Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động dạy và học các bộ môn văn hóa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động dạy và học các bộ môn văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động dạy và học các bộ môn văn hóa

_____________________________________________________________________ ___ Quản lý Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hoá _____________________________________________________________________ __ Lời nói đầu Trong tự nhiên và xã hội các hoạt động đều mong muốn có sự phát triển. Mỗi sự phát triển đều có động lực của nó; động lực có thể là tự nhiên, có thể do con người tác động. Thế thì đâu là động lực cho mỗi sự phát triển? Cây xanh muốn phát triển phải có giống tốt, được trồng ở vùng đất thích ứng, đấy là điều kiện tự nhiên. Được con người chăm sóc tốt, đấy là điều kiện xã hội (do con người tác động). ở một khía cạnh khác như: Rađio, Tivi, Máy vi tính, Điện thoại di động ngoài tính tiện dụng người ta phải luôn luôn cải tiến cho đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Có đáp ứng mới tồn tại đó cũng là động lực để phát triển. Trong giáo dục ở trường phổ thông hiện nay, đặc biệt là THCS đang trong thời kỳ phổ cập, hoạt động để phát triển phải bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Nếu xét về quy luật chọn lọc tự nhiên thì chúng ta không thể cầu toàn cả, đặc biệt là chất lượng giáo dục. Từ trước đến nay dân gian hay dùng từ "học giỏi", "học dốt" (đúng ra là chậm hiểu) đấy là phản ảnh cái thực tại, nhất là cái từ "học dốt" không ai muốn. Con người đâu có phải là bộ bách khoa toàn thư, đâu có phải là thánh nhân mà người ta thường đem cái chủ quan của mình áp đặt cho học trò. Nhưng xét về tác động của con người thì có thể có cải thiện, vì chúng có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau, cái nọ tác động đến cái kia, cái kia là động lực cho cái nọ. Từ năm học 2006-2007 lại có cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", cũng có nghĩa là điều xấu sẽ bị loại bỏ, những điều tốt đẹp trong toàn bộ hệ thống và trong từng nhà giáo sẽ được phát huy. Quyết tâm của Bộ trưởng đã truyền lửa cho toàn ngành giáo dục, nhất là những thầy cô giáo, những nhà quản lý đã nặng lòng với giáo dục. Chúng ta hãy cùng nhau đối mặt với thực tế, nhưng sự thật đôi khi đau lòng bởi chúng ta quen sống “đẹp lòng nhau”, các bên đều có lợi. Cái hại thì xã hội chịu, chẳng chết ai. Năm học 2007- 2008 chúng ta lại tiếp tục cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung: Không tiêu cực trong thi cử, không bệnh thành tích, không vi phạm đạo Tác giả: Nguyễn Văn Yên - Đơn vị: THCS Phong Khê TP Bắc Ninh 1 _____________________________________________________________________ ___ Quản lý Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hoá _____________________________________________________________________ __ Phần thứ nhất Mở đầu I/ Lý do chọn đề tài 1- Lý do khách quan: Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của nhà trường bởi lẽ: a. Xét về mặt đặc thù: Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa thể hiện đầy đủ nhất nét đặc trưng cơ bản của nhà trường, trong sự phân biệt sự khác nhau giữa nhà trường với hệ thống tổ chức xã hội, cũng như sự phân biệt giữa các hoạt động dạy – học với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường (như hoạt động ngoài giờ, lao động sản xuất, đoàn thể và hoạt động xã hội khác). b. Xét về mặt thời gian: Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa chiếm tỷ lệ 82,1 % thời gian so với số thời gian hoạt động trong nhà trường ( theo tiến sĩ Nguyễn Văn Lê ở viện nghiên cứu giáo dục đã công bố cụ thể như sau: thời gian hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa/ tuần: 82,1%; thời gian hoạt động các hình thức giáo dục khác/ tuần: 17,9%. c. Xét về chức năng nhiệm vụ: Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa nhằm cung cấp cho học sinh tri thức khoa học cơ bản có hệ thống về tự nhiên, xã hội, tư duy và lối sống. Đó chính là cơ sở nền tảng trọng yếu trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa còn là cơ sở khoa học để tiến hành cá hoạt động giáo dục khác trong nhà trường THCS. Với cách nêu trên chúng ta xét về mặt đăc thù về thời gian, chức năng nhiệm vụ thì thấy rằng hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản trong nhà trường. 2- Lý do chủ quan: a. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với GD&ĐT: Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến GD&ĐT “ Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Sự quan tâm của Tác giả: Nguyễn Văn Yên - Đơn vị: THCS Phong Khê TP Bắc Ninh 3 _____________________________________________________________________ ___ Quản lý Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hoá _____________________________________________________________________ __ III/ Khách thể, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát 1. Khách thể nghiên cứu: - Về mặt lý luận: Thế giới khách quan là đối tượng của nghiên cứu khoa học và thế giới khách quan vô cùng rộng, mỗi lĩnh vực khoa học chọn cho mình một bộ phận, một phần nào đó để khám phá tìm tòi, đó chính là thao tác khách thể nghiên cứu. - Về mặt thực tế của đề tài: Thế giới khách quan là lĩnh vực quản lý, nhưng ở đề tài này khám phá, tìm tòi về quản lý “Dạy và học các bộ môn văn hoá”, còn các vấn đề quản lý khác chưa đề cập đến. Đó chính là thao tác khách thể nghiên cứu. 2. Đối tượng của nghiên cứu: - Về mặt lý luận: Trong khách thể rộng lớn mỗi đề tài cụ thể có thể chọn một mặt, một thuộc tính, một mối quan hệ của khách thể để nghiên cứu, bộ phận đó chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài. - Về mặt thực tế đối tượng nghiên cứu của đề tài: ở đề tài này đề cập đến “Quản lý dạy và học các bộ môn văn hóa”, mối quan hệ con người trong dạy- học và quản lý nó như thế nào? 3. Phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp hỗ trợ nhằm: a. Tổng kết kinh nghiệm. b. Đọc tra cứu các tài liệu có liên quan. c. Trao đổi, mạn đàm, thảo luận. e. Lập biểu so sánh đối chiếu. g. Điều tra các số liệu có liên quan. 4. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát chủ yếu là công việc quản lý trực tiếp qua nhiều năm; bằng kinh nghiệm bản thân, bằng tham khảo ý kiến đồng nghiệp , bằng các kênh thông tin và đặc biệt chính là trường thcs Phong Khê. IV/ Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện của đề tài: 1. Nhiệm vụ của đề tài a. Xây dựng cơ sở lý thuyết: Cơ sở khoa học - cơ sở thực tiễn. b. Phân tích làm rõ bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu. c. Đề xuất giải pháp, ứng dụng cải tạo. Tác giả: Nguyễn Văn Yên - Đơn vị: THCS Phong Khê TP Bắc Ninh 5 _____________________________________________________________________ ___ Quản lý Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hoá _____________________________________________________________________ __ 1- Quản lý: Khái niệm quản lý đã được rất nhiều nhà quản lý và thực hành quản lý nêu ra, cho tới nay đã có trên trăm định nghĩa về quản lý khác nhau. Còn trong lĩnh vực giáo dục ta có thể hiểu phạm trù quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng như sau: Quản lý là một quá trình có hướng đích, có tổ chức, có sự lựa chọn dựa trên các thông tin của hệ và môi trường của hệ, để điều chỉnh các quá trình và hành vi của đối tượng quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành phát triển tới mục tiêu xác định.(theo định nghĩa được học ở trường quản lý) 2- Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng là: Quản lý một hệ, phân hệ quản lý hành chính Nhà nước, là hệ thống những nội dung có mục tiêu, có kế hoạch, hợp quy luật và đúng ý trí của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục, cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng nhằm thực hiện tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình GD&ĐT thế hệ trẻ đạt tới mục tiêu đã xác định.(điều học ở trường quản lý) III/ Khái niệm về hoạt động dạy- học: 1-Khái niệm: Hoạt động dạy - học là hoạt động cơ bản trọng tâm trong nhà trường được diễn ra giữa thầy và trò nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phát huy năng lực trí tuệ và xây dựng được thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn trong sáng. Hoạt động dạy - học thực chất là thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa hai hoạt động: dạy của thầy, học của trò. Có nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra khái niệm khác nhau. Song nói chung thì hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình hình thành nhân cách toàn vẹn. Nó chính là hoạt động của thầy và trò trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, trò giữ vai trò chủ động, tích cực nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói một cách khác đó là quá trình qua lại giữa thầy giáo và học sinh, nhằm truyền thụ lĩnh hội kiến thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo thực hành và hoạt động nhận thức cho người học. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phát triển năng lực xây dựng phẩm chất, nhân cách cho người học theo mục đích giáo dục. Như vậy kết quả trực tiếp cho người học là nâng cao trình độ học vấn và phương pháp khoa học. Tác giả: Nguyễn Văn Yên - Đơn vị: THCS Phong Khê TP Bắc Ninh 7 _____________________________________________________________________ ___ Quản lý Hoạt động dạy - học các bộ môn văn hoá _____________________________________________________________________ __ giáo viên, một nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Quản lý giáo viên về mặt chuyên môn, năng lực sư phạm nó thể hiện ở khả năng tổ chức, khả năng quản lý lớp, khả năng hướng dẫn hình thành kiến thức, rèn kỹ năng: Kỹ năng tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ. Khả năng giao tiếp của giáo viên đối với học sinh và phụ huynh học sinh. Để quản lý thuận lợi và đạt kết quả thì người cán bộ quản lý cần xem xét phân loại đội ngũ để quyết định phân công bố trí sắp xếp công việc phù hợp với từng giáo viên, để mỗi thành viên trong nhà trường phát huy được hết khả năng của họ. Quản lý quá trình dạy – học chính là quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy. Phải xác định chương trình dạy – học là mang tính pháp lệnh, mục tiêu là chiến lược con người. Quản lý nội dung chương trình được thể hiện cụ thể hóa bằng SGK. Muốn quản lý tốt vấn đề này người quản lý phải là người nắm được những thay đổi của chương trình, thường xuyên kiểm tra, dự giờ, khảo sát chất lượng sau giờ dự , thống kê kết quả định kỳ. Quản lý kế hoạch giảng dạy chính là kế hoạch lên lớp của từng giáo viên nhằm thực hiện đầy đủ chương trình và nội dung thể hiện qua kiến thức SGK, tùy trình độ khả năng học tập của từng khối lớp mà có kế hoạch giảng dạy thích ứng, phù hợp. Quản lý xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch giảng dạy của tổ, cá nhân. Xây dựng thời khóa biểu bảo đảm tính khoa học, hợp lý, thuận lợi, điều phối giáo viên vào các giờ trống vắng, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm (hay trình độ tay nghề) cho đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy. Tóm lại: Quản lý quá trình dạy - học chính là quản lý: Con người thực hiện hoạt động dạy, kế hoạch giảng dạy, chấp hành quy chế chuyên môn, thời gian lên lớp, phương pháp giảng dạy để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường. B. Cơ sở thực tiễn ( Chủ yếu nêu ra mang tính khái quát các bộ môn văn hoá cung cấp gì và đặc điểm của các loại bài học và lấy đó có cơ sở thực tiễn cho các phần tiếp theo) I- các bộ môn văn hóa cung cấp gì? Tác giả: Nguyễn Văn Yên - Đơn vị: THCS Phong Khê TP Bắc Ninh 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_hoat_dong_day_va_hoc_cac_bo_mo.doc