Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và các biện pháp xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường học

doc 35 trang skquanly 06/07/2024 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và các biện pháp xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và các biện pháp xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và các biện pháp xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường học
 PHẦN MỞ ®Çu
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội 
nhập quốc tế, nguồn lực con người quyết định sự thành công của công cuộc phát 
triển đất nước, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Phát triển giáo 
dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý 
giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò đặc biệt quan trọng. Những năm qua, sự 
nghiệp giáo dục đã có những phát triển mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ 
trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người. Bên 
cạnh đó, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 
ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trình độ chuyên 
môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng cơ bản yêu 
cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào thắng lợi 
của sự nghiệp cách mạng của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển giáo dục của 
nước ta còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng 
đầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, công tác quản lý giáo 
dục còn kém hiệu quả.
 Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020 yêu cầu đổi 
mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy giáo dục, phương 
pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Nhất là trong 
giai đoạn hiện nay, chúng ta đang thực hiện dạy học theo đối tượng, vùng miền 
đối với các cấp học, bậc học, triển khai đề án phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 
em 5 tuổi... đòi hỏi phải ta thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng cường các 
điều kiện đảm bảo về chất lượng quản lý, giáo viên, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy 
học, về tài chính...Trong đó công tác quản lý giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, 
có tác dụng quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh 
đã dạy “Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong quá 
trình thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục được xem là “khâu đột 
phá” mở đầu cho việc triển khai những chủ trương và giải pháp được quyết định.
 Tân Uyên là huyện miền núi có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, tỷ 
lệ dân tộc thiểu số chiếm 85%; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 41.9%, điều này đã 
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của huyện. Sau 3 năm chia tách, sự 
nghiệp giáo dục đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự phát 
triển kinh tế - xã hội của huyện: Mạng lưới trường, lớp học phát triển nhanh theo 
hướng thuận lợi cho người học, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của người dân 
địa phương: toàn huyện có 42 trường, 667 lớp, 13.203 học sinh, tăng so với năm 
2009 là 7 trường, 130 lớp, 3363 học sinh; xoá thôn, bản trắng về giáo dục mầm non; 
đạt chuẩn phổ cập về giáo dục tiểu học và chống mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu 
học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở 10/10 xã, thị trấn; chất lượng 
giáo dục đại trà từng bước được nâng lên, quan tâm đến chất lượng giáo dục mũi 
nhọn; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được bổ sung về số lượng, từng 
bước nâng cao về chất lượng; cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư; công tác xã 
hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. Trước yêu cầu phát triển giáo dục và những thay 
 1 PHẦN NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 1. Căn cứ pháp lý
 Kết luận số 242-TB/T.Ư ngày 15/4 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực 
hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và 
đào tạo đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Nguyên nhân của những yếu kém bất cập trước 
hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và 
nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập 
trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa phối hợp tốt 
và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả tư 
duy và phương thức quản lý... Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa 
được chú trọng nâng cao. Một số bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về 
phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm với công việc. Nhằm khắc phục nguyên 
nhân những yếu kém trên, Nghị quyết Đại hội Đảng X khẳng định: “giải pháp 
then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục - đào 
tạo”, “xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp 
ứng yêu cầu về chất lượng”. Ban Bí thư trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 
40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà 
giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị nêu rõ “năng lực của đội ngũ cán bộ quản 
lý giáo dục chưa ngang tầm với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Chế 
độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm 
năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ 
Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. 
 Trước thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị trường học còn nhiều 
hạn chế, tôi nghiên cứu đề tài "Thực trạng và các biện pháp xây dựng, phát 
triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường học" để tìm hiểu 
nguyên nhân hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý và kịp thời đề xuất những giải 
pháp thiết thực, sát thực tế, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội địa phương và 
điều kiện của các đơn vị trường học. 
 2. Cơ sở lý luận
 2.1. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý trường học
 Quản lý giáo dục, quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có hệ 
thống, có mục đích, có kết quả) mang tính sư phạm của chủ thể quản lý đến tập 
thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà 
trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của 
nhà trường, làm cho quá trình này vận hành một cách tối ưu đến việc hoàn thành 
các mục tiêu dự kiến.
 a. Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm 
vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục 
để tiến tới mục tiêu giáo dục đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học 
sinh. Chủ thể quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường là Hiệu trưởng. Đối 
tượng quản lý ở đây là cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. 
 3 II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC
 1. Khái quát về giáo dục Mầm non, phổ thông
 a. Quy mô phát triển giáo dục: Năm học 2010-2011 toàn huyện có 42 đơn 
vị trường, 614 lớp, 12.335 học sinh (trong đó: Mầm non 14 trường/ 169 lớp/ 3858 
học sinh; bậc Tiểu học 18/ 354 lớp/ 5539 học sinh; bậc THCS 10 trường/ 97 lớp/ 
3061 học sinh).
 Số trường, lớp học được phát triển một cách hợp lý, theo hướng thuận lợi 
cho người học, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp ngày càng cao, từng bước đáp ứng nhu 
cầu học tập của người dân địa phương. Không còn trường phổ thông có nhiều cấp 
học do đó dễ quản lý, tập trung vào chỉ đạo chuyên môn cho một cấp học, hướng 
tới xây dựng trường chuẩn quốc gia; cơ sở vật chất trường, lớp học tuy đã được 
quan tâm đầu tư, song chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
 Như vậy, cùng với sự phát triển về trường, lớp, học sinh, biên chế giáo 
viên, cán bộ quản lý nhà trường tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, do thiếu nguồn 
tuyển nên giáo viên Mầm non còn thiếu, nên CBQL, giáo viên của ngành học này 
chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, giảng dạy.
 b. Chất lượng giáo dục
 - Chất lượng giáo dục Mầm non: Tỷ lệ bé khoẻ, bé ngoan, bé sạch, bé 
chăm đạt 92% trở lên; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 15%.
 - Chất lượng giáo dục phổ thông:
 + Về học lực: Chất lượng giáo dục đại trà tương đối ổn định: Tỷ lệ lên lớp 
hàng năm đạt từ 98% trở lên; học sinh xếp loại học lực khá, khá giỏi từ 35-42%, tỷ lệ 
học sinh tốt nghiệp tiểu học từ 98- 100%, trung học cơ sở từ 99- 100%. Giáo dục mũi 
nhọn được quan tâm, số học sinh thi đỗ vào trường Trung học phổ thông Chuyên 
của tỉnh, số học sinh đạt giải cấp khu vực, cấp tỉnh tăng hàng năm. Công tác phổ cập 
giáo dục (PCGD) và công tác nâng cao chất lượng giáo dục được đẩy mạnh. 
 + Về hạnh kiểm: Năm học 2010-2011 tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh 
kiểm khá, tốt chiếm trên 88-90%, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu. Điều 
đó chứng tỏ các đơn vị trường đã quan tâm đến giáo dục đạo đức, tăng cường hoạt 
động đoàn, đội thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học 
sinh. Bên cạnh đó, các trường đã quan tâm đến giáo dục về kỹ năng sống cho học 
sinh, đặc biệt là học sinh bán trú.
 c. Đội ngũ (số liệu thời điểm tháng 5/2011)
 - Về giáo viên: Cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn. Về trình 
độ đào tạo: Tỷ lệ đạt chuẩn bậc Mầm non tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 98.7%, trong 
đó trên chuẩn 15.7%; Bậc Tiểu học đạt chuẩn 99,5%, trong đó trên chuẩn 32.1%; 
Bậc Trung học cơ sở đạt chuẩn 96,5%, trong đó trên chuẩn 32.1%. Về chất lượng: 
Đa số giáo viên các bậc học đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ 
giảng dạy, giáo dục. 
 5 - Về thâm niên cán bộ quản lý: Thâm niên quản lý nhiệm kỳ thứ nhất 5 
năm là 55 người, tỷ lệ 61,8%; thâm niên quản lý nhiệm kỳ thứ 2 từ 5 đến dưới 10 
năm là 27 người, tỷ lệ 30,3%; thâm niên quản lý tại một đơn vị nhiệm kỳ 3 từ 10 
năm trở lên 7 người, tỷ lệ 7,9%. Như vậy thâm niên quản lý của cán bộ quản lý 
trường học cũng là vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc, khách quan để giải 
quyết sớm bằng cách luân chuyển xem xét, tạo điều kiện bổ nhiệm lại hoặc bãi 
miễn thay thế (nếu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hoặc đáp ứng nhiệm vụ 
ở mức còn hạn chế). 
 - Về cơ cấu độ tuổi cán bộ quản lý: Độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 19,1%; độ 
tuổi từ 30-39 chiếm tỷ lệ 58,4%; độ tuổi 40-49 chiếm tỷ lệ 18%. Hiện nay, cơ cấu 
độ tuổi cán bộ quản lý trường học còn mất cân đối, cán bộ trẻ độ tuổi cán bộ dưới 
30 chưa cao, cán bộ quản lý từ 50 tuổi trở lên 1,1%.
 Theo quy định của Bộ Nội vụ tại Thông tư 35/2006/TT-BNV thì số cán bộ 
quản lý hiện nay cần là 113 người, như vậy vẫn còn thiếu 24 cán bộ quản lý. Số 
thiếu chủ yếu ở bậc học Mầm non do thiếu giáo viên, do các đơn vị trường chưa 
làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng nên chưa có nguồn cán bộ kế cận.
 2.2. Thực trạng về trình độ được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý
 - Về trình độ chuyên môn: Đội ngũ cán bộ quản lý 88/89 có trình độ đạt 
chuẩn trở lên. Tuy vậy, số cán bộ quản lý có trình độ Đại học còn thấp. 
 - Về trình độ chính trị: Số CBQL có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên 
còn thấp (04/89 đồng chí), chưa mở được các lớp trình độ chính trị trung cấp cho 
ngành giáo dục. Hầu hết cán bộ quản lý trường học chỉ có trình độ sơ cấp chính 
trị, đây là công tác cần được quan tâm của ngành giáo dục và đào tạo.
 - Về trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước:có 80,7% cán 
bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ, không có cán bộ quản lý nào được bồi 
dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước. Như vậy, vẫn còn 19,3% cán bộ quản lý 
đương nhiệm chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, có đồng chí đã 
được bồi dưỡng bồi dưỡng từ lâu. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách với công tác 
đào tạo về nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, trong đó chú ý bồi 
dưỡng cập nhật kiến thức mới về nghiệp vụ quản lý, nhất là đối với yêu cầu đổi 
mới giáo dục phổ thông và Mầm non hiện nay.
 - Về trình độ tin học : Trình độ tin học văn phòng: 54 người, tỷ lệ 60,67 %. 
Như vậy, cứ 100 cán bộ quản lý thì có 40 người chưa ứng dụng thành thạo công 
nghệ thông tin vào quản lý trường học.
 - Về trình độ giao tiếp với người dân địa phương bằng Tiếng dân tộc: có 27 
đồng chí giao tiếp bằng thành thạo tiếng dân tộc, chiếm tỷ lệ tỷ lệ 30,33 %. Hiện 
toàn huyện có 88% học sinh các đơn vị trường học là người dân tộc thiểu số, mà 
tỷ lệ cán bộ quản lý được biết tiếng dân tộc còn quá thấp, điều này gây khó khăn 
cho các nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính 
sách của Đảng về công tác giáo dục. 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_va_cac_bien_phap_xay_dung_p.doc