Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ” trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ” trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ” trường Tiểu học

Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO “KẾ HOẠCH NHỎ” TRƯỜNG TIỂU HỌC I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI Phong trào kế hoạch nhỏ là một phong trào của thiếu nhi Việt Nam ra đời năm 1958 do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức theo sáng kiến của thiếu nhi Tỉnh Sơn Tây và Hải Phòng, lấy kinh phí để xây dựng nhà máy nhựa thiếu niên tiền phong tại Hải Phòng. Sau nhiều năm triển khai, phong trào đã phát triển rộng khắp và đạt được nhiều kết quả như: góp phần cho ra đời "Đoàn tàu lửa mang tên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh", xây dựng "Khách sạn khăn quàng đỏ" ở Thủ đô Hà Nội, xây dựng tượng đài và khu di tích kỷ niệm Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ. Phong trào "Kế hoạch nhỏ" có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đội, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm, đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn... Có thể nói Kế hoạch nhỏ” là một trong những phong trào lớn đã trở thành truyền thống trong hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh suốt mấy chục năm qua. Với nhiều hoạt động và hình thức thực tế rất phong phú như: thu nhặt giấy vụn, ve chai, phế liệu, nuôi heo đất... để thực hành tiết kiệm và góp phần gây quỹ Đội trong thời gian qua rất thành công. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, phong trào “ kế hoạch nhỏ” đang gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng phong trào không cao và rất khó thực hiện. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để một phong trào “Kế hoạch nhỏ” có hiệu quả và mang ý nghĩa thật sự ? Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, bản thân nhận thấy ý nghĩa to lớn của phong trào kế hoạch nhỏ, đồng thời cũng nhận thấy những khó khăn trước mắt mà phong trào đang gặp phải. Đồng thời phát huy những thành tích đạt được trong năm học 2012 – 2013. Chính vì thế, nên tôi chọn đề tài: “Tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào kế hoạch nhỏ Trường TH” để nghiên cứu, tìm ra những nguyên nhân, đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm góp phần làm cho phong trào kế hoạch nhỏ có hiệu quả, đặc biệt là làm cho phong trào “kế hoạch nhỏ” tiếp tục mang lại ý nghĩa thật sự. I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI a. Mục tiêu Mục tiêu của đề tài là tìm ra các giải pháp tối ưu để góp phần Nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ” Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung. - Trang 1 - Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học - Phương pháp kiểm tra, giám sát, II. PHẦN NỘI DUNG II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Thực hiện theo chương trình công đội và phong trào thanh thiếu nhi của HĐĐ tỉnh, hội đồng đội huyện , hội đồng đội xã năm học 2012 - 2013 cũng như của các năm học trước đều có 4, 5 chương trình lớn. Như năm học 2013 - 2014 gồm các chương trình lớn như: chương trình Tự hào truyền thống, tiếp bước cha anh; Luyện rèn tri thức, vững bước tương lai; Vui khỏe an toàn - làm nghìn việc tốt; Xây dựng đội vững mạnh cùng tiến bước lên Đoàn; Khăn hồng tình nguyện - chắp cánh yêu thương. Trong từng chương trình lớn có đầy đủ các mục đích cũng như chỉ tiêu cụ thể góp phần thực hiện tốt chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi trong năm học. Trong các chỉ tiêu quan trọng trên thì chỉ tiêu thực hiện tốt phong trào “ Kế hoạch nhỏ” cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng mà liên đội đã đề ra trong năm học 2014 -2015. Đồng thời thời đây cũng chính là công văn số 01/KH - PH giữa Phòng Giáo dục và Huyện đoàn ngày 10 tháng 5 năm 2012 về việc “ Nuôi heo đất khuyến học; và công văn công văn số 03/HĐĐ ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Huyện đoàn về việc thực hiện mô hình “ Nuôi heo đất khuyến học” trong trường học; Trong kế hoạch xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường năm học 2014 - 2015, có 5 nội dung: Xây dựng trường lớp “Xanh ,sạch, đẹp, an toàn”; Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức hoạt động tập thể; Học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cách mạng ở địa phương. Chính vì thế, với mục tiêu cùng với nhà trường góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực”, tôi đã phát động nhiều phong trào như: Phong trào hoa điểm 10, đôi bạn cùng tiến, phong trào xây dựng Trường, lớp Xanh - Sạch - Đẹp, phong trào kế hoạch nhỏtheo từng chủ đề tháng và hưởng ứng các phong trào do hội đồng đội huyện phát động. Từ đó cùng với nhà trường góp thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. II.2. THỰC TRẠNG a. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi Tình hình hoạt động đội có nhiều thuận lợi, do có sự hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường. Có sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyên địa phương và các ban nghành đoàn thể, đặc biệt là tổ chức Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung. - Trang 3 - Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học thú với nội dung chưa đa dạng và phong phú, phụ trách sao hướng dẫn cũng hạn chế về kỹ năng nên phong trào chưa sôi nổi. d. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế, yếu kém * Nguyên nhân của sự thành công : Sự thành công bắt đầu từ sự tâm huyết, nhiệt tình của giáo viên tổng phụ trách Đội và học sinh trong toàn trường cùng nhau thực hiện kế hoạch. Công việc, kế hoạch của mình đề ra làm sao cho lãnh đạo các cấp ủng hộ để Liên đội thực hiện nhiệm vụ đề ra. *Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém: Giáo viên Tổng phụ trách Đội còn thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo hay tập huấn nhiều về công tác Đội. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên Tổng phụ trách Đội và Anh (chị) phụ trách chi đội. Anh (chị) phụ trách chi đội đa phần là những người lớn tuổi, một số còn rụt rè và phụ trách chi đội trẻ thì chưa có kinh nghiệm nhiều về phong trào đội. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng Trường TH Trưng Vương gồm có 1 điểm tại Thôn 4 xã Bình Hòa, nằm vùng ven thị trấn Buôn Trấp Tổng số học sinh toàn trường năm học 2013 – 2014 là 262 học sinh ( tính đến thời điểm cuối học kỳ I), gồm 11 lớp chia đều cho 5 khối. Đa số các em học sinh ở đây đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng các em luôn tích cực tham gia phong trào kế hoạch nhỏ. Số lượng quyên góp năm sau luôn cao hơn năm trước. Riêng học kỳ I năm học 2012 - 2013, các em đã quyên góp hơn 1.000.000đồng, đạt chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra Liên đội còn thực hiện phong trào “ kế hoạch nhỏ” trang bị thêm những chậu hoa kiểng và ghế đá dưới những tán cây trong khuôn viên trường, góp phần tạo cảnh quang Trường Xanh - sạch - đẹp, giúp các em có nơi vui chơi giải trí. Ngay từ đầu năm học, các học sinh nghèo được hổ trợ tập, sách, quần áo từ nguồn thu xã hội hóa giáo dục, từ quỹ kế hoạch nhỏ qua đó đã giúp các em an tâm học tập. Không chỉ tiếp sức cho học sinh nghèo, phong trào kế hoạch nhỏ cũng đã gây quỹ hỗ trợ cho Liên đội tổ chức nhiều hoạt động, phong trào phong phú, như: văn hóa văn nghệ, ngày hội trò chơi dân gian,... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh. Tuy nhiên trong các năm học trước, khi phát động phong trào kế hoạch nhỏ “ Xây dựng tượng Anh Kim Đồng” thì phong trào đạt kết quả không cao, đạt khoảng 75% , và gần đây nhất là quỹ “ giúp bạn nghèo vượt khó” đạt 69% . Từ thực tế trên, rõ ràng cho thấy tình trạng thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ của đơn vị ngày càng khó thực hiện và không đạt hiệu quả cao. Vậy nguyên nhân do đâu? Để trả lời câu hỏi trên cũng như tìm ra biện pháp giúp nâng cao hiệu quả phong trào “kế hoạch nhỏ” tôi đã nghiên cứu và đưa ra phân tích một số nguyên nhân sau: Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung. - Trang 5 - Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học Chưa giáo dục tốt các em tinh thần tương thân tương ái, ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường... thông qua phong trào “ kế hoạch nhỏ”. II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Phong trào kế hoạch nhỏ thực chất là bài học thiết thực nhất về đạo đức, lối sống cho học sinh. Thông qua phong trào này, chính các em đã góp phần giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường. Để rồi qua đó, những hạt mầm của tình tương thân tương ái sẽ dần nảy nở trong lòng các em, góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách, lối sống,... Chính vì thế, để phong trào “ kế hoạch nhỏ” ngày càng lan tỏa, thu hút nhiều đội viên, nhi đồng tham gia thì phải có những thay đổi, những biện pháp, giải pháp đối với từng đối tượng tác động đến phong trào, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền vận động. b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Cụ thể như sau: b.1. Đối với BGH Ngay từ đầu năm học cần cũng cố Ban phụ trách đội, phát huy tốt vai trò của giáo viên tổng phụ trách đội giáo viên Phụ trách đội (GVCN). Tham dự tổng kết công tác đội để nắm tình hình hoạt động của Liên đội năm học trước cũng như biết được trọng tâm của năm tiếp theo, từ đó có sự chỉ đạo cho Ban phụ trách đội từng nội dung, chỉ tiêu quan trong cần phải thực hiện. b.2. Đối với Giáo viên Tổng phụ trách Đội Phát huy tốt vai trò tham mưu trong việc phát động các phong trào. Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể như: mục đích, yêu cầu, thời gian thực hiện, nội dung hình thức và biện pháp thực hiện. phát động đến toàn liên đội, đặc biệt là thông qua cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm. Theo dõi, đôn đốc ban chấp hành Liên – chi đội, đội viên học sinh trong việc tham gia thực hiện các phong trào. Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện phong trào thông qua các cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở , giáo dục ý ngĩa của phong trào, thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đội, sinh hoạt sao. Tuyên dương kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong thực hiện phong trào “ kế hoạch nhỏ”. b.3. Đối với giáo viên phụ trách đội (GVCN) Ngoài việc tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt đội và sinh hoạt sao thì việc tuyên truyền, phát động của giáo viên chủ nhiệm cũng góp phần rất quan trọng đến hiệu Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung. - Trang 7 - Nâng cao hiệu quả phong trào“Kế hoạch nhỏ” trường tiểu học Như đã nói ngay từ đầu, việc giữ mối liên hệ giữa nhà trường và PHHS là rất cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như các hoạt động khác. Khi phụ huynh học sinh hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì phong trào rất dễ dàng thực hiện. Phụ huynh học sinh cần giữ mối liên hệ mật thiết với nhà trường cũng nhữ đối với giáo viên chủ nhiệm, từ đó giúp cho phụ huynh nắm rõ hơn về các hoạt động học tập của con mình nhưng đồng thời cũng hiểu được các hoạt động phong trào trường, của lớp. Tạo điều kiện thuận lợi cho con em tham gia tốt các hoạt do trường tổ chức, có thể sẽ giúp phát triển toàn diện học sinh. Ngoài ra khi học sinh tham gia các phong trào kế hoạch nhỏ còn là điêu kiện để các em thể hiện mình như: ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, tương thần đoàn kết, tương thân tương ái Mặt khác, một số kế hoạch lớn trường còn phải tham khảo ý kiến của phụ huynh học sinh. Sự đồng tình và thấu hiểu của phụ huynh học sinh là một yếu tố giúp cho phong trào kế hoạch nhỏ ở trường học đạt hiệu quả cao. b.6. Đối với Đội viên, học sinh Đây là lực lượng chính thm gia vào phong trào “kế hoạch nhỏ”. Phong trào có thành công hay thất bại là do lực lượng này. Để phong trào kế hoạch nhỏ thành công, thì lực lượng này phải thật sự hiểu về ý nghĩa của phong trào, nội dung, hình thức thực hiện phong trào. Nếu các em học sinh không hiểu được ý nghĩa, nội dung, hình thức thực hiện thì rất dễ làm cho phong trào sai lệch về ý nghĩa, không thực hiện được. Vì vậy các em học sinh cần phải chú ý lắng nghe giáo viên Tổng phụ trách triển khai kế hoạch dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm triển khai ở lớp cũng cũng như khi tham gia sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao Tuyên truyền rộng rãi trong các bạn với hình thức truyền miệng, kêu gọi với nhau cùng thực hiện. Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ theo đúng kế hoạch mà Liên đội đề ra như nội dung hình thức, thực hiện tốt theo ý nghĩa phong trào. Tránh tình trạng làm kế hoạch nhỏ mà về xin tiền gia đình mua sách, báo, phế phẩm đóng cho thầy cô Thể hiện tinh đoàn kết, tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, tương thân tương ái góp phần thành công cho các hoạt động của trường. Tóm lại: Từ thực tiễn phát động phong trào “kế hoạch nhỏ” các năm học trước của chính bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy với những biện pháp nêu trên đã góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ” tại đơn vị trong năm học 2012 - 2013. Cụ thể như sau: Giáo viên TPT Đội : Lê Thị Hiền Dung. - Trang 9 -
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_phong_trao_ke_hoach.doc