Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học cho học sinh Lớp 3 trong Mô hình dạy học VNEN

doc 19 trang skquanly 13/12/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học cho học sinh Lớp 3 trong Mô hình dạy học VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học cho học sinh Lớp 3 trong Mô hình dạy học VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học cho học sinh Lớp 3 trong Mô hình dạy học VNEN
 Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự Trọng
 MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 Mục Tên đề mục Trang
 1. Lý do chọn đề tài 2
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
 3. Đối tượng nghiên cứu 3
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
 5. Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG
 Mục Tên đề mục Trang
 1. Cơ sở lí luận 3,4
 2. Thực trạng 5,6
 3. Giải pháp, biện pháp 7
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 Mục Tên đề mục Trang
 1. Kết luận 17
 2. Kiến nghị 18
 Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 1 Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự Trọng
Vậy trước tình hình đổi mới không ngừng, liên tục của đất nước và của thế giới 
về giáo dục với việc đào tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản 
thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Vì vấn đề phát huy tính tích cực, tự 
giác, tự học cho học sinh là một trong các phương hướng góp phần cải cách giáo 
dục. 
 Vì thế tôi đã chọn đề tài: Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 
trong Mô hình dạy học VNEN.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 a. Mục tiêu
 Đánh giá thực trạng về năng lực tự học của học sinh ở lớp cũng như ở nhà. 
Thông qua đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho học 
sinh một cách có hiệu quả.
 b. Nhiệm vụ của của đề tài
 Tìm hiểu thực trạng về năng lực tự học của học sinh ở lớp cũng như ở nhà. 
Phân tích nguyên nhân, tìm ra những vấn đề liên quan đến về năng lực tự học 
của học sinh. Từ đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho 
học sinh lớp 3. 
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Bồi dưỡng và phát huy năng lực tự học cho học sinh khối lớp 3 
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Học sinh lớp 3A năm học 2015 – 2016; lớp 3A năm học 2016 – 2017; lớp 
3B năm học 2017 - 2018 tại trường TH Lý Tự Trọng.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
 - Phương pháp thử nghiệm.
 II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài
 Những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có nhiều sự thay đổi nhưng 
Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, để đảm bảo 
chất lượng dạy và học. Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là 
tăng cường rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong đó có kĩ năng tự học. Trong 
nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học 
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ 
bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây 
dựng tư cách và trách nhiệm công dân( Điều 23-Luật giáo dục).
 Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 3 Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự Trọng
dần cung cấp và hình thành cho HS những giá trị bền vững, giúp các em thành 
công trong tương lai.
 2. Thực trạng 
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều 
năm qua, bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra 
không thấy trước mắt như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự 
hình thành năng lực tự học của học sinh không phải một ngày, một buổi là có 
được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công 
việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời 
gian công sức để tìm hiểu. lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng 
học sinh trong lớp. Bình tĩnh, nhẫn nại trước những tình huống xảy ra trong 
cũng như ngoài lớp học. Từ đó đề ra kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp 
cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái, bao dung 
của người thầy.
 Đầu năm 2015 - 2016, tôi được ban Lãnh đạo nhà trường phân công chủ 
nhiệm lớp 3A, năm học 2016 – 2017 chủ nhiệm lớp 3C, năm học 2017 – 2018 
chủ nhiệm lớp 3B. Dù 3 lớp khác nhau nhưng khi tiếp nhận tôi đều gặp những 
thuận lợi và khó khăn chung như sau:
 a. Thuận lợi
 - Trường đã và đang thực hiện dạy và học theo Mô hình mới VNEN. Đây 
là một thuận lợi lớn đối với bản thân tôi và kể cả học sinh trong quá trình rèn 
luyện ý thức tự giác, năng lực tự học cho HS.
 - Hầu hết học sinh có ý thức tốt trong học tập. Tích cực tham gia các phong 
trào của lớp. Hầu hết các em có những kĩ năng cơ bản trong họat động nhóm 
như: kĩ năng lãnh đạo nhóm, kĩ năng hợp tác; giải quyết tình huống,....
 - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban lãnh đạo nhà trường, 
đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy.
 - Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các cha mẹ học sinh cũng như 
các đoàn thể cộng đồng trong và ngoài nhà trường với giáo viên chủ nhiệm lớp.
 - Luôn có ý thức tự trau dồi, luôn cố gắng phát huy vai trò là người cố vấn 
cho học sinh trong mọi thời điểm dù cho đó là ở lớp hay ở nhà. Cố gắng là tấm 
gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vốn các em thích học theo người lớn đặc 
biệt đó là thầy cô giáo của các em, thích bắt chước nên trong tư duy các em cũng 
có những suy luận nhất định. Các em sẽ phân vân, nghi ngờ khi người thầy nói 
lý thuyết suông mà không thực hành. Nên chính vì thế bản thân giáo viên cũng 
phải cho HS thấy mặc dù đã là giáo viên, đã là cô giáo nhưng cô cũng vẫn đang 
tích cực rèn luyện, tích cực tự học và khám phá những điều mới mẻ xung quanh. 
Làm đựoc như thế vừa là tấm gương cho HS noi theo cũng là để tích lũy thêm 
vốn hiểu biết cho bản thân nhằm phục vụ cho công tác dạy và học. 
 - Tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, xây dựng nên 
phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời động viên khuyến khích khi các em tự 
 Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 5 Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự Trọng
 Theo kết quả khảo sát của HS lớp 3B, trường TH Lý Tự Trọng năm học 
2017 – 2018 nêu lên thực trạng về hoạt động tự học của học sinh có 81,8 % HS 
chọn hình thức học một mình, 33,3 % HS chọn nhóm bạn để cùng học tập và chỉ 
có 6.1 % HS chọn hình thức học với người thân. Kết quả khảo sát cũng cho 
thấy, về kỹ năng tự học, có khoảng 27, 2 % - 54,5 % HS còn lúng túng khi sử 
dụng các kỹ năng tự học. Mức độ sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học của HS 
còn quá thấp ( chỉ từ 6,1 – 12,1 %).
 Về ý kiến của GV bộ môn đối với thời gian tự học của HS, có khoảng 34,8 
% - 38,9 % ý kiến GV cho rằng HS chỉ tự học một ngày từ 1 giờ đến 2 giờ và có 
6,5 % - 15,7% ý kiến GVcho rằng HS tự học 3 giờ và trên 3 giờ mỗi ngày. Ý 
kiến của các HS về thời gian tự học cũng tương đối tương tự với các ý kiến của 
các GV về vấn đề này khi có 24,2% - 45,1% cho rằng các em chỉ tự học từ 1 
giờ đến 2 giờ trong một ngày và có 9,1 % - 15, 2 % HS cho biết đã tự học 3 giờ 
và trên 3 giờ mỗi ngày.
 Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng thực trạng về hoạt động tự học của 
HS vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Theo kết quả trên, tỉ lệ HS tự học từ 1 đến 2 giờ 
chiếm khá cao. Bên cạnh đó, nhiều HS vẫn còn lúng túng khi sử dụng các kỹ 
năng tự học. Nguyên nhân một phần là do các em chưa có ý thức tự giác trong 
quá trình học tập, một phần khác là do các em chưa được định hướng một cách 
cụ thể trong hoạt động tự học của bản thân. Do vậy, vai trò của người GV trong 
việc phát triển kỹ năng tự học của HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy 
và học là hết sức quan trọng.
 3. Giải pháp, biện pháp 
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Những giải pháp được nêu trong đề tài đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm, 
phương pháp, biện pháp để nâng cao năng lực tự học cho HS. Khi vận dụng biện 
pháp này, tôi thấy kĩ năng, năng lực tự học của học sinh được nâng lên rõ rệt.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp
 b.1. Tạo động lực và hứng thú để phát triển kỹ năng tự học cho HS
 Muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết các em phải yêu thích môn 
học đó. Vì vậy cần tạo cho HS niềm say mê môn học. Tôi đã dùng tiết dạy để 
giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng những 
ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động cơ học tập ở các em. Trong quá 
trình dạy học, tôi đã lồng ghép một số kiến thức các môn học một cách tự nhiên 
ở hoạt động khởi động hoặc hoạt động kết thúc tiết học. Ví dụ: Ở môn Tự nhiên 
& Xã hội, có thể làm được điều này thông qua cách đặt vấn đề bằng những câu 
chuyện hay đơn giản chỉ là những câu hỏi thú vị như: Tại sao nước làm tắt lửa ?; 
Tại sao đồng hồ chạy từ trái sang phải? Câu hỏi vừa đặt ra tưởng chừng rất đơn 
giản nhưng để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi HS cần phải có những hiểu biết 
nhất định. Hay như câu hỏi: “Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn? ”. 
Trên thực tế, đa số HS khi được hỏi thường trả lời là băng phẳng trơn hơn, 
 Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 7 Dương Thị Kim Truyền Trường TH Lý Tự Trọng
chính. Đối với các vấn đề quan trọng, tôi nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần để HS 
tiếp thu đễ dàng hơn.
 Hướng dẫn cho HS cách học bài. GV nên giới thiệu và hướng dẫn cho HS 
tự học theo nhiều hình thức khác nhau. Huớng dẫn HS cách phân tích, tổng hợp, 
vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học cách nhận xét, đánh giá, so 
sánh đối chiếu các kiến thức khác Cách tự học này sẽ giúp cho HS có thể học 
được cách rèn luyện được năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng và phát triển 
tư duy sáng tạo trong việc tìm ra những hướng tiếp cận mới đối với các vấn đề 
trong học tập, trong cuộc sống..
 Ở cuối mỗi tiết hoc, tôi thường giao nhiệm vụ cụ thể cho HS ở tiết học tiếp 
theo. Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy HS tận dụng hết thời gian 
tự học, GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS. 
 Ví dụ: Khi học bài: Gam (PPCT tiết 65). Giao nhiệm vụ cụ thể cho các 
nhóm như: Mỗi nhóm sẽ có cân đồng hồ, cân đĩa, một số loại thực phẩm như 
đường, muối, rau;để thực hành cân. Môn Tiếng Việt: Học chủ đề về quê 
hương, cuối tiết yêu cầu HS sưu tầm trước một số bài hát về quê hương. Việc tự 
học sẽ diễn ra rất tự nhiên. Các nhóm sẽ phân công nhiệm cho nhau để tìm kiếm 
bài hát từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Sau khi đã tiếp nhận được kiến thức 
cũ, các em có thể tìm hiểu kiến thức mới. Có như thế, các em mới định hướng 
được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo. Khi có sự chuẩn bị trước ở 
nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều. 
 Vấn đề tự học ở HS là một vấn đề không hề đơn giản. Muốn hoạt động học 
tập đạt kết quả cao, đòi hỏi HS phải tự giác, không ngừng tìm tòi học hỏi. Ngoài 
ra, sự định hướng của người thầy đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự thành công 
trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Vì đây là một loại hoạt động, một 
loại lao động đặc biệt đòi hỏi HS phải có hứng thú trong học tập, tự học. Có 
hứng thú học tập, tự học sẽ giúp HS khắc phục được những áp lực, sự mệt mỏi, 
đối phó trong quá trình học tập. Cũng có thể khi mới bắt tay vào tự học, học sinh 
chưa có hứng thú, hoặc ít hứng thú, nhưng chính trong quá trình tự học, với 
những khám phá mới, cách tiếp cận mới, học sinh từ chỗ ít hứng thú đến nhiều 
hứng thú, từ chỗ việc học chỉ là một loại hoạt động bình thường (là nghĩa vụ) 
dần dần trở thành một sự đam mê, tự giác, có sự thôi thúc từ bên trong như một 
nhu cầu tự thân của học sinh vậy.
 Ngoài ra, tôi tìm hiểu và nắm chắc một số văn bản qui định, thông tư đánh 
giá xếp loại học sinh để từ đó đưa ra các qui tắc thưởng phạt theo tinh thần tự 
chủ được gọi là “kỉ luật tích cực”. Điều này tạo động lực thúc đẩy rất tích cực 
cho việc hình thành năng lực tự học ở mỗi học sinh.
 b.2. Nhóm kĩ năng học sinh cần có khi tự học
 Kỹ năng tự học của HS được hiểu đó là những việc làm, hành động, thao 
tác cụ thể của các em trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Con đường tích lũy, 
thu thập cũng phải tuân theo những quy định phù hợp, tránh tùy tiện. Muốn 
được như vậy, HS phải được rèn luyện một số kỹ năng tự học quan trọng. Đó là 
 Nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 3 trong mô hình VNEN. 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh.doc