Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường phổ thông

UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: THCS Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC 2018-2019 1 NĂM HỌC: 2018 - 2019 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Vấn đề nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt đối với một tổ chức. Nguồn nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong các hoạt động của tổ chức. Điều đó đặt ra cho tất cả các tổ chức, trong đó có ngành giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, làm thế nào nâng cao năng lực, động cơ người lao động giúp cho tổ chức phát triển. Vì vậy việc quản lý nguồn nhân lực trong ngành giáo dục là hết sức quan trọng và cần thiết. Từ nhận thức đó, để xây dựng nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đan Phượng ngày càng hoàn thiện, tôi xin chọn đề tài “Quản l ý nguồn nhân lực trong nhà trường phổ thông ” làm mục tiêu nghiên cứu, nhằm góp phần giải quyết vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn. II. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực trong ngành giáo dục. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của trường THCS Lương Thế Vinh thời gian qua - Đề xuất giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của trường THCS Lương Thế Vinh thời gian tới. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh, Thị Trấn Phùng huyện. Về thời gian: Năm học 2018-2019 IV. Đối tượng khảo sát, thử nghiệm - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhà trường - Chi bộ Đảng nhà trường, Công đoàn nhà trường V. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lí luận; duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp phân tích so sánh, điều tra, khảo sát, phương pháp chuyên gia và các phương pháp khác. 3 tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình”. + Điều 53- chương III: Quy định nhiệm vụ quyền hạn nhà trường là “quản lý giáo dục, cán bộ, nhân viên”. + Về nhiệm vụ nhà giáo, Luật Giáo dục yêu cầu nhà giáo phải có nhiều tiêu chuẩn, trong đó có các tiêu chuẩn “Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ” (Điều 61) + Điều 70 - Chương IV nói về chính sách đối với nhà giáo“Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.” + Điều 29- Chương IV nêu nhiệm vụ giáo viên: “Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục”. • Điều lệ trường THPT quy định : + Điều lệ trường THPT- Điều 29, chương IV, mục 1, điểm c có ghi: “Giáo viên có nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục.” + Điều 31 nói về quyền của người giáo viên: Trình độ chuẩn của giáo viên THPT là tốt nghiệp ĐHSP. Giáo viên chưa đạt chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn. + Điều 31, chương IV quy định về trình độ chuẩn Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học (2003-2004) của Bộ Giáo dục nêu: “ Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo. Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương” Xuất phát từ những cơ sở trên, để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong trường THCS Lương Thế Vinh là một đòi hỏi hết sức cấp bách và tất yếu. 2. Những khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. 5 - Địa điểm trụ sở chính: Số 216 – Phố Phùng Hưng- Thị trấn Phùng- huyện Đan Phượng- Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 0433 886 694. - Quá trình thành lập và phát triển: Trường được thành lập tháng 10 năm 1995 với chức năng là trường chuyên có nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện để dự thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố và cấp quốc gia. Năm 1997 nhà trường được đổi tên thành Trường THCS Lương Thế Vinh. Năm 2003 nhà trường được huyện bàn giao về Thị trấn Phùng quản lý. Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2007. Trường đạt phổ cập trung học cơ sở từ năm 2007, đến nay đạt tỷ lệ 100%. Năm 2010 trường đạt cấp độ 3 về kiểm định chất lượng. - Những đặc điểm chính của đơn vị và địa phương: + Trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh đóng trên địa bàn phố Phùng Hưng - thị trấn Phùng - huyện Đan Phượng- thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 20km, nằm ven trục quốc lộ 32 là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Đan Phượng với trình độ dân trí cao. + Cơ cấu tổ chức: Số lớp: 21; số học sinh: 886; nhiều năm không có HS bỏ học. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, hợp đông: 51( Biên chế: 42, H Đ 68: 4, HĐ trường: 5) Chất lượng đội ngũ: * Cán bộ giáo viên: Có trình độ đại học: 40/42, trình độ cao đẳng: 02. Đạt trình độ chuẩn: 100%, trình độ trên chuẩn: 94.6% * Nhân viên: Có trình độ đại học: 02; cao đẳng: 2, trung cấp: 2 và 3 bảo vệ có trình độ 12/12. Chi bộ nhà trường có 26 đảng viên, đạt tỷ lệ đảng viên/CBGVNV là 55.1%. Chi bộ đã lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Liên tục trong nhiều năm chi bộ trường THCS Lương Thế Vinh đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Nhiều năm được Huyện ủy Đan Phượng khen có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng. + Có tổ chức Công đoàn cơ sở và Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ đạt kết quả tốt. + Cơ sở vật chất: Trường có 4 dãy nhà: Dãy A, B, C đầy đủ cơ sở vật chất cho dạy và học; khu hiệu bộ có các phòng làm việc, các phòng học chức năng - có máy chiếu, phòng tin có 30 máy; sân sau có sân bóng đá, nhà thể chất; bếp ăn phục vụ cho học sinh bán trú. Có đủ sân chơi, cây bóng mát cho học sinh, đủ các khu vực phục vụ cho công tác dạy và học, có 5 khu vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn riêng cho học sinh và giáo viên. 7 + Phong trào thi đua “ Hai tốt” luôn được nhà trường quan tâm và đẩy mạnh, có nhiều đồng chí liên tục là Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến và giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thành phố. + Nhà trường cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Hội đồng Anh trong dự án Đối thoại Châu Á, xây dựng công dân toàn cầu, kết nối lớp học. *Khó khăn: + Còn một số học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình, chưa ngoan và hổng kiến thức. + Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, thành phố các môn Sử, Địa, Sinh, GDCD các em và gia đình các em không tích cực tham gia làm một thách thức lớn đối với nhà trường. b. Thực trạng về công tác quản lý nhân sự của nhà trường *Mặt mạnh: Trường đều thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của ngành và đúng luật giáo dục, triển khai hoạt động dạy và học theo đúng quy chế chuyên môn. Trong quá trình chỉ đạo và quản lý công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng luôn bám sát mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, đã cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn để thực hiện trong quá trình quản lý và chỉ đạo tại đơn vị mình. Công tác bồi dưỡng giáo viên ở các nhà trường luôn bám sát nội dung, chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường, thể hiện đúng chủ trương của Đảng đó là giáo dục học sinh toàn diện. Nhà trường đã có định hướng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, coi đó là một định hướng lớn nhất trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020. Nhà trường đã triển khai bằng các văn bản cụ thể, được tổ chức chặt chẽ. Công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ được thực hiện theo các con đường. Khuyến khích cá nhân tự học, tự bồi dưỡng. Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên. Bố trí giáo viên chưa đạt trên chuẩn đi đào tạo tại chức, liên thông, từ xa... Hàng năm Sở GD & ĐT tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học trong nhà trường đã được từng bước mua sắm và nâng cấp tương đối đầy đủ, ngày một khang trang. Trường thực hiện tốt khẩu hiệu "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" trong công tác chỉ đạo và quản lý bồi dưỡng cho giáo viên. Việc bồi dưỡng giáo viên đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, vận 9 Đội ngũ giáo viên: Trình độ giáo viên chưa đồng đều, giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm, giáo viên cao tuổi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học còn chậm. Điều kiện phục vụ dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên. Hàng năm những giáo viên sắc về chuyên môn đã được chuyển lên trung tâm chất lượng cao nên công tác bồi giỏi có phần yếu kém, thực tế trong những năm trước nhà trường đã cung cấp cho trung tâm chất lượng cao các giáo viên như giáo viên môn vật lý, một giáo viên môn hóa học, hai giáo viên văn, một giáo viên toán, đó chính là nguyên nhân mà chất lượng học sinh giỏi chưa cao. Do ngân sách việc xây dựng hệ thống phòng học, tường rào.... chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới phương pháp của các trường. Thiết bị dạy học đã được cấp phát cơ bản đủ nhưng chất lượng kém là một trở ngại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. c. Thực trạng đội ngũ giáo viên Mặt mạnh: Phần đông đội ngũ giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy. Đội ngũ giáo viên của trường cơ bản đủ về số lượng. Về chất lượng thì đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, thân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần cầu tiến. Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng ngoài những thời điểm bồi dưỡng tập trung Hằng năm, chất lượng chuyên môn được từng bước nâng cao Hạn chế: Một bộ phận giáo viên còn chưa có ý thức đầy đủ về bồi dưỡng nâng cao trình độ, bảo thủ và ngại khó trong việc tiếp thu cái mới trong hoạt động giáo dục, còn tình trạng dạy chay, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học. Việc ứng xử sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế, việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh để phát hiện những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa thường xuyên nên dẫn đến có lớp học sinh nghỉ học nhiều Tỷ lệ phân công giữa các môn chưa đồng đều, số lượng giáo viên toàn trường là thiếu 3 GV so với số lớp học và thiếu giáo viên chuyên ở bốn bộ môn.: Vật lý, GDCD, Lịch sử, Tin học, do đó nhiều giáo viên phải dạy chéo ban, chất lượng các giờ dạy không cao. Tay nghề không đồng đều, không có giáo viên nòng cốt cho công tác bồi giỏi, chỉ dừng lại ở kiến thức chắc nhưng không sắc do đó kết quả HSG tỉnh thường thấp so với mặt bằng của huyện. Số giáo viên có tuổi đời cũng như tuổi nghề cao thì một số yếu về năng lực chuyên môn, có sức ì trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, số giáo viên này chưa thực sự là hạt nhân trong chuyên môn. Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân vẫn còn có một số đồng chí giáo viên 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_nguon_nhan_luc_trong_nha_truon.doc