Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nam, ngày 28 tháng 10 năm 2013 BÁO CÁO Đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2013 Tên sáng kiến: Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tên đồng tác giả: - Lại Quang Tuyển: Kỹ sư vật liệu xây dựng, Trưởng phòng Giám định Sở Xây dựng Hà Nam. - Nguyễn Văn Quyết: Kỹ sư xây dựng; Phó trưởng phòng Giám định Sở Xây dựng Hà Nam. A. Phần mở đầu: - Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng: Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Để có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. - Lý do cần tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng: Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Do có vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là mục đích hướng tới. Ở Việt Nam, Luật Xây dựng 2003 được Quốc Hội Khóa XI thông qua năm 2003, trong đó chất lượng công trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được hoàn thiện theo hướng hội nhập quốc tế; những mô hình quản lý chất lượng công trình tiên tiến cùng hệ thống tiêu chí kỹ thuật cũng được áp dụng một cách hiệu quả. Tuy vậy, sau gần 10 năm, Luật Xây dựng 2003 cũng cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thị trường và tạo được sự thống nhất của cả hệ thống pháp luật có liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng. - Mục đích của việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là nâng cao chất lượng công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư. 1 việc thực hiện dịch vụ theo kiểu môi giới hoặc thuê mượn, thiếu thực lực gây hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tư vấn. Trong 2 năm gần đây số lượng các công ty tư vấn phát triển tràn lan nhưng năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế và chưa làm tròn trách nhiệm, còn vi phạm nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng. Tất cả các đơn vị tư vấn trên địa bàn đều không có hệ thống quản lý chất lượng; Trên thực tế cho thấy hầu hết các sai sót, khiếm khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng, nhất là trong thiết kế. Sai sót của tư vấn thiết kế có trường hợp dẫn đến hậu quả lâu dài khó khắc phục. Tuy rằng kinh phí cho công tác tư vấn xây dựng không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn. Những thiếu sót, sai lầm của công tác tư vấn xây dựng thuộc phạm trù chất xám nên khó phát hiện nhưng điểm lại các nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là: - Với tư vấn thiết kế: Phần lớn các đơn vị tư vấn thiếu các cá nhân chủ trì thiết kế theo đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng còn hạn chế (vẫn còn tình trạng mượn chứng chỉ: 01 ông kiến trúc sư có chứng chỉ thiết kế có trong hồ sơ năng lực của nhiều công ty tư vấn); do thiếu về năng lực hành nghề chuyên môn vì vậy thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến chất lượng sản phẩm hồ sơ rất kém (vì không có sự đầu tư nghiên cứu, chủ yếu là coppy từ các công trình tưng tự, điển hình; tác giả chủ yếu là những kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm...); đa số các đơn vị tư vấn thiết kế không có bộ phận kiểm tra KCS; các đơn vị tư vấn thiết kế thường không có sự giám sát tác giả và từ trước tới nay chưa có công trình nào được thiết kế lập quy trình bảo trì hoặc biệm pháp thi công chỉ đạo. + Trong bước thiết kế kỹ thuật (Thiết kế bản vẽ thi công): Công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chính xác (Trong công tác này hầu hết lại không được Ban QLDA nghiệm thu tại hiện trường mà chỉ nghiệm thu trên hồ sơ). Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung + Các biểu hiện về chất lượng khi công trình thi công xong đưa vào sử dụng đã xảy ra hiện tượng nứt, lún, sụt trượt, xử lý nước ngầm như các dự án nêu trên. Không thể nói chỉ do sai sót của đơn vị thi công mà còn là do sai sót của thiết kế gây ra. - Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế: Mới chỉ thực hiện ở dự án do Tư vấn trong nước thiết kế, nhưng nhìn chung việc giám sát tác giả của Tư vấn thiết kế cũng chưa nghiêm túc, trách nhiệm về sản phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình. - Với tư vấn khảo sát: còn nhiều bất cập vẫn mang tính hình thức; có nhiều Kết quả khảo sát không phản ánh đúng thực tế; phương án khảo sát hầu như không có nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt; quá trình khảo sát không 3 - Nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thực hiện dự án (Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu) bằng cách tăng cường tính chịu trách nhiệm của các chủ thể theo các chế tài, tạo điều kiện trong hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ quản lý cũng như tư vấn của dự án. - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đối với doanh nghiệp Tư vấn dựa trên các nguyên tắc cơ bản (Tự thân phát triển; Hợp tác phát triển; Hoàn thiện các chế độ, chính sách trong việc sử dụng và đãi ngộ; Xây dựng mô hình tổ chức Tư vấn, mô hình quản lý và thực hiện dự án). - Nghiên cứu đề xuất các phương thức hợp tác để tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nâng cao năng lực của Nhà thầu xây lắp, xác định trách nhiệm của các nhà thầu xây lắp về chất lượng xây dựng do mình đảm nhận chú trọng công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình lập, thẩm định, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 3/12/2010 của Bộ Xây dựng. - Cấp phát trang thiết bị bảo hộ đầy đủ và bắt buộc sử dụng. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để công tác lao động và vệ sinh môi trường thực sự đi vào ý thức người lao động. Có chế tài xử lý đối với nhà thầu vi phạm các quy định về an toàn, để xẩy ra tai nạn. Có hệ thống kiểm soát lưu trữ thông tin về các nhà thầu để xẩy ra tai nạn lao động và sử dụng như một điều kiện trong quá trình xét thầu. 2.2. Giải pháp và yêu cầu cụ thể đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng như sau: a) Đối với các chủ đầu tư: - Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và cấp quyết định đầu tư về chất lượng công trình xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thự hiện đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật (kể cả trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án) - Phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện các công việc tư vấn, thi công xây dựng quy định của pháp luật để khảo sát xây dựng, lập dự án và thiết kế xây dựng công trình; Trong đó, yêu cầu tư vấn cung cấp hồ sơ năng lực gồm: Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ; báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc bản tự khai quyết toán thuế có xác nhận của cơ quan thuế địa phương; danh sách Kiến trúc sư, kỹ sư có đủ văn bằng, chứng chỉ hành nghề và được công ty đóng bảo hiểm có xác nhận của cơ quan bảo hiểm địa phương; các hợp đồng tương tự đã thực hiện - Phải phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát; giám sát chặt chẽ và nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; 5 - Cử người thực hiện giám sát tác giả, tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc do yêu cầu tư vấn thiết kế thấy cần thiết phải kiểm tra. - Phải chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế do mình đảm nhận. b3) Giám sát thi công công trình: - Yêu cầu thực hiện giám sát ngay khi khởi công xây dựng, giám sát thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công công trình; - Nghiêm cấm việc thông đồng với nhà thầu thi công và chủ đầu tư làm sai kết quả giám sát hoặc nghiệm thu khối lượng không đảm bảo chất lượng, khối lượng ngoài thiết kế. Nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm. b4) Kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình: - Yêu cầu tổ chức thực hiện ngay từ khi khởi công công trình; - Đề cương kiểm tra, chứng nhận phải phù hợp với nội dung yêu cầu; không cấp giấy chứng nhận đối với các công trình không đảm bảo chất lượng; c) Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình: - Phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công công trình; - Thi công xây dựng công trình theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường; - Các loại vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình do nhà thầu cung cấp phải đúng nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế và được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng; - Phải lập và ghi nhật ký thi công theo đúng quy định; - Tất cả công việc, bộ phận công trình ẩn dấu hoặc bị che khuất phải lập bản vẽ hoàn công và phải được các bên liên quan nghiệm thu trước khi cho thực hiện các công việc tiếp theo; - Phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công trình do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không đảm bảo chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường. d) Trách nhiệm của các Sở ngành và cơ quan quản lý nhà nước: - Giao Sở Xây dựng rà soát danh sách các đơn vị tư vấn tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; - Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có xây dựng công trình chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng công trình và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thanh tra, kiểm tra và biện pháp xử lý vi phạm; 7 Qua công tác tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng, việc triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng được nâng cao, tạo ra công trình đảm bảo chất lượng, bền vững là góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng cơ bản của tỉnh ta, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội đồng xét duyệt sáng kiến Người báo cáo sáng kiến Nguyễn Văn Quyết 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_chat_luong.doc