Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường THCS DTNT huyện Long Phú
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường THCS DTNT huyện Long Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường THCS DTNT huyện Long Phú
Phần 1. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Mỗi người là thành viên quan trọng nhất trong xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Con người muốn có sức khỏe tốt thì công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phải được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Phần 1. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Mỗi người là thành viên quan trọng nhất trong xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Con người muốn có sức khỏe tốt thì công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phải được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Để có một thế hệ kế cận có đầy đủ năng lực trí tuệ và sức khỏe để cống hiến cho xã hội, thì nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho học sinh là một trách nhiệm lớn của ngành giáo dục. Nhưng thực tế hiện nay công tác này vẫn đang là vấn đề bất cập, chưa thực sự được sự quan tâm đầu tư, hướng dẫn cụ thể theo một trình tự nhất định cả về chuyên môn lẫn cách thức thực hiện. Tuy nhiên với thực trạng ở nước ta hiện nay tình hình bệnh tật học đường ngày càng gia tăng như các bệnh lây nhiễm, Bệnh giun sán, bệnh sâu răng, bệnh đau mắt hột, bệnh đau mắt đỏ, bệnh Tai – Mũi - Họng, Bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da và một số tật trong trường học đang ở mức báo động, đây là vấn đề bức xúc gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục và là vấn đề nóng mà xã hội rất quan tâm. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra đề xuất “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN LONG PHÚ” làm sáng kiến kinh nghiệm để nghiên cứu trong năm học 2016 - 2017 2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Ở trường THCS DTNT huyện Long Phú trong những năm qua công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm. Đứng trước thực trạng tình hình sức khỏe học sinh nội trú nói chung và học sinh các cấp nói riêng thì bệnh tật có thể bùng phát thành ổ dịch vì sự tập trung đông người trong một không gian hẹp hay do vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân không tốt, mất vệ sinh trong an toàn thực phẩm, mất vệ sinh trong học đường 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Phần 2. Nội dung 1. Cơ sở lý luận Một định nghĩa hoàn chỉnh về sức khỏe đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra trong bản Tuyên ngôn Alma- Ata năm 1982 như sau: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe học đường bao gồm: - Yếu tố môi trường: Môi trường tự nhiên, xã hội mà con người sống trong đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Bệnh tật có thể phát sinh, phát triển trong điều kiện môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, môi trường xã hội không lành mạnh. Các tác nhân vi sinh vật, vật lí, hóa học, văn hóa, kinh tế -xã hội - Yếu tố lối sống: Thói quen sinh hoạt không ngăn nắp, không gọn gàn, giữ vệ sinh cá nhân không tốt là nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, tật. - Yếu tố kinh tế: Điều kiện kinh tế không tốt, cuộc sống nghèo khó, thiếu ăn thiếu mặc thì bệnh, tật dể bùng phát. -Yếu tố vệ sinh chung: Những nơi điều kiện vệ sinh chung không tốt, vệ sinh học đường không được quan tâm thì dể lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, hoặc các loại tật gia tăng. 2. Cơ sở thực tiễn Căn cứ thông tư số: 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT, ngày 01/03/2000 của liên bộ Y tế - GD&ĐT về quy định nhiệm vụ y tế trường học. Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ phương hướng nhiệm vụ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh của nhà trường. Căn cứ thực trạng nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe học sinh trong năm 2016 - 2017: Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh học đường thì nguy cơ nhiễm các bệnh dịch như Cúm, Tiêu chảy, đau Mắt đỏ trong trường học là rất cao. Đối với trường THCS DTNT huyện Long Phú là một loại hình trường chuyên biệt thực hiện nhiệm vụ nuôi và dạy con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trong những năm qua làm công tác chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Long Loại III: loại gồm những học sinh có thể lực yếu, mắc một hay nhiều bệnh/tật đáng kể hay hen phế quản, tim bẩm sinh, bệnh khuyết tật, suy dinh dưỡngnhóm này là nhóm sức khỏe kém hay còn gọi là nhóm sức khỏe loại C. Trong năm 2016 – 2017 học sinh toàn trường THCS DTNT huyện Long Phú là 266 em không có học sinh sức khỏe loại C Dựa vào phân loại học sinh ngay từ đầu năm bản thân tôi sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục phòng ngừa và kết hợp với phụ huynh học sinh điều trị sao cho tất cả học sinh đều có sức khỏe tốt an tâm học tập tại trường Kết hợp với bộ pận y tế, Ban quản sinh, giáo viên chủ nhiệm chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh, hướng dẫn giáo dục nền nếp vệ sinh, ăn ở hàng ngày, hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rèn kỹ năng sống, chăm lo khám chữa bệnh khi ốm đau bệnh tật, những công việc này là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, giáo dục và rèn luyện học sinh ở trường nội trú. Thực hiện tham gia đầy đủ các chế độ Bảo hiểm cho học sinh như BHYT, BHTN, dự trù kinh phí mua thuốc thiết yếu, dụng cụ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đối với cơ sở vật chất của nhà trường tôi thường xuyên kiểm tra nếu có hư hỏng thì đề xuất với lãnh đạo về công tác sửa chữa nhất là đèn thắp sáng, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, bếp ăn tập thể đúng tiêu chuẩn, mua sắm trang thiết bị, tranh, ảnh tuyên truyền về các cách phòng ngừa một số bệnh thông thường... Để làm tốt công tác phòng dịch thì tôi tham mưu xây dựng quy chế phối kết hợp công tác giữa các bộ phận trong nhà trường như, lập đội thiếu niên chữ thập đỏ xung kích, do chi hội Chữ Thập Đỏ thành lập...đồng thời liên hệ chặt chẽ với trạm y tế xã, bệnh viện huyện để họ hỗ trợ nhà trường về thuốc, vật tư và lực lượng chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra. 3.2. Lập các loại hồ sơ sổ sách cần thiết phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe Phối hợp với cán bộ y tế học đường tiến hành lập các loại sổ sách để tiện quản lý theo dõi và chăm sóc sức khỏe học sinh, theo dõi diễn biến bệnh của từng em trong từng năm học và suốt khóa học căn cứ vào phiếu khám sức khỏe ở đầu năm học. Trong năm học tôi đã tự lập các loại sổ kiểm tra các loại sổ sách sau: Kiểm tra sổ lập phiếu theo dõi sức khỏe học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 bao gồm các nội dung: cân nặng, chiều cao, thị lực, huyết ápcủa từng năm học để tiện theo dõi và so sánh. sơ cứu khi có bạn bị một tai nạn hay xảy ra bệnh đột xuất như: sơ cứu vết thương nhỏ, cầm máu tạm thời, sơ cứu gãy xương, điện giật, côn trùng cắn và một số kỹ năng nhỏ như: Sốt cao thì lấy nước ấm lau người, chảy máu cam thì để người bệnh nằm, ngồi tư thế ngửa cao đầu và lấy tay bịt mũi giữ một lúc đồng thời lấy đá lạnh đặt lên vùng trên và xung quanh mũi,... Để khuyến khích việc làm của các em, hàng tháng tôi theo dõi, những em tích cực làm tốt, giúp bạn được nhiều và đề nghị lãnh đạo tuyên dương, động viên và khen tặng những em đó, chính vì thế hiệu quả làm việc của các em rất tốt giúp tôi và ban quản quản lý nội trú, cán bộ y tế trường rất nhiều việc, tạo được tình đoàn kết gắn bó trong tập thể học sinh nội trú như trong một gia đình lớn. 3.5 Làm tốt công tác phối kết hợp Bản thân tôi đã ý thức được công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ, y tế học đường trong trường Dân tộc nội trú là công việc khó khăn và phức tạp. Tôi phải phối hợp với tổ cấp dưỡng để thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì chế độ nuôi dưỡng học sinh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển thể chất của học sinh. Bản thân tôi ngoài trách nhiệm tuyên truyền hướng dẫn và giám sát chế độ ăn cho học sinh đảm bảo tuyệt đối vệ sinh và ATTP, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh phát triển thể chất phòng tránh bệnh tật, tôi còn dành thời gian cùng họ tìm hiểu những biện pháp phát hiện thực phẩm nhiễm độc, nhiễm hóa chất có hại cho sức khỏe, cùng tham mưu với lãnh đạo xây dựng nội quy bếp ăn tập thể, xây dựng thực đơn phù hợp với lứa tuổi, phù hợp khẩu vị cho học sinh ăn ngon miệng.Từ những việc làm này trong năm qua đã nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể, học sinh ăn ngon miệng, ăn hết phần cơm. Đối với lực lượng giáo viên, đây là lực lượng giáo dục và có uy tín với học sinh, họ có thể giúp tôi nắm bắt tâm tư tình cảm, đồng thời giáo dục sâu sắc có hiệu quả nhất ở đơn vị lớp về nội dung giáo dục sức khỏe lồng ghép trong các môn học của họ phụ trách giảng dạy như môn Sinh học, môn Thể dục, môn GDCD...trong năm học tôi đã sưu tầm các tài liệu có liên quan tới giáo dục vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, tư thế ngồi học, sức khỏe sinh sản, các bệnh do nghiện hút ma túy, nghiện rượu, tai nạn giao thông... để cùng giáo viên giảng dạy các bộ môn Sinh học, GDCD tích hợp vào giảng dạy có hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, giáo viên đứng lớp là người trực tiếp phát hiện học sinh ngồi học không đúng tư thế, phát hiện các biểu hiện bất thường về sức khỏe thì thầy cô nhắc các em điều chỉnh tư thế ngồi, do đó hàng tuần bản thân tôi luôn chủ động gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm ít nhất một lần, thông báo tình hình sức khỏe của từng lớp và tình hình thực hiện vệ sinh của lớp họ. Đối với Tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên, phối hợp với họ để làm tốt công tác xây dựng môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp”, thực hiện vệ sinh, giáo dục đạo đức, nền nếp học sinh, giaó dục tâm lý lứa tuổi... để các em có định hướng tốt đẹp trong môi trường nội trú, có tình cảm trong sáng, lành mạnh. Trong thời gian qua tôi phối hợp cùng Tổng phụ trách xây dựng các biểu điểm thi đua, tiêu trí về vệ sinh Thể lực 00 Bệnh hô hấp 01 Lang ben 00 Mắt hột 00 Vận động 00 Viêm tai 00 Ghẻ 00 Viêm kết mặc 07 Vẹo cột sống 00 Viêm mũi 0 Ra mồ hôi tay 00 Cận thị 02 Bệnh tim mạch 00 Viêm họng 03 Tật bẩm sinh 00 Bệnh khác 00 Bệnh tiêu hóa 00 Viêm da 03 Sâu răng 29 -Bản tổng hợp khám sức khỏe học sinh năm học 2016 – 2017 như sau.Tổng số học sinh: 266. Tổng số khám 266 học sinh • Sức khỏe loại A: 263 HS • Sức khỏe loại B: 03.HS. • Sức khỏe loại C: 0 HS. Thể lực 00 Bệnh hô hấp 00 Lang ben 00 Mắt hột 00 Vận động 00 Viêm tai 00 Ghẻ 00 Viêm kết mặc 00 Vẹo cột sống 00 Viêm mũi 00 Ra mồ hôi tay 00 Cận thị 01 Bệnh tim mạch 00 Viêm họng 01 Tật bẩm sinh 00 Bệnh khác 00 Bệnh tiêu hóa 00 Viêm da 00 Sâu răng 20 3. Đề xuất kiến nghị: Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh nói chung và học sinh dân tộc nội trú nói riêng bản thân tôi xin đề xuất, kiến nghị một số nội dung như sau: Cần xây thêm các phòng nội trú để tập trung các em vào trong trường để dể quán lý về tình sức khỏe cũng như trong học tập, nhằm giảm số học sinh trong một phòng. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên nhân viên y tế các trường Dân tộc nội trú được giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh ở loại hình trường chuyên biệt.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_va_giai_phap_quan_ly_cham_s.docx