Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Ngân Sơn

docx 22 trang skquanly 25/08/2024 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Ngân Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Ngân Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Ngân Sơn
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 
 NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÂN SƠN
 A. PHẦN MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài:
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL) là một trong hai hoạt động 
quan trọng (dạy học trên lớp, hoạt động giáo dục NGLL), là bộ phận hợp thành 
của quá trình giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà 
trường.
 Mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL là giúp học sinh:
 - Củng cố và mở rộng những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được qua 
các môn học ở trên lớp ; biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; 
bổ sung thêm vốn kinh nghiệm trong cuộc sống tập thể ở nhà trường, gia đình và 
ngoài xã hội.
 - Rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm nâng cao năng lực tổ chức 
và điều khiển hoạt động tập thể.
 - Góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hằng ngày, 
có ý thức tham gia hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, cùng với việc triển khai thay sách giáo 
khoa lớp 1, chương trình hoạt động giáo dục NGLL cũng được triển khai cho học 
sinh tiểu học. Điểm mới của chương trình này so với chương trình trước đây là 
đã xây dựng được chương trình hoạt động giáo dục NGLL, cụ thể hoá phần tự 
chọn cho học sinh và cho nhà trường, đồng thời cũng xây dựng được tiêu chí đánh 
giá kết quả hoạt động của học sinh. Điều này tạo cơ sở cho sự quản lý, chỉ đạo 
thống nhất từ Bộ - Sở - Phòng giáo dục đến các trường học, có cơ sở đánh giá 
khách quan kết quả hoạt động của học sinh.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Đề tài này được tiến hành nhằm tìm hiểu, tổng kết những biện pháp tổ chức 
tốt các hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học, từ đó bổ sung nội dung tổ 
chức các hoạt động giáo dục NGLL,góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo 
dục NGLL ở trường tiểu học. - Học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5.
 + Địa bàn điều tra: các lớp học ở trường tiểu học Ngân Sơn.
 + Nội dung điều tra:
 - Nhận thức về vai trò, tác dụng và tầm quan trọng của HĐGDNGLL.
 - Những biện pháp cụ thể mà nhà trường đã tiến hành để tổ chức 
HĐGDNGLL.
 - Đánh giá về ưu, nhược điểm của những biện pháp đã áp dụng.
 - Những ý kiến đề xuất nhằm thực hiện tốt HĐGDNGLL.
 * Các loại phiếu điều tra đối với GVCN lớp nhằm tìm hiểu:
 + Nhận thức về HĐGDNGLL.
 + Việc thực hiện HĐGDNGLL ở lớp chủ nhiệm.
 + Đánh giá về ưu, nhược điểm trong việc tổ chức.
 + Những ý kiến đề xuất.
 * Các phiếu điều tra đối với học sinh nhằm tìm hiểu:
 + Hứng thú của HS đối với những HĐGDNGLL do nhà trường tổ 
chức.
 + Ý kiến đề nghị của HS về việc tổ chức HĐGDNGLL.
 - Phương pháp trò chuyện:trò chuyện với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 
giáo viên chủ nhiệm lớp, với học sinh tiểu học để bổ sung thông tin cho phương 
pháp điều tra.
 - Phương pháp quan sát: một số HĐGDNGLL ở Nhà trường để bổ sung thông 
tin cho phương pháp điều tra.
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thu thập, nghiên cứu các kế 
hoạch và văn bản liên quan đến HĐGDNGLL ở trường tiểu học Ngân Sơn.
 sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ 
bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Điều 27, mục 2, 
chương 2, Luật Giáo dục),
 Như vậy hoạt động gíáo dục NGLL có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động 
giáo dục của học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo 
dục trẻ em một cách toàn diện chứ không phải là hoạt động “phụ khoá” trong nhà 
trường Tiểu học. Hoạt động giáo dục NGLL là cầu nối tạo nên mối quan hệ hai 
chiều giữa nhà trường và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò tích 
cực đối với xã hội và ngược lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia phát 
triển nhà trường và giáo dục học sinh. Nó còn là một trong những kế hoạch đào 
tạo, giáo dục của nhà trường được quy định trong Điều lệ trường Tiểu học.
 Thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học Ngân Sơn chúng 
tôi đã củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản về văn hoá - khoa học kĩ thuật 
cho học sinh, trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tài năng, xu hướng nghề 
nghiệp cho học sinh để 
học sinh có niềm tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức ; tạo điều kiện 
cho học sinh hòa nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kĩ năng 
giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân và tập thể ; phát 
huy vai trò của nhà trường với đời sống xã hội, tạo điều kiện để các lực lượng 
ngoài xã hội cùng tham gia giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường.
 2. Những khó khăn trong thực tiễn khi tổ chức các hoạt động giáo dục 
NGLL:
 Trong thực tiễn, ở trường tiểu học Ngân Sơn mặc dù đã triển khai hoạt động giáo 
dục NGLL khá lâu song tôi nhận thấy nhà trường và học sinh vẫn còn bỡ ngỡ 
trong các hoạt động NGLL ; việc tổ chức và thực hiện các hoạt động NGLL vẫn 
còn bất cập. Tổng phụ trách Đội là giáo viên kiêm nhiệm, một bộ phận giáo viên 
chỉ chú trọng đến hoạt động dạy trên lớp và coi hoạt động giáo dục NGLL là một 
hoạt động “phụ khoá” trong nhà trường. Từ đó dẫn đến việc khai thác, kết hợp 
các lực lượng giáo dục ; việc tạo ra các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất 
phục vụ cho hoạt động này còn nhiều hạn chế, gặp hiều khó khăn, chưa được phụ 
huynh học sinh, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương quan tâm đúng 
mức.
 Trong thời gian chính thức được mang tên Trường tiểu học Ngân Sơn thì cơ sở 
vật chất của trường được Ủy ban nhân dân huyện Tuy An và Ủy ban nhân dân 
Thị trấn Chí Thạnh đầu tư kinh phí tu sửa, xây dựng lại 06 phòng học cấp 04 và 
08 phòng học cấp 03 (Trường tầng). Tạo ngôi trường khang trang, thoáng mát 
đáp ứng tốt mọi nhu cầu về giảng dạy, học tập và nâng cao hiệu quả giáo dục đào 
tạo của Nhà trường.
 Các phòng chức năng tuy chưa hoàn chỉnh nhưng đã được nhà trường trang 
bị và đã tạo được điều kiện cho giáo viên, học sinh hoạt động bước đầu có hiệu 
quả song trang thiết bị vẫn còn sơ sài, lạc hậu gây khó khăn cho các hoạt động 
NGLL.
 Trường có 3 điểm trường Ngân Sơn, Chí Đức, Long Đức cánh nhau 7 - 10km 
nên việc tổ chức, triển khai các hoạt động NGLL chưa được đồng 
loạt và còn gặp rất nhiều bất cập.
 Sân chơi, bãi tập chưa đảm bảo, chưa có cây xanh bóng mát rộng rãi, chưa đảm 
bảo yêu cầu vui chơi, luyện tập thể dục thể thao cho học sinh. Có một bia tưởng 
niệm “Vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh” phục vụ việc học tập, tìm hiểu của 
học sinh.
 Tuy những cơ sở vật chất trên mới được xây dựng, mua sắm, bổ sung song đã 
góp phần tăng cường thúc đẩy chất lượng hoạt động giáo dục NGLL một cách 
thiết thực và có tiến bộ rõ rệt.
 * Về học sinh:
 Năm học 2010 - 2011 trường có 14 lớp với 258 học sinh, trong đó:
- Khối 1 có 3 lớp với : 53 học sinh.
- Khối 2 có 3 lớp với : 57 học sinh.
- Khối 3 có 3 lớp với : 52 học sinh.
- Khối 4 có 3 lớp với : 48 học sinh.
- Khối 5 có 2 lớp với : 48 học sinh.
 Phần lớn học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức vươn lên trong học tập, ưa hoạt động 
và thích được hoạt động.
 * Về giáo viên: Chương 3: Biện pháp chính nhằm thực hiện tốt HĐGDNGLL ở trường tiểu 
 học Ngân Sơn
 1. Những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên 
và học sinh về hoạt động NGLL: 
 Là người Tổng phụ trách Đội trong nhà trường tôi luôn trăn trở: mình phải làm 
gì, làm như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL nói chung 
và hoạt động giữa giờ, hoạt động thể thao nói riêng ?
 Muốn nâng cao chất lượng hoạt động NGLL thì trước hết phải có 
những tác động làm cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ vai trò vị trí 
của hoạt động NGLL để từ đó tích cực tham gia vào hoạt động này. Xác định như 
vậy nên ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học mới, tôi đã cùng với các đồng 
chí trong Ban giám hiệu nhà trường suy nghĩ, tìm mọi biện pháp nâng cao nhận 
thức của giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục NGLL. Ban giám hiệu nhà 
trường đã thống nhất đề ra những yêu cầu trong công tác tổ chức hoạt động giáo 
dục NGLL. 
 * Đó là:
 - Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào điều 
kiện hoàn cảnh của nhà trường, hiệu trưởng lên kế hoạch và lịch hoạt động trong 
toàn trường. Trong kế hoạch phải xác định rõ được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ 
cụ thể chỉ tiêu phấn đấu và định hướng hoạt động. Bên cạnh đó tôi còn tuyên 
truyền để mọi người hiểu rõ: Chất lượng dạy học là một quá trình toàn diện, nó 
không chỉ đánh giá xếp loại về mặt trí dục mà còn được đánh giá xếp loại căn cứ 
vào hoạt động giáo dục NGLL.
 - Các chỉ tiêu, biện pháp và yêu cầu của hoạt động giáo dục NGLL được thông 
qua toàn thể cán bộ, giáo viên để tập thể bàn bạc, thống nhất ; qua đó giúp cho 
cán bộ, giáo viên thấy được trách nhiệm, vai trò của từng tổ khối, từng thành viên 
trong nhà trường với việc rèn luyện và tổ chức vui chơi lành mạnh cho học sinh. 
 - Yêu cầu giáo viên phải thực hiện nghiêm túc giờ thể dục chính khoá và việc tập 
luyện thể dục thể thao ở trái buổi. Qua việc học tập rèn luyện đó, giáo viên và học 
sinh thấy được việc học tập rèn luyện đã có tác dụng xúc tiến quá trình phát triển 
toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể ; nâng cao năng lực hoạt động: nhanh 
nhẹn, khéo léo, nâng dần khả năng thích ứng của cơ thể góp phần tăng cường sức 
khoẻ, chống đỡ bệnh tật. 
 Trong khi tổ chức triển khai mỗi hoạt động, tôi đều mở rộng, phát huy tính dân 
chủ để khuyến khích giáo viên, học sinh cùng sáng tạo, tìm ra những cách làm 
sinh động mang tính khả thi đồng thời dựa vào thực tế hoạt động cho phù hợp với 2.3. Xây dựng kế hoạch tuần: được thể hiện chi tiết hơn về ngày, tháng, 
công việc. 
 Kế hoạch này có thể thông báo cho giáo viên và học sinh biết trước trong 
buổi sinh hoạt cuối tuần hoặc tiết chào cờ đầu tuần.
 Trong suốt năm học, kế hoạch và lịch hoạt động được sắp xếp theo nền nếp cụ 
thể hàng ngày trong tuần: 
 * Kế hoạch hoạt động giữa giờ:
 Buổi 2 3 4 5 6
 Thứ
 Múa hát Thể dục Múa hát Thể dục, Múa hát tập 
 tập thể giữa giờ tập thể vui chơi thể, vui chơi
 Buổi sáng
 Múa hát Thể dục, Múa hát Thể dục, Múa hát tập 
 tập thể vui chơi tập thể vui chơi thể, vui chơi
 Buổi chiều
 Theo kế hoạch, đảm bảo 100% học sinh nắm vững bài thể dục giữa giờ và 
4 bài hát múa tập thể.
 Trong giờ ra chơi giữa buổi, cùng với việc tổ chức cho học sinh tham gia tập thể 
dục giữa giờ hoặc múa hát tập thể còn xen kẽ tổ chức cho các em chơi các trò 
chơi dân gian quy định hoặc tham gia lao động vệ sinh với phong trào “Tiếng 
trống sạch trường”, “5 phút sạch sân trường”.
 Căn cứ vào kế hoạch tổng thể của nhà trường, việc tập luyện thể dục thể 
thao cũng
lên kế hoạch tập luyện cụ thể, rõ ràng.
 Buổi chiều Khối lớp Môn Người phụ trách
 2 1 Cờ vua Bùi Kim Lang + Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian lành mạnh.
 Các hoạt động này được tổ chức ngay trên sân trường, cách thức theo đơn vị lớp 
hoặc toàn trường.
 - Trong các buổi hoạt động giữa giờ, cùng với bài thể dục tay không còn tổ chức 
các bài thể dục nhiệp điệu Aerobic được tập luyện để đồng diễn phục vụ các ngày 
lễ lớn.
 Bản thân tôi là Tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có trách 
nhiệm hướng dẫn, uốn nắn, sửa chữa những sai sót cho học sinh tập đúng, tập 
đẹp. Trong tập luyện có những nòng cốt là cán sự lớp, những học sinh có năng 
lực sở trường làm phụ trợ ở những tuần đầu, tôi xếp đội hình các em lớp 4, 5 xen 
kẽ lớp 1, 2 để các em lớp lớn hướng dẫn thêm cho các em lớp nhỏ.
- Các buổi sinh hoạt văn nghệ múa hát tập thể được sự khổ công và tận lực của tất
cả mọi người. Các bài múa tập thể quy định trong năm học đều được tôi trực tiếp 
đi tiếp thu về triển khai, hướng dẫn tới giáo viên và chọn dạy một đội học sinh 
làm mẫu sau đó mới triển khai tới học sinh toàn trường. Sau khi các em đã nắm 
chắc và thành thạo các động tác mới cho các em thực hành trên nền nhạc. Làm 
như vậy, khi luyện tập, các em vừa được quan sát mẫu trực tiếp vừa được hướng 
dẫn của tôi vừa được giáo viên chỉ bảo nên tiếp thu nhanh và đạt hiệu quả cao.
 Các hoạt động vui chơi: Trò chơi thể thao, trò chơi trí tuệ, trò chơi dân gian được 
tổ chức đều đặn như: đá cầu, nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, u quạ Các trò chơi 
này mang tính tập thể cao, luôn được thay đổi dưới nhiều hình thức đa dạng phong 
phú được triển khai theo từng nhóm, lớp.
 - Các hoạt động giữa giờ ra chơi thường xuyên có sự giám sát của Ban giám hiệu, 
Tổng phụ trách Đội, Đội sao đỏ. Sau mỗi buổi tập, lớp trực tuần và Tổng phụ 
trách đều nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời. 
 Mỗi lần tổ chức triển khai các hoạt động, chúng tôi đều họp rút kinh nghiệm để 
có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Sau mỗi buổi hoạt động có đánh giá hoạt động 
của từng lớp công khai trên bảng tin của nhà trường và cuối tuần, cuối tháng đều 
xếp loại thi đua về hoạt động giữa giờ ra chơi giữa các lớp. 
 - Hoạt động ra chơi giữa giờ đã thực sự lôi cuốn, thu hút 100% học sinh trường 
tôi tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Những nội dung hoạt động được tổ chức 
đa dạng phong phú hấp dẫn, sát thực với học sinh, phát huy khả năng tìm tòi học 
hỏi của học sinh, giúp học sinh tự trau dồi chủ động sáng tạo sau khi tham gia các 
hoạt động. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_giao_duc_ngoai_g.docx