Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm

docx 16 trang skquanly 20/08/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
PHẦN II: THỰC TRẠNG THƯ VIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN
TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY...................................3
PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM .................................................5
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhân viên trong 
nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động thư viện..........................................5
2. Đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện tốt nhất cho thư viện hoạt động trong 
phạm vi giới hạn tài chính cho phép. ....................................................................5
3. Chủ động sắp xếp, bố trí, trang trí thư viện sao cho khoa học, đảm bảo dễ tìm, 
dễ lấy, dễ tra cứu. ..................................................................................................7
4. Tăng cường nguồn sách cho thư viện................................................................8
5. Đổi mới các hoạt động của thư viện................................................................10
5.1.Tiết đọc sách tại thư viện ..............................................................................10
5.2. Tổ chức các buổi và các chương trình giới thiệu sách ................................11
5.3. Thi kể chuyện - vẽ tranh theo sách...............................................................12
6. Nâng cao năng lực của cán bộ thư viện; chủ động xây dựng mạng lưới các 
cộng tác viên cho thư viện nhà trường ................................................................13
PHẦN IV: KẾT QUẢ........................................................................................14
PHẦN V: KẾT LUẬN.......................................................................................15 2/15
đọc sách hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, với những cuốn sách ngoài sách 
giáo khoa học trên lớp, trong các giờ học. Nhà trường không thể làm tốt vai trò 
định hướng đọc cho học sinh khi không có thư viện, hoặc có mà hoạt động 
không hiệu quả, không thu hút được học sinh đến với những trang sách cùng 
một tâm thế hào hứng chờ mong.
 Trong phạm vi đề tài này, với vai trò là một nhà quản lý giáo dục trong 
trường tiểu học, cũng đã có một tuổi thơ lớn lên cùng sách, nay hàng ngày lại 
cùng các em tiếp cận với sách, tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ cũng như 
những việc đã và đang làm cùng các đồng nghiệp là cán bộ giáo viên nhân viên 
trường Tiểu học Ngọc Lâm để bước đầu tạo ra thói quen đọc sách cho học sinh. 
Đây như là một cách để xây những viên gạch đầu tiên trong việc hình thành 
“Văn hóa đọc” cho các em. Nội dung đề tài chủ yếu xoay quanh vấn đề: “Nâng 
cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách 
cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm” 4/15
 - Chế độ chính sách và ưu đãi dành cho cán bộ thư viện còn nhiều bất cập. 
Một số nơi chỉ coi thư viện như là công cụ để đạt chuẩn quốc gia khi đánh giá. 
Sau khi đã được công nhận thì không còn quan tâm tới hoạt động của thư viện 
nữa, khiến cho tâm lý của cả người làm công tác thư viện và giáo viên đều 
không thiết tha hào hứng trong việc triển khai các dự án thư viện hoặc cải tạo 
thư viện, làm giảm vai trò và giá trị giáo dục của thư viện.
 Trước những khó khăn trên, việc xây dựng thư viện và duy trì hoạt động 
của các thư viện một cách ổn định là không hề dễ dàng. Tuy nhiên trước vai trò 
to lớn của thư viện trường học đối với giáo dục và đào tạo cũng như vai trò của 
văn học đọc trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho thiếu nhi, các thư 
viện trường học vẫn cần phải tìm ra những lối đi riêng trong việc đưa sách và 
văn hóa đọc tới gần với học sinh hơn. 6/15
về diện tích, các điều kiện trang thiết bị tối thiểu theo chuẩn, cần có một sự bài 
trí đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi.
 - Xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo duy trì hoạt động của thư viện
 + Hằng năm, khi xây dựng dự toán sử dụng ngân sách, tôi luôn cùng kế 
toán chủ động dành từ 6% đến 10% tổng chi ngân sách để mua sắm trang thiết bị 
đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và các thiết bị phục vụ cho thư viện trường 
học. (theo thông thư 30/TT-LB ngày 26/7/1990 của Liên Bộ Tài chính - Giáo 
dục và Đào tạo). Tính đến tháng 5.2020, nhà trường đã dành 150 000 000 đồng 
cho hoạt động của thư viện năm học 2019 -2020
 + Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, nhà trường cũng chủ động chi cho 
các hoạt động chuyên môn của thư viện từ nguồn kinh phí học 2 buổi/ ngày.
 - Xác định thời gian, thời điểm sử dụng nguồn kinh phí phù hợp, hiệu quả. 
Trên cơ sở kế hoạch dự toán, nhân viên thư viện tham mưu cho hiệu trưởng về 
nội dung và thời điểm bổ sung mua sắm. Ví dụ, tháng 8, thời điểm trước khi vào 
năm học mới, cần thay thế các bảng biểu đã cũ, mua thêm tài liệu tham khảo cho 
giáo viên và học sinh. Việc bổ sung sách báo truyện thiếu nhi sẽ được thực hiện 
vào các tháng 1- 4- 9. Cuối mỗi tháng, sẽ là kinh phí để khen thưởng cho học 
sinh có thành tích trong hoạt động thư viện.
 - Sử dụng hợp lý có hiệu quả từ nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh. Trong 
các hoạt động của nhà trường, rất cần sự chung tay góp sức của cha mẹ học sinh. 
Hoạt động thư viện cũng vậy. Với tinh thần đầu tư cho việc đọc của con em 
mình, một số cha mẹ học sinh khối 5 của nhà trường trong năm học 2018-2019, 
trước khi ra trường đã có ý tưởng tặng lại các bạn học sinh những lớp nhỏ một 
công trình có ý nghĩa. Đó như là sự tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô và nhà 
trường trong suốt 5 năm học. Và món quà ấy chính là việc lát toàn bộ sàn phòng 
thư viện rộng 150 m2 bằng sàn gỗ, đảm bảo cho các con có không gian đọc ấm 
về mùa đông, mát về mùa hè (kinh phí khoảng 25 triệu đồng). Năm học 2019 - 
2020, ngay từ đầu năm, phụ huynh khối 5 đã đề xuất được tiếp tục tài trợ khi 
nhà trường có ý tưởng tận dụng hành lang trước phòng thư viện để làm mô hình 8/15
 + Bố trí một góc riêng đặt 05 máy tính có kết nối Internet để các em có 
thể truy cập thông tin, tìm hiểu kiến thức phục vụ cho các yêu cầu của giáo viên 
trong các giờ học trên lớp. Ngoài ra, trong phòng đọc của học sinh còn có một 
bộ thiết bị nghe nhìn hiện đại bao gồm: máy chiếu, ti vi, loa.
 + Để tạo cho học sinh có sân chơi phát triển năng khiếu cá nhân ngay 
trong phòng đọc, nhà trường đã dành những vị trí thích hợp để tạo thành các góc 
học tập khác nhau, như: góc đọc, góc viết, góc nghệ thuật Ví dụ như tại góc 
nghệ thuật, trường làm một sân khấu nhỏ. Sân khấu cao hơn sàn lớp 20cm, có lát 
thảm, phía trên vẽ tranh tường. Đây là nơi các em tham gia thi kể chuyện theo 
sách, giới thiệu các bài thu hoạch sau khi đọc sách, cũng có thể là nơi để các em 
nhỏ khối 1.2 thể hiện tài năng ca múa.
 + Trong phòng đọc của học sinh, nhà trường chú ý đến việc trang trí các 
bảng biểu, khẩu hiệu phù hợp lứa tuổi, sắc màu tươi sáng.
 - Kho sách: Kho sách được đặt ở giữa phòng đọc của giáo viên và học 
sinh. Tại đây có các giá sách đặt theo hàng, có lối đi vào giữa các ngăn. Sách 
trên các giá cũng được sắp xếp theo khối, phân loại theo chủ đề, môn học.
 - Thư viện thân thiện – Thư viện xanh: Đây chính là ý tưởng của nhà 
trường đã được cha mẹ học sinh hiện thực hóa. Toàn bộ dãy hành lang rộng 
2,4m dài 21 m đã được tận dụng làm thư viện xanh. Nền được trải cỏ, trên tường 
đặt các giá sách. Ghế ngồi đọc thay bằng ghế gỗ thông thường là các ghế mềm 
hình con thú, hình trái cây. Học sinh có thể ngồi ghế hoặc nằm ngay trên thảm 
cỏ, vô cùng thích thú. Các em được tận hưởng gió và nắng trời trong khi đọc 
từng trang sách. Khu vực thư viện xanh này là một trong những nơi thu hút học 
sinh đến rất nhiều, không chỉ trong các giờ đọc mà trong cả những giờ ra chơi, 
lúc chờ bố mẹ đến đón.
4. Tăng cường nguồn sách cho thư viện 
 Dù cơ sở vật chất có đẹp, có hiện đại thế nào đi nữa mà nguồn sách trong 
thư viện không đủ, không phong phú, không hấp dẫn thì cũng không thể thu hút 
học sinh đến đọc. Do đó song song với việc quan tâm đến hình thức phòng đọc, 10/15
trường tổ chức chu đáo nhằm tôn vinh sự phối hợp của cha mẹ với nhà trường. 
Đây cũng là dịp để các em học sinh thấy được trong mỗi trang sách mà các em 
đọc hôm nay đong đầy tình cảm yêu thương của cha mẹ, thầy cô.
 Thư viện nhà trường chủ động tham gia các dự án, các hoạt động cộng 
đồng trong khuôn khổ các chương trình về sách.Trong bối cảnh mọi hoạt động 
của nhà trường không thể tách rời cộng đồng, việc liên kết với các tổ chức trong 
và ngoài nhà trường là cần thiết. Hiểu được điều đó, nhà trường đã tích cực tham 
gia các hoạt động cộng đồng như: trao đổi sách với thư viện trường bạn, thư 
viện phường Bồ Đề; tham gia dự án “ Trẻ em vui đọc” do Hội đồng Anh tổ 
chức. 
5. Đổi mới các hoạt động của thư viện
 Để thu hút học sinh tham gia hào hứng, nhà trường xác định phải thường 
xuyên thay đổi các hình thức hoạt động của thư viện. Việc đọc sách không chỉ 
giới hạn trong giờ đọc tại thư viện mà được trải đều ở tất cả khoảng thời gian 
trống, đầu giờ học, trong giờ ra chơi, cuối giờ khi chờ đón bố mẹ. Không gian 
đọc sách không chỉ bó gọn trong phòng đọc mà được mở rộng ra tất cả mọi nơi, 
từ chiếu nghỉ cầu thang (nơi có các giá sách tự chọn), đến hành lang thư viện 
(nơi có thư viện xanh), các gốc cây rợp bóng mát trong sân trường. Việc đọc 
sách được kết hợp với nhiều hoạt động ngoại khóa khác phù hợp từng chủ đề, 
từng thời điểm.
5.1.Tiết đọc sách tại thư viện
 Theo qui định, trong thời khóa biểu của mỗi lớp có 1 tiết đọc sách tại thư 
viện trong 1 tuần. Nhà trường đã chỉ đạo cán bộ thư viện thiết kế các giờ đọc 
sách theo các hình thức và nội dung khác nhau. Trong tháng sẽ chia thành tuần 
đọc sách theo chủ đề (tuần 1, 3), tuần đọc sách tự chọn ( uần 2), tuần tổng kết 
với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật (tuần 4). Trong các tiết đọc sách tại thư 
viện, học sinh được tự lựa chọn đầu sách theo bảng màu, tuân theo nội qui 
phòng đọc. Tại tuần tổng kết tháng, ngoài việc kể chuyện theo sách, nêu cảm 
nghĩ sau khi đọc các cuốn sách hay, các em có thể lựa chọn thêm các hoạt động 12/15
từng hoạt động hoặc sự kiện trong tháng. Trên cổng TTĐT của nhà trường cũng 
có một trang riêng cho hoạt động này.
5.3. Thi kể chuyện - vẽ tranh theo sách
 Đây cũng là một hoạt động thường xuyên do thư viện nhà trường kết hợp 
với ban thiếu nhi tổ chức. Cuộc thi kể chuyện diễn ra hàng tuần hàng tháng tại 
các lớp. Lớp sẽ chọn đại diện để tham gia cuộc thi cấp trường. Vào những dịp kỉ 
niệm các ngày lễ lớn trong năm như 20/11; hội chợ xuân; 8/3; 15/5; 19/5cuộc 
thi sẽ diễn ra. Lớp nào, cá nhân nào đạt kết quả tốt sẽ được tuyên dương khen 
thưởng. Đây là một hoạt động có tác dụng rèn luyện khả năng ghi nhớ, bộc lộ 
cảm xúc cá nhân theo từng diễn biến nhân vật và thấu hiểu ý nghĩa câu chuyện 
qua từng sự kiện. Từ sân chơi này, nhà trường đã thành lập được một đội cộng 
tác viên nhí tham gia vào sân chơi “Kể chuyện sách hè”. Trong nhiều năm, đội 
học sinh của trường đều thay mặt thiếu nhi phường Bồ Đề tham dự và dành giải 
cao trong hội thi tại quận. Năm 2015, đạt giải Nhì với cuốn sách “Em kể chuyện 
Trường Sa”. Năm 2016, đạt giải Nhất với câu chuyện “Cầu Long Biên – chứng 
nhân lịch sử”
 Nếu hoạt động Kể chuyện theo sách chỉ thu hút được một bộ phận học 
sinh có khả năng diễn đạt lưu loát thì “ Vẽ tranh theo sách” lại cuốn hút được 
lực lượng lớn học sinh tham gia. Các em được thỏa sức sáng tạo với những nhân 
vật yêu thích trong các câu chuyện. Có xem những bức tranh các em vẽ mới 
thấy, cùng là câu chuyện với chỉ một nội dung nhưng nét vẽ của các em, bố cục 
bức tranh của các em lại khiến người xem liên tưởng tới nhiều điều khác biệt. 
Ngắm nhìn những bức tranh của câu chuyện “Nàng tiên cá”, “Cây tre trăm đốt”; 
“Tấm Cám” càng yêu thêm những nhân vật cổ tích trong thể giới trẻ thơ sinh 
động đến nhường nào. Và cũng từ phong trào này, học sinh nhà trường đã gặt 
hái được thành tích đáng tự hào. Nhóm các em học sinh Trần Phương Anh, 
Nguyễn Thảo My, Trần Vân An đã đem về cho nhà trường giải Nhất trong cuộc 
thi “Vẽ tranh theo sách” do Bộ giáo dục tổ chức năm 2016 với tác phẩm “ Nàng 
tiên cá”.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hoat_dong_cua_thu_vien_truong.docx