Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và chống mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và chống mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và chống mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Lai Châu được chia tách, thành lập năm 2004, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn thấp, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và chống mù chữ các cấp đã đi vào hoạt động có hiệu quả nhưng còn thể hiện một số điểm còn hạn chế: - Nhận thức của một bộ phận nhân dân về việc học tập của con em chưa quan tâm đúng mức, việc khai sinh cho con em chưa kịp thời nên dẫn đến công tác điều tra còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều bậc cha mẹ chưa chăm lo đến các điều kiện học tập của con em mình nên việc đi học của các em còn chưa đều. - Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác phổ cập giáo dục, còn hạn chế trong công tác chỉ đạo; chưa thực sự ráo riết trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học cũng như việc vận động trẻ em đi học. - Sự phát triển nhanh về quy mô trường lớp học dẫn đến việc xây dựng cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp nhu cầu, do đó tỷ lệ phòng học tạm còn cao, nhiều trường còn phải sử dụng chung cơ sở vật chất. Phòng ở giáo viên, học sinh bán trú còn thiếu và tạm. - Việc đổi mới phương pháp dạy học, ý thức tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên chưa cao; trong quản lý chỉ đạo, một số cán bộ quản lý trường học còn thiếu kinh nghiệm nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng. - Công tác điều tra cập nhật dữ liệu phổ cập hàng kỳ, hàng năm của một số ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và chống mù chữ cấp xã chưa quan tâm thường xuyên. Công tác di dân tái định cư các công trình thủy điện Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát, Nặm Hàng dẫn đến sự biến động và sắp xếp dân cư nên công tác cập nhật dữ liệu cũng cần được tăng cường, chỉ đạo ráo riết hơn. Trước những thực trạng trên đặt ra việc phải đánh giá đúng những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của những kết quả đạt được và khuyết điểm yếu kém từ đó đề ra những biện pháp để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục – chống mù chữ trên toàn tỉnh. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài "Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và chống mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu". 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao nhận thức của gia đình đối với việc học tập của con em mình. 1 dục trung học cơ sở." (Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 sủa đổi Nghị định số 75 /CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục năm 2005). Phổ cập giáo dục tiểu học là tổ chức việc dạy và học nhằm làm cho toàn thể các thành viên trong xã hội đến một độ tuổi (thường là độ tuổi bắt đầu chính thức tham gia lao động) đều có một trình độ nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi hiểu đơn giản là trẻ em 6 tuổi được học lớp 1, 7 tuổi được học lớp 2, .... 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học. Bản chất của phổ cập đúng độ tuổi chính là quá trình nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học (hạ độ tuổi hoàn thành chương trình tiểu học xuống 11). Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở là quá trình tổ chức việc dạy và học nhằm làm cho toàn thể thanh thiếu niên đã học hết chương trình tiểu học được học và hoàn thành chương trình cấp trung học cơ sở (hai hệ). 2. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước Phổ cập giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quyền lợi và nghĩa vụ học tập của công dân được thể hiện trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (điều 59) ghi rõ: " Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân". Về chính sách Hiến pháp năm 1992 tại điều 35 ghi: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu". Quyền học tập của trẻ em không chỉ là mối quan tâm của một dân tộc, một quốc gia mà là mối quan tâm chung của khu vực và thế giới. Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, tại điều 28 ghi "trẻ em có quyền học hành và tiếp thu một nền giáo dục tiến bộ", "trẻ em là niềm hy vọng tương lai của dân tộc, vấn đề đặt ra là ở chỗ xã hội và người lớn tổ chức nuôi dạy và giáo dục trẻ em như thế nào?" Sự quan tâm tới công tác giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục - chống mù chữ nói riêng đã được thể hiện rõ trong quan điểm lãnh đạo của Đảng, nghị quyết TW II khoá VIII (năm 1997) nêu mục tiêu cụ thể năm 2000 là: “Phổ cập giáo dục bậc tiểu học được học đầy đủ 9 môn học theo chương trình quy định, ...Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố, đô thi, các vùng kinh tế trọng điểm và những nơi có điều kiện...Thanh toán nạn mù chữ cho những người ở độ tuổi 15 – 35, thu hẹp diện mù chữ ở độ tuổi khác, đặc biệt chú ý vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, để tất cả các tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trước khi bước sang thế kỷ 21”. Nghị quyết TW II cũng đặt ra mục tiêu: “...hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010...”. 3 Năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt đề án về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tại quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2009, nội dung có nêu: "2. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ em vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.", "3. Việc chăm lo để trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non." Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định tiếp tục: “...duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở”. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đảm bảo hành lang pháp lý cho việc thưc hiện công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ những năm qua đạt kết quả tốt. 3. Đặc điểm của phổ cập giáo dục Thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ chúng ta phải chú ý đến sự thống nhất giữa hai yếu tố số lượng và chất lượng (cần đặc biệt quan tâm đến độ tuổi của trẻ), các cấp quản lý giáo dục cần phân tích chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này. Phạm vi phổ cập (địa bàn, dân cư,..) và độ tuổi phổ cập là hai yếu tố tạo lên mặt số lượng của phổ cập giáo dục. Mà số lượng chính là sự huy động trẻ em trong độ tuổi đi học trên phạm vi đơn vị xã, huyện, tỉnh, quốc gia; số lượng còn thể hiện ở việc đi học chuyên cần hoặc không chuyên cần vì yếu tố này liên hệ mật thiết với chất lượng giáo dục; Yếu tố quan trọng tiếp theo là chất lượng phổ cập giáo dục. Đó chính là chất lượng phát triển nhân cách của trẻ. Chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng dạy và học của trường tiểu học và trung học cơ sở. Nếu chúng ta tập trung nâng cao được chất lượng dạy và học thì chất lượng phổ cập sẽ được nâng lên và duy trì bền vững. Hai yếu tố quan trọng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục và chống mù chữ mà thiếu một trong hai yếu tố thì sẽ không thể thực hiện được và nếu có thực hiện thì kết quả sẽ không như mong muốn; để thực hiện được nhiệm vụ phổ cập giáo dục đòi hỏi phải có sự thống nhất chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, có sự tham gia của toàn xã hội mà trong đó ngành giáo dục làm "nòng cốt" tham mưu và đảm bảo về chất lượng giáo dục. Mặt khác chúng ta cần phải quan tâm đến yếu tố cơ sở vật chất trường lớp học đảm bảo thuận lợi cho học sinh đến trường đến lớp, đội ngũ thầy cô giáo 5 5.1.2. Đối với xã, phường, thị trấn Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học phải có 80 % trở lên số trẻ trong độ tuổi 14 hoàn thành chương trình tiểu học. Riêng đối với miền núi, vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ trong độ tuổi 14 hoàn thành chương trình tiểu học. 5.2. Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 5.2.1. Đối với cá nhân Trẻ em được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi phải hoàn thành chương trình tiểu học trong độ tuổi 11. 5.2.2. Đối với xã, phường, thị trấn Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi phải có ít nhất 80 % số trẻ trong độ tuổi 11 hoàn thành chương trình tiểu học, số còn lại phải đang đi học; huy động ít nhất 95 % trẻ 6 tuổi vào học lớp 1. 5.3. Chống mù chữ 5.3.1. Đối với cá nhân: người được cộng nhận biết chữ phải được công nhận hết mức 3ũóa mù chữ (hoặc học hết lớp 3). 5.3.2. Đối với cấp xã: đối với xã có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi phải có 90% trở lên số người trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ; Đối với xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn phải có 90% trở lên số người trong độ tuổi 15-25 tuổi biết chữ. 5.3.3. Đối với cấp huyện: phải có 90% trở lên số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn. 5.3.4. Đối với cấp tỉnh: phải có 90% trở lên số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn. 5.4. Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở 5.4.1. Đối với cá nhân Thanh thiếu niên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (cả 2 hệ phổ thông và bổ túc) trước khi hết 18 tuổi. 5.4.2. Đối với xã, phường, thị trấn "... Đảm bảo thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (hai hệ) đạt từ 80 % trở lên, đối với các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn 70% trở lên. Tỷ lệ này gọi là tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở..." 5.5. Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi 5.5.1. Đối với xã, phường, thị trấn - Bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi trong các trường, lớp mầm non năm tuổi. 7 chỉ đạo phổ cập các xã, phường, thị trấn về công tác xây dựng kế hoạch, công tác điều tra, cập nhật, xử lý dữ liệu phổ cập; duy trì tốt chế độ công tác, phân công rõ trách nhiệm cho từng ngành thành viên ban chỉ đạo, ráo riết trong việc đôn đốc thực hiện tại trường học, thôn bản, hộ gia đình; tổ chức vận động và có sự phối hợp tốt giữa nhà trường, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và gia đình học sinh trong việc vận động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ chuyên cần cao; huy động và tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục; Ban chỉ đạo đã chỉ đạo các trường thường xuyên rà soát số liệu thực tế, cập nhật, hoàn thiện hồ sơ, rà soát đối chiếu kế hoạch để có biện pháp huy động và duy trì học sinh; chỉ đạo các trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, thực hiện “một hội đồng, hai nhiệm vụ”; bảo đảm thanh toán kịp thời, đủ chế độ cho giáo viên, học sinh và người làm công tác phổ cập; chỉ đạo phòng Giáo dục và đào tạo thành lập và duy trì tốt hoạt động của tổ cốt cán phổ cập, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các đơn vị hoàn thiện hồ sơ và cập nhật dữ liệu. Tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ năm 2000; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2009; phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007. Đây là cơ sở để tiếp tục duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các năm tiếp theo. 100% các xã, phường, thị trấn đều có 3 cấp học từ bậc mầm non đến cấp trung học cơ sở. Không có đơn vị trường liên cấp nên công tác giáo dục nói chung, công tác phổ cập giáo dục nói riêng có nhiều thuận lợi. Nhân dân các địa phương có truyền thống hiếu học từ lâu đời, truyền thống đó tiếp tục được các thế hệ trẻ kế tục và phát huy. 1.2. Khó khăn Lai Châu là một tỉnh miền núi, địa bàn quản lý rộng, địa hình chủ yếu là đồi dốc, chia cắt bởi nhiều sông suối, mật độ dân số thấp, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu nhiều, toàn tỉnh còn 1379/6021 = 22,9% phòng học tạm, phòng học mượn, nhờ còn 285/6021= 4,73% . Một số xã mới chia tách, dẫn đến việc nắm bắt địa bàn giáo dục của cán bộ quản lý và chuyên môn phòng Giáo dục và đào tạo chưa sâu. Nhận thức về công tác giáo dục của một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ nên hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của công tác phổ cập giáo dục còn hạn chế. Nhiều cán bộ tham mưu còn mới, ít nhiều kinh nghiệm. Các ban chỉ đạo phổ cập giáo dục đã triển khai thực hiện nhiệm vụ nhưng việc xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc còn hạn chế. Hoạt động của ban chỉ đạo phổ cập giáo dục ở một số xã kém hiệu quả. 2. Kết quả phổ cập giáo dục và chống mù chữ 2.1. Phát triển mạng lưới giáo dục 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hieu_qua_hoat_dong.doc