Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Lê Lợi

doc 20 trang skquanly 23/04/2025 1120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Lê Lợi
 MỤC LỤC
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài. ...... 2
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.. 3
3. Đối tượng nghiên cứu. ... 4
4. Phạm vi nghiên cứu... 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
 PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 5
2. Thực trạng hoạt động thư viện trường Tiểu học Lê Lợi 6
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện...... 9
4. Kết qủa thu được qua khảo nghiệm và giá trị khoa học.. 16
 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. 18
2. Kiến nghị18
Tài liệu tham khảo .19
 1 thống trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp thu, cập nhật 
thông tin của người học ngày nay.
 Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần 
gũi nhất, là học liệu cần thiết của thầy và trò. Họcsinh cần có sách giáo khoa, 
sách bài tập, sách tham khảo để học tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách 
nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn và không 
ngừng nâng cao kiến thức.
 Chính vì vậy từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể 
thiếu được trong nhà trường. Nhận thức được vai trò của thư viện trong nhà 
trường cũng như nhu cầu sử dụng sách, báo ngày càng tăng của giáo viên và 
học sinh. Một số cán bộ thư viện trường học đã có những biện pháp cải tiến 
hoạt động thư viện bằng nhiều hình thức khác để phát huy hết tiềm năng của 
thư viện, để truyền tải đến giáo viên và học sinh những tài liệu và những thông 
tin cần thiết phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập trong nhà trường, lôi 
cuốn bạn đọc nhiều hơn vào việc sử dụng sách báo, kích thích sự ham mê đọc 
sách, báo, xem sách báo là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong quá 
trình giảng dạy và học tập của mình. Song thực trạng học sinh đến với thư viện 
đọc sách, đọc báo với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi còn hạn chế, chủ yếu mới 
thu hút số ít học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách, báo.
 Trước thực trạng trên và trước tình hình chung của xã hội hiện nay tôi cảm 
thấy băn khoăn là làm thế nào để thư viện trường tôi đi vào hoạt động có hiệu 
quả.
 Xuất phát từ những lí do trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng thư 
viện ở trường tôi, từ đó mạnh dạn chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng 
cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Lê Lợi”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách nghiệp vụ, sách 
tham khảo, báo..., cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách thành 
thạo. Từ thực tế thư viện có nhiều sách, giáo viên và học sinh ham mê đọc sách. 
Xây dựng thư viện chuẩn với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy 
của giáo viên mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu 
cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị 
và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em 
 3 PHẦN II: NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Giáo dục là hoạt động xã hội nhằm thực hiện chức năng chuyển giao thông 
tin giữa các thế hệ, là nhân tố quyết định của sự phát triển kinh tế xã hội. Các 
hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo, ngoài quan hệ thầy trò, luôn cần đến 
các kho tài liệu, các hoạt động khai thác và phổ biến tri thức nhân loại của các 
thư viện.
 Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, phương tiện thông tin đại chúng 
ngày càng có vai trò to lớn trong quá trình chuyển giao tri thức. Các tiện chuyển 
giao tri thức gồm sách báo, tạp chí, radio, ti vi, vi phim, vi phiếu, băng hình 
Nhờ mở rộng phương tiện chuyển giao tri thức cho cán bộ giảng dạy, tri thức 
này được truyền cho các thế hệ nhờ có hệ thống ra giáo dục. Thông qua việc bổ 
sung tri thức, học sinh, đến một xã hội đào tạo được một lực lượng lao động 
mới, có khả năng vươn tới giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra.
 Hoạt động thông tin thư viện thời kỳ hiện đại cần đáp ứng được một số yêu 
cầu sau:
 Có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn, chất lượng cao và mang tính 
chuyên sâu cho nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo.
 Cho phép thu thập và phổ biến thông tin một cách tốt nhất cho giáo dục và 
đào tạo.
 Đáp ứng nhu cầu tự đào tạo, “tự học suốt đời”, hướng đến một xã hội học 
tập.
 Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan 
trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong trường phổ thông 
là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. 
Sách báo chỉ có thể chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng cực 
của nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy, tổ chức hoạt động thư 
viện nhằm thỏa mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu 
cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với 
chương trình, nội dung học tập của từng trường, thời gắn liền với nội dung đào 
tạo con người mới - con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học. 
Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, thông qua nội dung sách báo, thư 
viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền 
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, 
nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.
 5 Học sinh lớp 4 và lớp 5:
 Học sinh lớp 4 và lớp 5 thích đọc truyện tranh, truyện cổ tích, tìm hiểu về 
các nhân vật lịch sử như: các cuốn sách về Bác Hồ. Hay cũng có một số em 
thích những truyện khám phá phiêu lưu, mạo hiểm. nhưng những cuốn sách 
về đề tài này ít tìm thấy ở thư viện trường học, đây cũng chính là hạn chế của 
thư viện trường học nói chung và cũng hạn chế trong công tác của tôi khi giới 
thiệu sách.
 Đối với giáo viên:
 Hầu như không có thời gian để đến thư viện và nếu có đến thì cũng không 
đủ thời gian lựa chọn và ngồi đọc sách.
 Trước những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn 
trở làm thế nào để nhưng quyển sách hay, sách quý đến tay bạn đọc một cách 
thích thú và đem lại lợi ích góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
 b. Thành công - Hạn chế
 * Thàng công
 Thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường tham gia 
các hoạt động của thư viện, đặc biệt là phong trào đọc sách của nhà trường. 
Từng bước thay đổi cái nhìn và đánh giá thư viện trường học. Thư viện trường 
không chỉ là nơi giữ sách, nó còn là nơi góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy 
của giáo viên, khuyến khích học sinh chủ động xây dựng thói quen tự học, tự 
nghiên cứu tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, để ngày một 
nâng cao chất lượng dạy và học.
 * Hạn chế
 Thư viện chưa sáng tạo trong công tác phục vụ cũng như tuyên truyền, giới 
thiệu sách mới, chưa nghiên cứu kĩ nhu cầu hứng thú đọc của bạn đọc. Học sinh 
đến thư viện chưa biết tra cứu mục lục, tìm kiếm tài liệu còn chậm. Bên cạnh đó 
cơ sở vật chất của thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc như: phòng 
đọc
 c. Mặt mạnh – Mặt yếu
 * Mặt mạnh:
 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên thư viện ngày càng phát triển 
về mọi mặt, phụ trách thư viện có chuyên môn, cơ sở vật chất, vốn tài liệu đảm 
bảo tốt cho việc giảng dạy và học tập. Phong trào đọc sách trong nhà trường 
từng bước được nâng cao.
 7 dù đã có thư viện, nhưng quá trình hoạt động cũng gặp không ít khó khăn. Trước 
hết là phải kể đến trình độ của đội ngũ thủ thư làm công tác quản lý tại các thư 
viện này. Đa số họ chưa qua trường lớp đào tạo về chuyên môn một cách bài 
bản mà hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm. Thứ hai quy mô về phòng đọc của 
thư viện cũng còn quá hẹp về không gian. Hầu hết là tận dụng từ phòng học, vừa 
kê tủ sách vừa đặt bàn đọc với chỉ vài ba bộ bàn ghế. Điều này phần nào làm cho 
học sinh và giáo viên chưa thật sự thích thú với việc đến thư viện. Số lượng đầu 
sách tham khảo chưa nhiều, chưa phù hợp với nhu cầu của giáo viên và học sinh 
cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thư 
viện. Theo quy định của ngành thì mỗi thư viện thư viện trường học phải có ít 
nhất một máy vi tính nối mạng Internet để phục vụ cho học sinh và giáo viên, 
nhưng trên thực tế số thư viện có máy nối mạng lại không nhiều. Ngoài những 
nguyên nhân trên còn có một nguyên nhân khá nhạy cảm khác là Ban giám hiệu 
các trường học còn ít quan tâm đến hoạt động của thư viện. Nhà trường chưa tạo 
ra được các hoạt động, phong trào khuyến khích học sinh đến đọc sách ở thư 
viện để tìm tòi thêm kiến thức. Từ những nguyên nhân trên đã làm cho hoạt 
động thư viện tại các trường học ngày càng ảm đạm hơn. Các thư viện trường 
học sẽ đi vào ngõ cụt nếu không sớm tìm ra những giải pháp kịp thời để khắc 
phục.
 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thư viện 
trường học.
 Biện pháp 1: Bổ sung vốn tài liệu và hoàn thiện cơ sở vật chất
 Vốn tài liệu là một trong những yếu tố quyết định cấu thành thư viện, được 
coi là tài sản, là tiềm lực là sức mạnh và là niềm tự hào của thư viện. Vốn tài 
liệu càng phong phú, đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin càng cao 
và có sức thu hút. 
 Việc bổ sung vốn tài liệu phải thường xuyên liên tục đây là một trong 
những công tác quan trọng nhất trong hoạt động thư viện đòi hỏi cán bộ thư viện 
phải có sự chọn lọc nội dung cho phù hợp với nhu cầu giảng dạy và học tập. 
Làm tốt công tác này đầu năm học, cuối học kì, đầu học kì hai tôi mở cuộc điều 
tra, thăm dò nguyện vọng của giáo viên và học sinh qua phiếu yêu cầu của mình.
 9 quá trình bổ sung ngoài việc lựa chọn tài liệu bổ sung phù hợp với nhu cầu giảng 
dạy, học tập của giáo viên và học sinh, cần phải theo dõi và dựa vào danh mục 
sách tham khảo của Bộ giáo dục và đào tạo, các công văn chỉ đạo bổ sung các 
loại sách cần thiết trong năm của phòng Giáo dục và Đào tạo, danh mục hướng 
dẫn đặt mua sách mới của bộ. Cho nên hàng năm không nên bổ sung tài liệu 
một lượt mà chia làm hai hay ba lượt bổ sung để cập nhật được nhiều thông tin 
và nhiều tài liệu mới, không lãng phí Ngoài ra nên tăng cường các mối quan 
hệ với các thư viện bạn từ trao đổi tài liệu với các thư viện.
 Làm tốt công tác này đòi hỏi cán bộ thư viện trứơc hết phải là người chịu 
khó, hết lòng với công việc, biết tiếp thu và nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc 
của cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường bằng cách vào có kĩ năng cập 
nhật thông tin kịp thời để tham mưu lãnh đạo về công tác bổ sung tài liệu mua 
sắm các loại máy móc trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc phục vụ bạn đọc 
và bảo quản tài liệu. 
 Biện pháp 2: Về công tác tổ chức kho
 Công tác tổ chức kho là một trong những hoạt động nghiệp vụ của thư 
viện. Việc tổ chức phải khoa học và có hệ thống, tổ chức kho của thư viện nhằm 
mục đích: Tạo ra một trật tự trong kho sách; bảo quản tốt vốn tài liệu; tạo thuận 
lợi cho việc sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu. Vì vậy, việc lựa chọn tổ 
chức kho tài liệu của thư viện theo hình thức kho “đóng” hay “mở” cần xem xét 
đến những ưu điểm và hạn chế của từng loại hình.
 Với những ưu điểm và hạn chế của từng loại hình kho sách. Trong điều 
kiện hiện nay thư viện trường tôi đã hội tụ đủ các yếu tố để tiến hành tổ chức 
hình thức kho đóng như: Đối tượng bạn đọc của thư viện chủ yếu là cán bộ, giáo 
viên nhà trường có trình độ, ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt và họ 
thường thích tự tìm những quyển sách phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của 
mình để nghiên cứu; cán bộ thư viện có trình độ, có năng lực trong công tác, tâm 
huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực, tích cực và luôn tìm tòi học hỏi 
những kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức hoạt động của thư viện; được các 
cấp quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là BGH Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để thư 
viện hoạt động.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat.doc