Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng đối với học sinh Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng đối với học sinh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng đối với học sinh Lớp 7
Mã số Tên sáng kiến: “Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng đối với học sinh lớp 7” - Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm - Họ tên tác giả: Lưu Thị Chuyển - Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Lãng Thanh Lãng, tháng 1, năm 2019 Học sinh tham gia bầu ban cán sự lớp Khi xây dựng được một đội ngũ tự quản ở lớp tôi như vậy, tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ vượt bậc về học tập, nề nếp, ý thức. Thông qua thông báo của nhà trường và bên Đội về kết quả thi đua của các lớp, tôi cảm nhận được học sinh lớp tôi có sự tiến bộ mọi mặt. Tuần nào lớp tôi chủ nhiệm cũng được bên Đội xếp loại Tốt; tháng nào lớp tôi cũng được nhà trường tuyên dương là lớp có thành tích noi trội trong mọi hoạt động. Đây là một kết quả rất vui đối với tôi và các em học sinh trong lớp. - Giải pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học. Với lứa tuổi học sinh THCS, việc để các em tự sắp xếp thời gian biểu, hoặc tự đặt ra các nội quy thì các em sẽ hứng thú và tự giác thực hiện. Ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức các em thảo luận về nội quy của nhà trường và xây dựng nội quy riêng của lớp để các bạn trong Hội đồng tự quản dễ theo dõi, kiểm tra, đảm bảo tính công bằng và giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy khó thực hiện, tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Nội quy của lớp: 1. Kính trọng, lễ phép 2. Kỉ luật, trật tự 3. Đoàn kết, thân thiện 4. Trung thực, tự trọng 5. Bảo vệ của công 6. Chuyên cần học hỏi 7. Đi học đúng giờ với đội ngũ tự quản lớp. Sau khi xác định được mục tiêu và nội dung tôi đã tiến hành theo 4 bước như sau: Bước 1: Tự kiểm điểm Các tố tự họp trong thời gian 10 phút. Từng cá nhân tự kiểm điểm trước tố về những việc làm tốt, những thành tích tốt cũng như những vi phạm của mình trong tuần. Bước 2: Báo cáo kết quả thi đua trong tuần Chủ tịch hội đồng tự quản báo cáo chung. Các phó chủ tịch và các trưởng ban của Hội đồng tự quản báo cáo về lĩnh vực mình phụ trách. Các thành viên trong lớp ý kiến (đồng ý, không đồng ý, bố sung,...) Cả lớp thống nhất thi đua. Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần trong số họp lớp. Chủ tịch Hội đồng tự quản thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tố (Xuất sắc - Nhất - Nhì), cá nhân (Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành). Qua đó đã nêu lên được mặt mạnh, điểm yếu của từng tố, từng cá nhân. Bước 3: Nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm Trước hết tôi tuyên dương, khen ngợi những tố, nhóm, cá nhân có thành tích tốt. Đặc biệt tôi tuyên dương những em có nhiều cố gắng, có sự tiến bộ dù là nhỏ nhất để các em có động lực phấn đấu. Đồng thời tôi nhắc nhở, chỉ ra những mặt còn hạn chế cho những em chưa đạt kết quả cao trong học tập hay còn mắc một số vi phạm về nội quy, đạo đức. Luôn khuyến khích các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng và năng lực sẵn có của mình. Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới: Dựa vào kế hoạch của nhà trường, Đội đề ra; tôi nêu ra các việc cần làm của tuần tới. Bước 5: Tổ chức văn nghệ hoặc trò chơi. Ớ phần cuối của tiết học, tôi có thể mời các em học trong lớp lên biểu diễn văn nghệ hoặc tổ chức chơi trò chơi cho học sinh được vui vẻ thoải mái sau cả một tuần lễ học bài. trường. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp với Ban giám hiệu về việc đánh giá, xếp loại học tập, rèn luyện đạo đức và các mặt hoạt động khác của từng học sinh và của cả lớp. Phản ánh những ý kiến nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay phản bác đối với những chủ trương, quy định của trường để cấp trên có sự xem xét, giải đáp hoặc sửa đoi cho phù hợp với thực tế. *Phối hợp với giáo viên bộ môn Tôi luôn liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập rèn luyện của mỗi học sinh đối với bộ môn họ giảng dạy về thái độ, trình độ nhận thức, kết quả học tập. Nhờ những thông tin do giáo viên bộ môn cung cấp, tôi sẽ có được một bức tranh cụ thể, rõ nét hơn về mỗi học sinh, từ đó có được cách thức hoạt động, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với đặc điểm phát triển nhân cách của đối tượng giáo dục. Thông báo cho giáo viên bộ môn tình hình của lớp, những học sinh có năng lực học tập tốt, những học sinh có năng lực học tập yếu kém, những học sinh có phẩm chất đạo đức cần phải uốn nắn. Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khóa phục vụ hoạt động dạy học, đồng thời tạo cơ hội để tập thể lớp có được môi trường giao lưu và tăng thêm khả năng nắm bắt tình hình thực tế xã hội cho mỗi học sinh. *Phối hợp với chi hội trưởng của lớp mình. Tôi thường xuyên liên lạc, trao đối với chi hội trưởng của lớp các vấn đề dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Đe xây dựng được tình cảm và niềm tin giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với tất cả các phụ huynh trong lớp, tôi trao đối và thực hiện việc đi thăm hỏi cùng với chi hội trưởng đến từng gia đình phụ huynh, qua đó cũng hiểu thêm và hiểu rõ hơn về từng học sinh ở trong lớp. *Phối hợp với bậc phụ huynh học sinh. Có thể nói gia đình là tế bào của xã hội, là các nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho các em. Vì vậy, để đảm bảo sợi dây liên kiết gắn bó giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình, tôi đã tiến hành làm các việc sau: - Thường xuyên liên lạc, trao đối với phụ huynh ngay từ đầu năm học, khi lập hồ sơ học sinh để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực. - Trao đối với phụ huynh bằng nhiều hình thức như: có thể gặp trực tiếp hoặc trao đối qua điện thoại mỗi khi có sự việc cần trao đối ngay, đôi khi chỉ là những thăm hỏi việc học tập sinh hoạt của học sinh ở nhà để tìm nguyên nhân học sa sút hay cùng nhau phối hợp để giúp học sinh tiến bộ. - Thông qua các lần họp phụ huynh tôi lại có cơ hội được bày tỏ cách làm việc của mình - Giải pháp 7: Người giáo viên thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thực hiện phương châm “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” nên ngành giáo dục rất chú trọng việc rèn luyện ý thức, phẩm chất, kỹ năng ứng xử trong công việc, khi quan hệ với đồng chí, đồng nghiệp, khi tiếp xúc với phụ huynh phải ân cần, niềm nở và đúng mực. Nhất là đối với các em học sinh cần phải biết tôn trọng các em, có thái độ đúng mực sư phạm trong tác phong, lời nói, cử chỉ mẫu mực. Có thể nói, giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh. Vậy theo tôi, giáo viên cần thực hiện tốt các việc sau: - Giáo viên phải có thói quen đến lớp trước học sinh 10 đến 15 phút để chuẩn bị đồ dùng dạy học và ra về khi học sinh đã ra khỏi cổng trường. - Ngôn ngữ của giáo viên phải rõ ràng, dùng từ dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh. - Không quát mắng học sinh với bất kỳ lý do nào, phải thực sự là người mẹ, người bạn của học sinh khi ở trường. - Luôn thể hiện sự quan tâm, gần gũi đối với học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt, học sinh nhút nhát ...., cảm hoá các em bằng tình thương yêu, trìu mến qua ánh mắt, nụ cười,... Trong học kì 2018-2019, tôi cùng đồng nghiệp ở trường đã cùng thực hiện những việc đã nêu trên và chỉ qua một học kì, chúng tôi thấy được sự tiến bộ vượt bậc của học sinh toàn trường về học tập cũng như nề nếp. Điều này được thể hiện rõ ở một số kết quả đã đạt được của lớp tôi như sau: - Trong cuộc thi báo tường : Đạt giải nhì - Trong cuộc thi văn nghệ : Đạt giải nhì + Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến cuả tác giả Đe có được kết quả trên, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành thử nghiệm ở lớp 7A5, từ đó có những đánh giá chung như sau: Đối với giáo viên: - Nắm được sâu sắc hơn vai trò của mình với công tác giảng dạy - Hiểu thêm nhiều điều, có nhiều kinh nghiệm hơn trong giáo dục học sinh. - Có phương hướng đề ra kế hoạch trong công tác chủ nhiệm chi tiết, rõ ràng hơn Đối với học sinh: - Đa số học sinh có tinh thần tự học, ý thức, kỉ luật cao. Biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi noi ngay trong từng giờ học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả. - Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. - Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. - Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường tốt. + Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Sau khi áp dụng sáng kiến“Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng đối với học sinh lớp 7” , tôi đã được các bạn đồng nghiệp trong trường và ngoài trường đánh giá sáng kiến đã đáp ứng được các yêu cầu của đoi mới giáo dục. Giáo viên thực sự là người hướng dẫn, to chức, điều khiển hoạt động của học sinh và học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, tích cực chủ động, linh hoạt sáng tạo. Kết quả thu được rất khả quan và có thể áp dụng rộng rãi trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trong trường THCS và kết quả thực tế cuối ki I năm học 2018-2019 đã chứng minh điều đó. Bảng tổng hợp điều tra chất lượng giáo dục hai măt của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến (Ngày 6 tháng 9 năm 2018) và sau khi đã áp dụng sáng kiến (Ngày 4 tháng 10 năm 2018- Kết quả thu được cuối kì I năm Học 20182019) Học lực Hạnh kiểm Trước và Sĩ sau khi áp số Tốt Khá TB Giỏi Khá TB Yếu Kém dụng Giáo viên không chỉ giúp các em học tập và rèn luyện trong phạm vi nhà trường mà còn giúp các em biết vận dụng thực hành ở gia đình, ngoài xã hội. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò. Giúp học sinh không chỉ biết học ở thầy mà còn học ở bạn. Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ. đ) Khả năng áp dụng của sáng kiến Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế công tác chủ nhiệm lớp, trong các giờ học và các hoạt động giáo dục, tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Học sinh hứng thú hơn trong các giờ học, tự tin hơn vào bản thân, có tinh thần phối hợp tương tác với bạn bè tốt. Trong các hoạt động giáo dục, học sinh tham gia tích cực, tự giác, năng nổ, trách nhiệm hơn. Các em đoàn kết, biết bảo ban, giúp đỡ nhau và đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện, tập thể lớp cũng đạt được nhiều thành tích về học tập, văn nghệ, thể thao. Căn cứ vào kết quả thực tế thu được, tôi cho rằng sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên với học sinh trong các trường THCS trên địa bàn huyện Bình xuyên. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Tên tổ chức/cá Phạm vi / lĩnh vực áp TT Địa chỉ nhân dụng sáng kiến Phạm vi: Áp dụng tại trường THCS cho học Trường THCS - Bình Xuyên - sinh lớp 7 1 Lớp 7 trường THCS Vĩnh Phúc Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thuc_hien_tot_cong_tac_chu_nhiem_de_na.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng đối với học sinh Lớp 7.pdf