóm và làm việc nhóm, 
chia sẻ, giao tiếp rèn luyện sự mạnh dạn, trong tiết học là điều tất yếu.
 Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển 
từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú 
trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của 
người học. 
 Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và 
đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính tích cực, tự 
lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của 
người học. Rèn luyện cho học sinh sự tự tin trong học tập cũng như trong cuộc 
sống. Sử dụng phương pháp gợi mở cùng với các kỹ thuật dạy học tích cực như: 
Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não, kỹ thuật khăn trài bàn, kỹ thuật trò 
chơi,... kết hợp với đồ dùng trực quan khi hướng dẫn học sinh sẽ đạt hiệu quả tốt 
hơn.Vận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả cao trong 
giảng dạy cũng như là kết quả học tập của học sinh. Luôn tạo ra bầu không khí 
nhẹ nhàng, thoải mái, khen ngợi những ưu điểm của các em để các em có niềm 
tin và hứng thú học tập. 
 Ví dụ:Chủ đề “Khu vườn nhỏ”. Bài 1:Cây trong vườn (trang 50) sách Chân 
trời sáng tạo bản 1.Ở bài này có thể áp dụng các kỹ thuật dạy học chơi trò chơi 
đoán các loại cây từ video.
 + Sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ kết hợp với phỏng vấn, vấn đáp 
 + Sử dụng cách tạo mô hình bằng các chất liệu có sẵn để tạo kho hình ảnh cây.
 Ví dụ:Chủ đề “Góc học tập của em”. Bài 1: Chậu hoa xinh xắn. Chân trời 
sáng tạo bản 1 (trang 38)
 Giáo viên cho học sinh.
 + Quan sát và chia sẻ hình dáng màu sắc của các chậu hoa và hoa lá

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hinh_thuc_hoc_tap_tich_cuc_the.docx