Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển văn hóa đọc trong thư viện trường Tiểu học

docx 18 trang skquanly 20/08/2024 1710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển văn hóa đọc trong thư viện trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển văn hóa đọc trong thư viện trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển văn hóa đọc trong thư viện trường Tiểu học
 1/12
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 “Thư viện không nên chỉ là nơi giữ sách, cũng không nên chỉ là nơi đọc 
sách giái trí nhẹ nhàng. Nó phải là một trung tâm nghiên cứu - sự nghiên 
cứu mà bất kỳ một con người có lý trí nào cũng cần phải có.” Câu nói của 
viện sĩ Phêđôrôp, đã khẳng định vai trò quan trọng của thư viện đối với sự 
phát triển của trẻ nhỏ.
 Trong những năm gần đây,dưới sự chỉ đạo và quan tâm của Phòng giáo 
dục và đào tạo Ba Vì các thư viện trong các trường học có sự tăng lên đáng 
kể cả về số lượng và chất lượng. Thư viện đạt chuẩn là một nguồn lực quan 
trọng. Các văn vản hướng dẫn tổ chức các hoạt động thư viện thường xuyên 
được các cấp chỉ đạo, tuy nhiên việc thực hiện tại các cấp cơ sở chưa thực sự 
có hiệu quả. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều học sinh các trường Tiểu học 
thích đến thư viện, thích đọc sách tuy nhiên đa số các em có xu hướng đọc 
những truyện tranh với những nội dung đơn giản, không có định hướng, 
thậm chí thiếu lành mạnh; ngại đọc các loại sách kinh điển, đặc biệt các sách 
nhiều chữ, nhiều tập; bên cạnh đó còn có nhiều học sinh ngại đọc, không có 
thói quen đọc, văn hóa nghe – nhìn đang có phần lấn lướt văn hóa đọc, thời 
gian dành việc chơi game, xem truyền hình của học sinh càng ngày càng 
cao...
 Từ những phân tích trên cho thấy, hoạt động thư viện trường Tiểu học 
góp phần quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Nhưng 
các hoạt động nào của thư viện có thể giáo dục văn hóa đọc? Thực trạng các 
hoạt động thư viện nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh của các trường 
Tiểu học hiện nay như thế nào? Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài:“Phát triển 
văn hóa đọc trong thư viện trường tiểu học”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng hoạt động thư viện hướng 
tới giáo dục văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học tại trường tôi công tác, đề 
xuất các biện pháp để nâng cao các hoạt động thư viện từ đó góp phần phát 
triển văn hóa đọc cho học sinh.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Phát triển văn hóa đọc trong thư viện trường tiểu học.
 4. Phạm vi nghiên cứu
 Trường Tiểu học nơi tôi đang công tác. 3/12
phong phú, sát với chương trình học tập trong nhà trường, với các phương 
pháp phục vụ đa dạng, hướng tới phát huy tính tích cực, sáng tạo của người 
đọc trong quá trình tiếp cận và sử dụng tài liệu sẽ hỗ trợ tích cực cho việc giáo 
dục văn hóa đọc cho học sinh. Nhu cầu đọc lành mạnh của học sinh tiểu học 
được đáp ứng đầy đủ bằng các hình thức phục vụ mượn và đọc tại chỗ sinh 
động, hấp dẫn, thuận tiện. Các phương pháp hướng dẫn đọc đặc thù trong thư 
viện như giới thiệu sách, thảo luận sách, vẽ tranh theo sách, thi vui đọc sách... 
sẽ giúp các em phát triển nhu cầu và hứng thú đọc một cách lành mạnh, hài 
hoà, đồng thời củng cố và phát triển các kỹ năng đọc đã được hình thành 
trong chương trình học tập. Những sinh hoạt tập thể trong quá trình đọc tại 
thư viện cũng giúp các em rèn luyện thái độ ứng xử văn hoá với sách.
 1.2. Các hoạt động của thư viện nhằm phát triển văn hóa đọc cho học 
sinh trường Tiểu học
 Thư viện trường Tiểu học bao gồm nhiều hoạt động. Tuy nhiên với mục 
đích nhằm giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học, tôi nghiên cứu về 3 
hoạt động rõ nét nhất: 
 * Công tác bạn đọc.
 * Các hoạt động phong trào nhằm giáo dục văn hóa đọc.
 * Tiết học thư viện.
 - Công tác bạn đọc
 Công tác bạn đọc là một hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát 
triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, 
hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức. Phục vụ bạn đọc là 
công tác trung tâm của mỗi thư viện, với các hoạt động cụ thể: Hướng dẫn 
bạn đọc sử dụng thư viện: đầu năm, thường xuyên, định kỳ; Hỗ trợ tra cứu 
các loại tài liệu; Hướng dẫn cách thức đọc sách; Phục vụ thông tin theo yêu 
cầu của bạn đọc; 
 Vì vậy công tác bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy 
mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và 
nhiệm vụ của nhà trường.
 Như vậy, nếu làm tốt công tác bạn đọc thì sẽ tạo nên sự thuận lợi, thoải 
mái cho học sinh khi đến đọc sách tại thư viện, đồng thời giáo dục thói quen 
đọc sách và hứng thú đọc sách cho học sinh. 
Minh chứng 1: Cán bộ thư viện hướng dẫn học sinh đọc sách tại thư viện 5/12
sinh chủ động trong việc tìm đọc sách, phát triển vốn từ, được giáo dục đạo 
đức, kỹ năng sống khi hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
 Minh chứng 5: Ttiết đọc tại thư viện
 2. Thực trạng triển khai các hoạt động thư viện nhằm phát triển 
văn hóa đọc cho học sinh trong trường Tiểu học:
 Trường tiểu học Chu Minh được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 
công nhận trường chuẩn mức độ 1,thư viện chuẩn năm 2019. Thư viện tiên 
tiến năm 2020. Trong những năm qua nhà trường luôn chú trọng đến việc 
triển khai các phong trào đọc sách nhằm giáo dục văn hóa đọc trong nhà 
trường. Hầu hết cấn bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường đã sử 
dụng các loại tài liệu của thư viện như sách nghiệp vụ giáo viên, sách tham 
khảo, sách giáo khoa, sách thiếu nhi nhưng sử dụng một cách thụ động. Chỉ 
khi nào cần tài liệu môt vấn đề gì đó như tập huấn , chuyên đề, ra đề kiểm 
trathì mới tìm đến sách. Còn công việc chủ động đọc để tham khảo, mở 
rộng, nâng cao kiến thức về các lĩnh vực thì hầu như còn rất ít, chỉ khoảng 
50% - 60% giáo viên tích cực chủ động thường xuyên sử dụng tài liệu của 
thư viện.
 Bên cạnh đó nhiều học sinh khi vào thư viện không đọc mà chỉ lật sách 
xem hình ảnh, nói chuyện, đùa nghịch trong thư viện.
 Một số học sinh chưa thật sự có ý thức, còn vẽ bậy vào sách trong thư 
viện, ý thức bảo vệ giữ gìn sách báo còn chưa cao.
 Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần có những biện pháp, giải 
pháp cụ thể duy trì và phát triển thói quen đọc sách của học sinh từ đó nâng 
cao trình độ, kỹ năng đọc và đọc có hiệu quả.
 2.1. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thư viện
 Nhà trường có hai phòng thư viện với tổng diện tích 120m 2. .Ngoài ra 
nhà trường còn bố trí góc thư viện xanh trong vườn trường bên cạnh hành 
lang của phòng thư viện nơi học sinh có thể đọc sách mỗi giờ ra chơi. Số 
lượng sách truyện trong thư viện là hơn 6 nghìn đầu sách bao gồm: sách giáo 
khoa, sách nghiệp vụ dành cho giáo viên và cán bộ của trường, sách tham 
khảo, truyện đọc bao gồm nhiều thể loại, sách, báo phục vụ nhu cầu giải trí 
của học sinh và các loại băng hình phục vụ giảng dạy và học tập. Vốn tài liệu 
này chủ yếu được đầu tư từ ngân sách của nhà trường, một số ít tài liệu được 
tặng hay quyên góp. Hàng năm nhà trường thường xuyên mua bổ sung các 
đầu sách, trang bị cơ sở vật chất cho thư viện 7/12
triển về nhận thức cũng như hình thành tính cách cho học sinh của các giáo 
viên chưa được coi trọng, nên vẫn có những lớp chưa động viên học sinh 
tích cực tham gia đọc sách.
 Chính vì vậy, với suy nghĩ mong muốn phát triển văn hóa đọc trong nhà 
trường, hình thành được thói quen đọc sách cho học sinh, cùng với việc xác 
định mục đích của việc đọc sẽ trở thành một năng lực thiết yếu trên con 
đường hình thành khả năng tự học, tự bồi dưỡng.
 Bản thân tôi xin được trình bày một số biện pháp phát triển văn hóa đọc 
cho học sinh Tiểu học đã thực hiện tại trường từ năm học 2018 – 2019 đến nay.
 3. Một số biện pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học 
 3.1. Nâng cao vai trò của thư viện trong việc phát triển văn hóa đọc 
 3.1.1. Mục đích của biện pháp:
 - Hiểu rõ được ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc đối với sự hình 
thành và phát triển nhân cách học sinh là hết sức cần thiết.
 3.1.2. Nội dung và cách tiến hành:
 Nhân viên thư viện tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như định 
hướng xây dựng văn hóa đọc đối với tập thể giáo viên và học sinh thông qua 
các hình thức đa dạng như: sinh hoạt dưới cờ, tọa đàm, trao đổi, pano, khẩu 
hiệu,
 Xác định rõ giá trị văn hóa cần thiết nhất để xây dựng một môi trường 
giáo dục hiệu quả, môi trường đọc sách hiệu quả. Từ đó sắp xếp theo thứ tự 
ưu tiên các nội dung xây dựng văn hóa đọc, từ đó đưa ra được hệ thống các 
nội dung, xây dựng đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển nhà trường.
 3.2 Đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động thư viện nhằm giáo dục 
văn hóa đọc cho học sinh.
 3.2.1 Mục đích của biện pháp:
 Xây dựng môi trường đọc và đa dạng hóa các hoạt động thư viện sẽ 
thúc đẩy văn hóa đọc phát triển, từ đó sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động 
đọc sách, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu diễn ra sauu rộng trong tập thể 
giáo viên và học sinh
 Hướng tới việc bồi dưỡng kỹ năng đọc sách, khơi dậy hứng thú đọc 
sách và tạo dựng môi trường đọc sách, bước đầu hình thành thói quen đọc 
sách cho học sinh. Học sinh có nhiều cơ hội để tham gia vào môi trường 
phát triển văn hóa đọc. 9/12
quen và sự kiên nhẫn đọc sách từ nhỏ; hướng dẫn cách quản lí việc đọc sách 
của con ở nhà ngoài giờ học để đảm bảo các con hình thành nhận thức và 
quan điểm đúng đắn về việc đọc sách.
 3.2.3 Điều kiện thực hiện biện pháp
 Cán bộ thư viện chủ động thu các thông tin phản hồi từ GV, HS, cha mẹ 
HS để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
 Các hoạt động cần được tiến hành và đánh giá thường xuyên để tạo thói 
quen và nề nếp đọc cho học sinh.
 4. Kết quả đạt được:
 Qua gần 3 năm học, phong trào đọc sách trong nhà trường đã tăng lên 
đáng kể. Hầu hết các lớp đều vượt chỉ tiêu về số lượng đọc sách so với mục 
tiêu đầu năm đề ra. Số lượng học sinh tìm đến Thư viện để đọc thuộc nhiều 
thể loại: Truyện cổ tích, sách văn học, sách khoa học khám phá, truyện kể đạo 
đức, truyện kể lịch sử bằng tranh, danh nhân thế giớiVới vốn hiểu biết qua 
đọc sách, các em tự tin hơn, các phong trào do các em tự tổ chức có chất 
lượng cao hơn so với những năm học trước. Nhiều môn học của học sinh lớp 
4, lớp 5 các em biết cách tra cứu thông tin, làm bài tập và có thể tự tin thuyết 
trình trước lớp. Đó cũng chính là tiền đề cho việc phát triển và rèn luyện khả 
năng tự học, một năng lực cần thiết cho các em sau này.
 Các cuộc thi giới thiệu sách của các em cũng có tiến bộ nhiều về chất 
lượng. Các em mạnh dạn trình bày quan điểm, cảm nhận về những cuốn sách 
đã đọc, thông qua đó các em tự rút ra cho bản thân những bài học kinh 
nghiệm, những kiến thức đến với các em một cách tự nhiên, không khiên 
cưỡng. Các thầy cô cũng nhận thấy sự trưởng thành của các em qua mỗi đợt 
thi và càng nhận thấy vai trò quan trọng của việc đồng hành cùng các em qua 
những phong trào đọc sách được tổ chức trong nhà trường.
 Minh chứng 9: Hoạt động của giáo viên tham gia ngày hội đọc sách
 Không chỉ các bạn học sinh có niềm yêu thích đọc sách, thói quen đọc 
sách, mà mỗi gia đình cũng được các bạn nhỏ truyền cảm hứng để trở thành 
những gia đình yêu thích đọc sách. Nhiều phụ huynh chia sẻ với nhà trường 
việc các con ham thích đọc sách, không còn tập trung nhiều vào các trò chơi 
điện tử, thay vào đó là những cuộc tranh luận với cả nhà về những cuốn 
truyện con vừa đọc hay những câu đố mà các con có được trong khi đọc sách. 11/12
định được tính hiệu quả của các giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho 
học sinh. 
 2. Khuyến nghị
 Trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện cũng như 
sự cần thiết xây dựng phong trào đọc không chỉ là đơn lẻ, tôi xin mạnh dạn 
nêu một vài khuyến nghị sau:
 * Đối với trường học
 Cần thực hiện nhiều hoạt động để thúc đẩy phong trào đọc sách trong 
các nhà trường: Tổ chức Ngày hội đổi sách, đọc sách; Thường xuyên tổ chức 
giới thiệu sách trong các giờ chào cờ, tiết Sinh hoạt cuối tuần, để học sinh 
có điều kiện tiếp xúc với sách nhiều hơn nữa.
 Thầy cô giáo phải là tấm gương về không ngừng tự học, tự bồi dưỡng 
để nâng cao kiến thức, thực sự đổi mới phương pháp dạy học với phương 
châm lấy người học làm trung tâm và biến quá trình đào tạo thành quá trình 
tự đào tạo nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
 Ban Giám hiệu nhà trường cần tăng cường sự chỉ đạo sát sao hoạt động 
thư viện và các biện pháp thực nhiệm vụ phát triển văn hóa đọc cho học sinh. 
Từ đó nhân rộng điển hình tạo thành phong trào rộng lớn trong học sinh, 
giáo viên toàn trường.
 Tuyên truyền, giáo dục để huy động cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo 
dục trong và ngoài nhà trường tích cực tham gia vào các hoạt động thư viện.
 * Với cơ quan quản lí giáo dục cấp trênTăng cường nguồn ngân sách 
nhà nước hàng năm cho hoạt động thư viện.
 Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp 
vụ TV, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TV cho các nhân 
viên TV. 
 Phát triển văn hóa đọc sách trong nhà trường là một vấn đề cấp thiết, 
góp phần nâng cao dân trí và xây dựng một xã hội văn minh hiện đại. Để 
việc đọc sách trở thành một văn hóa mang tính bền vững và hiệu quả đòi hỏi 
phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo của thành phố, sự 
phối hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa ngành có liên quan như: Giáo 
dục, xuất bản, phát hành, xuất bản phẩm, thư viện cùng sự hỗ trợ của các 
phương tiện thông tin đại chúng góp phần vì sự phát triển của xã hội.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_van_hoa_doc_trong_thu_vien.docx