Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên
PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cấp Tiểu học là cấp học nền tảng của giáo dục pho thông. Bởi, ngay sau khi kết thúc tuổi mẫu giáo các em bước vào quá trình học tập theo môn học. Bắt đầu được học từng con chữ đầu tiên, từng phép toán đầu tiên với sự hướng dẫn tỷ mỉ, nhẹ nhàng của các thầy cô giáo. Ớ cấp học này, thầy cô giáo được xác định là "ông thầy tổng thể", vì ngoài dạy viết chữ, tính toán còn phải rèn các em về "lời ăn, tiếng nói", dạy các em cách chơi, cách ngủ, cách làm công tác xã hội, cách làm vui lòng ông bà, cha mẹ và đặc biệt là cách học, rèn nền nếp học tập... Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến Sự nghiệp Giáo dục, trong đó có giáo dục phổ thông, mà cấp Tiểu học là nền tảng. Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, Đảng và Bác Hồ đã xác định có ba loại giặc, trong đó có “diệt giặc dốt” được ưu tiên hàng đầu. Những năm đổi mới, năm 1991 Đảng, Nhà nước ta đã tiếp tục xác định mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đến tất cả người dân, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi. Năm 2000 nước ta đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học. Tiếp sau chương trình phổ cập giáo dục Tiểu học là phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đang tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng, thông qua nhiều chương trình thí điểm Công nghệ giáo dục, chương trình Tăng thời lượng cho học sinh lớp 1, chương trình hỗ trợ chuyên môn đến các trường vùng sâu, vùng xa, chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường Tiểu học theo hướng "Thường xuyên, Trực tiếp", chương trình thăm quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn và năm học 2012-2013 tỉnh Lai Châu được giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình thí điểm Mô hình trường học mới Việt nam - VNEN đối với lớp 2 và lớp 3. Huyện Tân Uyên được giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm tại 02 trường Tiểu học. Huyện Tân Uyên đã hoàn thành phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2009 và đang tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Đây là tiền đề rất quan trọng để Giáo dục Tiểu học của huyện ngày càng phát triển, ngày một nâng cao về chất lượng. Năm học 2012-2013 là năm học thứ tư Ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục", đây chính là hai mặt của một vấn đề: đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý giáo dục ở các cấp, xác định đây là giải pháp quan trọng, trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu hiện nay. Với yêu cầu như vậy, Ngành giáo dục huyện Tân Uyên tiếp tục xác định các khâu trọng tâm, quan trọng trong quá trình chỉ đạo như: Nâng cao hiệu lực quản lý từ Phòng đến Trường và đến Giáo viên; Triển khai giảng dạy theo đối tượng vùng miền trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng; Thực hiện giao gắn trách nhiệm đến từng giáo viên, từng Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở có tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình nhưng kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo còn ít nên gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các trường học chỉ tập trung nhiều đến quá trình dạy học trên lớp, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động giáo dục thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu đã đề ra”. Quản lý theo mục tiêu là quá trình quản lý nhằm vào kết quả cuối cùng, nó đòi hỏi người quản lý phải xác định từ trước các kết quả cuối cùng của hành động của mình và phải xem xét kế hoạch công tác nhằm đạt các kết quả dự kiến (trích tại trang 09, Đề cương bài giảng: Các phương pháp quản lý giáo dục, Lê Thị Tú Anh). Với cách tiếp cận này, sẽ không có sự tách rời giữa mục tiêu và kết quả, mục tiêu được đặt ra có tính rõ ràng, kiểm nghiệm được và đo lường được. Quản lý theo mục tiêu được mô tả như một quá trình quản lý mà nhờ đó các mục tiêu của to chức được xác định với sự tham gia rộng rãi của tập thể (các mục tiêu không đặt ra theo kiểu một chiều, từ lãnh đạo xuống cấp dưới). Quản lý theo mục tiêu thay những mục tiêu áp đặt bằng những mục tiêu có sự tham gia rộng rãi: cấp trên và cấp dưới cùng lựa chọn mục tiêu và thỏa thuận về cách đo lường kết quả. Trong quản lý giáo dục, việc quản lý theo các mục tiêu về số lượng và chất lượng của công tác giảng dạy là rất quan trọng. “Kế hoạch là sự định đoạt, sắp xếp, phân công và dự tính cách thức thực hiện một hay nhiều công việc. Đó là một văn bản thể hiện sự sắp đặt khoa học các công việc với mục đích rõ ràng dựa trên nhu cầu, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách và những khả năng về phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh, thời gian nhằm hoàn thành có hiệu quả những chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.” (trích tại trang 62, Tài liệu: Hành trang người phụ trách thiếu nhi, năm 1997). Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992: “Cam kết là chính thức cam đoan làm đúng những điều đã hứa”. 2. Căn cứ pháp lý Mục đích cuối cùng của giáo dục là đào tạo con người theo một mẫu (hay một mô hình) nhân cách nhất định, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của xã hội; công việc giáo dục thực chất là công việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh. Vì thế, người giáo viên, các cấp quản lý giáo dục cần hiểu rõ và biết cách tìm hiểu nhân cách của các em. Đối với học sinh Tiểu học hoạt động học tập và phát triển trí tuệ là hoạt động chủ đạo. Ớ lứa tuOi này các em chủ yếu học về phương pháp học tập và phẩm chất trí tuệ "lẽ phải". Các em rất ham tìm tòi, khám phá và ưa hoạt động, do đó người thầy, các nhà quản lý giáo dục phải tạo được môi trường học tập tốt nhất để các em phát triển, hoàn thiện nhân cách. Tại Điều 3, Luật Phổ cập Giáo dục quy định: "Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững kỹ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật; có nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình". Điểm 2, Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, tham mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở." Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân không còn cần thiết phải xem lại tài liệu nữa, không tự tìm hiểu những thành tựu mới nhất của khoa học nữa mà họ lên lớp theo các giáo án cũ, không còn hứng thú với trẻ em nữa và khi họ tự nhủ mình rằng "đã biết thừa" học sinh rồi, thì phương pháp dạy học và giáo dục được hình thành trong thực tế của một lớp này được áp dụng y nguyên sang một lớp học khác không hề được xây dựng lại cho phù hợp với đối tượng mới. Nếu giáo viên không tự học, nhà quản lý không có phương pháp quản lý nhằm định hướng giúp giáo viên "buộc" phải tự tìm tòi, tự sáng tạo, tự vươn lên thì đến một lúc nào đó người giáo viên đó có dạy giỏi đến đâu ở nơi này, nhưng chưa chắc luân chuyển đến nơi khác đã dạy giỏi, nếu như giáo viên đó không có cơ hội học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu của hoàn cảnh khác nhau. Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình dạy học ở các nhà trường hiện nay. Năm học 2012-2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số 2737/CT- BGDĐT ngày 27/7/2012 về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, Chỉ thị nêu ra 04 nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành, trong đó nhiệm vụ số một là "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý". Trên cơ sở đó Ngành Giáo dục Tân Uyên đã đề ra kế hoạch chỉ đạo chung toàn ngành, trong đó đề cao yêu cầu về đẩy mạnh công tác quản lý chỉ đạo từ Phòng đến trường và đến từng giáo viên. Tóm lại, về cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý hiện nay đảm bảo đủ điều kiện để công tác quản lý, chỉ đạo từ Phòng đến các Trường và đến giáo viên được thuận lợi. Nhà quản lý cần mạnh dạn đề xuất các biện pháp, phương pháp có tính chất hệ thống phù hợp với điều kiện của địa phương, của từng trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển", sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công hay không, chính là nhờ có những con người lao động sáng tạo, có tay nghề chuyên môn cao. Để đạt được điều đó, tất yếu phải phát triển giáo dục, phải nâng cao chất lượng giáo dục, chính là đào tạo ra những thế hệ trẻ năng động trong tương lai, có tâm hồn Việt Nam và có trí tuệ Việt Nam. Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta phải thường xuyên đoi mới công tác quản lý, chỉ đạo để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ có như vậy thì mới hoàn thành được sứ mệnh “trăm năm trồng người" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Quy mô mạng lưới trường lớp, chất lượng học sinh tiểu học năm học 2011-2012 - Tổng số trường: 18 trường/78 điểm trường. - Số lớp, học sinh: 379 lớp/6114 học sinh. - Số trường học 2 buổi/ ngày: 9 trường/ 2846 học sinh; Số học sinh học 6-9 buổi/tuần: 3083 học sinh. - Số trường có học sinh bán trú ăn trưa tại trường: 9 trường/ 608 học sinh. - Số trường đạt cả 5 tiêu chuẩn "Trường học thân thiện, học sinh tích cực": 10 trường/ 18 trường, đạt 55,6%; Số trường đạt 4 tiêu chuẩn là 05 trường, đạt 27,8%; Số trường đạt 3 tiêu chuẩn là 02 trường, đạt 11,1%; Số trường đạt 02 tiêu chuẩn là 01 trường, đạt 5,5%. - Số học sinh được học ngoại ngữ (Tiếng Anh) là 415 học sinh. Số học sinh được học Tin học là 254 học sinh. - Số trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1: 03 trường. - Chất lượng hai mặt giáo dục cuối năm: - Độ tuổi của đội ngũ giáo viên: Dưới 30 tuổi chiếm 58,5%, từ 30-35 tuổi chiếm 22,4%, từ 36-40 tuổi chiếm 10,7%, từ 41-45 tuổi chiếm 6,2%, còn lại từ 4655 tuổi chiếm 2,2%. - Trình độ đào tạo của giáo viên: Trình độ chuẩn đào tạo trở lên 559 giáo viên, chiếm 99,4%; Trên chuẩn 244 giáo viên (đại học và cao đẳng), chiếm 43,4%; Đạt chuẩn 315 giáo viên (Trung cấp), chiếm 56,0%; Số còn là 03 giáo viên chưa đạt chuẩn (đang đào tạo nâng chuẩn trong các dịp hè), chiếm 0,6%. - Xếp loại giáo viên năm học 2011-2012: Xuất sắc 51,3%; Khá 31,9%; Hoàn thành nhiệm vụ 14,5%; Không hoàn thành nhiệm vụ 2,3%. * Đánh giá về đội ngũ giáo viên: - Ưu điểm: Về số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của các trường học, đội ngũ giáo viên tiểu học hầu hết có độ tuổi còn trẻ, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Qua đợt bồi dưỡng hè hàng năm và qua các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ngay tại lớp học: phần lớn giáo viên đã nắm chắc phương pháp lên lớp theo Chương trình quy định, nhiều giáo viên có tay nghề vững. Năm học 2012-2013, Tỉnh tiếp tục to chức thi tuyển giáo viên, nên chất lượng đầu vào của đội ngũ giáo viên mới đảm bảo theo yêu cầu hiện nay. - Hạn chế và nguyên nhân: + Phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên vùng sâu, vùng xa còn chưa khoa học, giảng dạy chưa sát với đối tượng học sinh, còn quá phụ thuộc vào giáo án, sách hướng dẫn, sách giáo khoa; khả năng hệ thống hóa kiến thức của chương trình từng lớp học, cấp học nhiều giáo viên không nắm chắc dẫn đến "chuẩn bị bài hôm nay thì dạy ngày mai", chưa có phương pháp hệ thống hóa để giúp học sinh học tập các nội dung bài học theo một hệ thống. Vì vậy, nhiều giáo viên còn lúng túng khi soạn bài; soạn bài còn mang tính hình thức, chưa thực sự tự tin khi lên lớp giảng dạy. + Tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, ý thức tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn chưa cao, trách nhiệm chưa cao. 3. Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp Công tác chủ nhiệm lớp đã được đào tạo tại các trường sư phạm một cách bài bản nhưng lại vận dụng trong điều kiện thực tế địa phương, tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Đặc biệt giáo viên mới ra trường, giáo viên trẻ kinh nghiệm còn ít, chưa thông hiểu tiếng dân tộc thiểu số nơi công tác do đó sự phối hợp với gia đình, thôn bản trong quá trình tổ chức các hoạt động giảng dạy trên lớp, cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp từng điểm trường còn gặp nhiều khó khăn. Khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên còn hình thức, chưa có các hoạt động thiết thực đối với học sinh. Vai trò phối hợp Đoàn, Đội với tư cách là anh chị phụ trách lớp còn chưa cụ thể, các hoạt động của Đội, Sao nhi đồng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa; Phương pháp tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm chưa đồng bộ, chưa gắn kết với các tổ chức trong nhà trường và chưa thực sự gắn với văn hoá địa phương. Dẫn đến chưa lôi cuốn học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động. Đối với nhà trường, công tác xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chưa thực sự được quan tâm. Các loại kế hoạch chưa có sự đồng bộ, chưa gắn kết giữa dạy học các môn văn hoá với các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn chưa phong
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_luc_quan_ly_tu_phong_den.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng.pdf