Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính tại trường THPT Cát Ngạn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính tại trường THPT Cát Ngạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính tại trường THPT Cát Ngạn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN -----lCQl --------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THEO NGHỊ ĐỊNH 60/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ TẠI TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN” LĨNH VỰC: QUẢN LÝ TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ NHỊ TỔ: VĂN PHÒNG NĂM THỰC HIỆN: 2022 - 2023 ĐIỆN THOẠI: 032 647 1992 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thực sự đi vào thực tiễn, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các cơ quan quản lý trực tiếp các đơn vị sự nghiệp công đã khẩn trương đánh giá, phân loại, xây dựng phương án chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ hướng dẫn triển khai thực hiện phù hợp với thực tế hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp, coi như việc triển khai Nghị định 60/2021/NĐ-CP là một cơ hội để đột phá, đổi mới tái cơ cấu, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng năng động và hiệu quả. Trong những năm qua, Trường Trung học phổ thông (THPT) Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã thường xuyên quán triệt, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách quản lý ngân sách, tự chủ tài chính và triển khai thực hiện hiệu quả việc thu chi tài chính, nâng cao thu nhập tăng thêm trong đơn vị. Tuy nhiên để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và áp dụng hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 60/NĐ-CP của Chính phủ đòi hỏi bộ phận kế toán tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính trong thực tiễn đơn vị. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài sáng kiến “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 60/NĐ-CP của Chính phủ tại Trường THPT Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ - CP tại đơn vị trong thời gian đến. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng về thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 60/NĐ-CP tại Trường trung học phổ thông Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính, đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trường THPT Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính theo chủ trương chung của chính quyền địa phương các cấp, ngành giáo dục về quản lý ngân sách, triển khai tự chủ. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Thực trạng về triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 60/NĐ-CP của Chính phủ tại Trường trung học phổ thông Cát Ngạn, huyện Thanh Chương từ năm 2022 đến năm 2023. 1.5. Kế hoạch nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công Là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công, giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, phân loại mức độ tự chủ tài chính, tự chủ sử dụng nguồn tài chính, tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác có liên quan. 2.1.1.2. Dịch vụ sự nghiệp công Là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế - dân số, văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác (gồm: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, tư pháp, lao động thương binh và xã hội, sự nghiệp khác). 2.1.1.3. Cơ chế tự chủ tài chính Theo từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn năm 2000 giải nghĩa “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện”. Như vậy, “cơ chế” là cách thức hoạt động của một sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại và phát triển. Theo từ điển Tiếng Việt biên soạn năm 2010 giải nghĩa “tự chủ” là việc tự điều hành, quản lý mọi công việc của cá nhân hoặc của tổ chức, không bị cá nhân, tổ chức khác chi phối. Từ phân tích trên, có thể hiểu cơ chế tự chủ về tài chính được hiểu là cơ chế quản lý tài chính mà ở đó quyền định đoạt các vấn đề tài chính bao gồm nội dung thu- chi của đơn vị do đơn vị tự định đoạt mà không bị cá nhân, tổ chức chi phối, kiểm soát. 2.1.1.4. Thu nhập tăng thêm Theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, thì đối với Trường trung học phổ thông là các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thì sẽ xác định mức độ tự chủ (hay còn gọi là đơn vị nhóm mấy - nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4) để biết sẽ thực hiện phân phối kết quả tài chính trong năm như thế nào. + Đối với đơn vị sự nghiệp nhóm 1 và nhóm 2, sẽ thực hiện phân phối tài chính trong năm theo quy định tại Điều 14 của NĐ60/2021/NĐ - CP. - Tổ chức tốt việc học tập quán triệt đầy đủ, kịp thời và thực hiện nghiêm Nghị định 60/2021/NĐ - CP, Thông tư 56/2022/TT - BTC, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi với sự tham gia của tất cả cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên và người lao động. - Nâng cao thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức, người lao động, từng bước ổn định cuộc sống, yên tâm công tác lâu dài tại đơn vị, địa phương. - Việc chi trả và mức chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cá nhân, cơ quan phụ thuộc vào kết quả công việc của đơn vị đó. Theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thì cứ đơn vị nào có hiệu suất công việc cao, tiết kiệm được chi phí, tạo nguồn thu cao cho đơn vị thì được hưởng mức thu nhập tăng thêm cao hơn. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm. - Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động; phát huy tính sáng tạo, năng động, xây dựng “thương hiệu riêng” cho đơn vị mình. - Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. - Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn. 2.2. Thực trạng về thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ- CP ... • • 2.2.1. Công tác triển khai thực hiện Trước đây, cơ chế tài chính đối với Trường trung học phổ thông Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An được thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định trên. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP theo hướng quy định các vấn đề chung và cuối cùng là Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP tại Trường THPT Cát Ngạn, huyện Thanh Chương + Thực hiện công khai, minh bạch thu chi tài chính và biểu dương khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc Công khai, minh bạch nguồn ngân sách, thực hiện tự chủ tài chính Nghị định 60/2021/NĐ-CP được cấp có thẩm quyền thẩm định và quyết toán hàng năm. Chủ động rà soát điều chỉnh các nhiệm vụ chi, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi tiêu, áp dụng các biện pháp, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính. Cần khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có ý thức và đem lại kết quả trong công tác triển khai thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ - CP, Thông tư 56/2022/TT - BTC. Phê bình, kiểm điểm, áp dụng các hình thức chế tài đối với những cá nhân, bộ phận chuyên môn vi phạm quy chế sử dụng tài sản công, gây lãng phí, áp dụng sai quy định của cơ chế tự chủ theo Nghị định 60. Xây dựng, bổ sung chính sách phù hợp trong việc phân bổ nguồn thu nhập cuối năm từ nguồn kinh phí tiết kiệm, làm tăng nguồn thu nhập do việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các cá nhân, tập thể. Làm được điều này sẽ là động lực rất lớn nhằm khuyến khích động viên CBCCVC, giáo viên, người lao động ra sức phấn đấu tăng cường phối hợp thực hiện hiệu quả tự chủ tài chính theo Nghị định 60, Thông tư 56 phù hợp với thực tiễn. + Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện Hiện tại nhiều địa phương đã có văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan đến tự chủ tài chính, chính sách tiền lương, Đề án cho thuê tài sản, Hợp đồng cho thuê tài sản, các nguồn thu, chi thu nhập tăng thêm cho viên chức, giáo viên, người lao động hàng năm.... Bước đầu có sự chủ động về tài chính, tuy nhiên mức độ còn hạn chế, nhất là phần thu còn nhiều trói buộc. Thời gian qua, việc tự chủ tài chính tại nhà trường thực ra mới chỉ là tự chủ “một phần”. Không thể phủ nhận các văn bản pháp lý của Nhà nước như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Viên chức, Nghị định 60, Thông tư 56. đã tạo hành lang pháp lý tốt hơn để Trường trung học phổ thông Cát Ngạn, huyện Thanh Chương phát triển, song vẫn còn thiếu đồng bộ, chồng chéo thậm chí là “rào cản” với đơn vị trong quá trình xây dựng cơ chế tự chủ. Một số nhân viên hợp đồng, không phải đơn vị nào cũng có thể trích thu nhập tăng thêm cho viên chức hợp đồng tương xứng với công việc họ phải làm. Chính vì vậy, Ban giám hiệu cần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, thực hiện giải quyết chế độ thu nhập tăng thêm hàng quý cho đội ngũ diện hợp đồng tạm tuyển, hợp đồng 68 (Nghị định 161) và hợp đồng khoán vì họ là những nhân viên có chức danh vị trí việc làm rất quan trọng trong đơn vị như kế toán, thủ quỹ, thư viện, y tế, bảo vệ. + Đơn vị sự nghiệp công lập 2.3.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Tình hình dịch Covid, thiên tai, hạn hán diễn ra phức tạp ở khắp nơi đã tác động nhiều đến kinh tế, xã hội và công tác quản lý ngân sách, tự chủ tài chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Một số cơ quan, đơn vị công tác quản lý ngân sách nhà nước, thu chi tài chính còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hồ sơ chứng từ tài chính chưa sắp xếp khoa học, khi kiểm soát chứng từ, tra cứu, báo cáo mất nhiều thời gian, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Về nguồn tài chính, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trước đây quy định nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tổng hợp chung tất cả các nguồn lực, chưa có sự tách bạch rõ nguồn thu từ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP chưa quy định cụ thể các hình thức liên doanh liên kết và việc phân phối kết quả chênh lệch thu chi từ hoạt động liên doanh liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập. Từ những hạn chế nêu trên, nhiệm vụ đặt ra, nêu cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong công tác quản lý, hướng dẫn, quán triệt các bộ phận chuyên môn, Văn phòng xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách, thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ - CP, Thông tư 56/2022/TT - BTC, xây dựng Đề án vị trí việc làm. Phương án tự chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định mới nhất, tiếp tục tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức, giáo viên, người lao động phù hợp với tình hình thực tế đơn vị, địa phương. Đó là nội dung quan trọng của sáng kiến để đề xuất, triển khai thực hiện tự chủ tài chính đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. 2.3.2. Tính mới, tính sáng tạo - Trong những năm qua, Trường trung học phổ thông Cát Ngạn, huyện Thanh Chương đã thực hiện xây dựng tốt quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm trong đó có nội dung thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ - CP, Thông tư 56/2022/TT - BTC, xây dựng Đề án vị trí việc làm, triển khai thực hiện đúng chủ trương, đúng mục đích, công khai minh bạch các khoản thu chi tài chính, chủ động trong hoạt động chuyên môn, mọi nội dung liên quan đến chế độ, chính sách, thu nhập hàng tháng, thu nhập tăng thêm đều được tổng hợp, lấy kiến, thống nhất tập thể, trên cơ sở đó Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn phối hợp kiểm tra giám sát, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện duyệt chi, đảm bảo mức chi theo quy định, định mức hướng dẫn của Nghị định 60, Thông tư 56, triển khai Đề án vị trí việc làm, nâng cao thu nhập tăng thêm cho các cán bộ, viên chức, giáo viên, người lao động trong đơn vị. Qua đó tạo động lực làm việc, khích lệ sự chuyên cần, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, kỹ năng quản lý của Hiệu trưởng, năng lực tham mưu thực hiện của bộ phận Kế toán, đáp ứng được yêu cầu quản lý ngân sách nhà
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tự chủ tài chính tại trườn.pdf