Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục, giáo dục thể chất cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

docx 29 trang skquanly 19/08/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục, giáo dục thể chất cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục, giáo dục thể chất cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục, giáo dục thể chất cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
 MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................3
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................3
2. Thực trạng hoạt động dạy thể dục và giáo dục thể chất trong một số trường 
tiểu học cùng địa bàn và tại Tiểu học Ngọc Lâm..............................................3
2.1. Thuận lợi: ......................................................................................................3
3.2. Khó khăn........................................................................................................3
3. Các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục 
và giáo dục thể chất cho học sinh nhà trường ..................................................3
3.1.Thành lập Hội đồng giáo dục thể chất, phong trào Hội khỏe Phù Đổng và 
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp............................................................3
3.2.Quan tâm đầu tư đến chất lượng chương trình học nội khóa. ....................3
3.3. Quan tâm đầu tư bổ sung thiết bị dạy học và nâng cấp sân chơi, bãi tập cho 
học sinh.................................................................................................................3
3.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phù hợp với tâm sinh lý học sinh Tiểu 
học.........................................................................................................................3
3.5. Tổ chức giải thể thao truyền thống và hoạt động TDTT trong các ngày lễ, 
ngày kỉ niệm..........................................................................................................3
III. KẾT QUẢ......................................................................................................3
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................3
1. Kết luận ............................................................................................................3
2. Kiến nghị ..........................................................................................................3
 PHỤ LỤC (Hình ảnh minh họa) ......................................................................
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT
1. Ban giám hiệu BGH
2. Công nghệ thông tin CNTT
3. Câu lạc bộ CLB
4. Giáo dục thể chất GDTC
5. Giáo dục và đào tạo GD&ĐT
6. Giáo viên thể dục GVTD
7. Huy chương đồng HCĐ
8. Huy chương vàng HCV
9. Huy chương bạc HCB
10. Hội khẻo Phù Đổng HKPĐ
11. Phương pháp dạy học PPDH
12. Phó hiệu trưởng PHT
13. Ủy ban nhân dân UBND
14. Văn hóa thể thao và thông tin VHTT&TT
15. Tiên tiến xuất sắc TTXS
16. Thể thao TT
17. Trung tâm thể thao TTTT
18. Thể dục TD
19. Thể dục thể thao TDTT II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong toàn 
bộ sự nghiệp TDTT nói chung. Giáo dục thể chất trong nhà trường được cụ thể 
hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể:
 - Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ: Thúc đẩy sự phát triển của cơ 
thể, phát triển một cách hợp lý các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ 
bản, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nâng cao khả năng hoạt động trí óc và 
thể lực. 
 - Nhiệm vụ giáo dưỡng: Trang bị cho học sinh trí thức, kỹ năng, kĩ xảo 
vận động cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp 
sống văn minh, lành mạnh, phát triển hứng thú, hình thành thói quen tự tập 
luyện.
 - Nhiệm vụ giáo dục: Góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen 
đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, chuẩn bị thể lực cho các em đi vào cuộc 
sống lao động và sản xuất
 - Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao: Phát hiện và bồi 
dưỡng được những hạt nhân năng khiếu ngay từ bé. Trên cơ sở đó chương trình 
Thể dục Tiểu học đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất đó là củng cố sức khoẻ và 
phát triển thể lực cho học sinh. Thông qua thực hiện các bài tập, động tác để 
hình thành kỹ năng, rèn luyện các tư thể vận động cơ bản góp phần giữ gìn và 
nâng cao sức khoẻ, phát triển toàn diện các tố chất thể lực của học sinh. Bằng 
các hoạt động tập luyện theo nội dung của môn học xây dựng cho các em một 
số nền nếp học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh lối sống lành mạnh, tác 
phong nhanh nhẹn, kỷ luật và phẩm chất đạo đức của con người mới. Trong 
quá trình học tập còn giúp các em biết cách ứng dụng những kỹ năng của thể 
dục vào hoạt động học tập và sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường. 
 - Xây dựng cho các em tác phong nhanh nhẹn hoạt bát trong tập luyện 
TDTT, ý thức giữ gìn vệ sinh và lối sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức 
và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, và nhân cách của 
học sinh. 
 - Tạo điều kiện cho học sinh có thể vận dụng ở mức nhất định những 
kiến thức, kĩ năng đã học để tập luyện và vui chơi hằng ngày. Từ đó, để học 
sinh có thể lĩnh hội, khám phả và chiếm lĩnh kiến thức thĩ người giáo viên phải 
thường xuyên có những biện pháp kích thích học sinh hứng thú, tự giác, tích 
cực trong giờ học nhằm giúp học sinh lĩnh hội tối đa kiến thức. + Các hoạt động ngoại khoá diễn ra thường xuyên, nhà trường thành lập các 
CLB như: bóng đá, bóng rổ, cầu lông ...
 + BGH tạo điều kiện cho giáo viên thể dục hoàn thành tốt nhiệm vụ, có sự 
động viên kịp thời cho những học sinh đạt thành tích cao trong thi đấu.
 + Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách đối với giáo viên dạy thể 
dục như: chi trả chế độ ngoài giờ cho giáo viên thể dục, hỗ trợ kinh phí dạy ngoài 
trời (14.900 đồng/tiết); Hỗ trợ trang phục cho giáo viên theo quy định (2 triệu 
đồng/01 đồng chí/năm); quan tâm dành kinh phí mua sắm thêm dụng cụ TDTT 
 - Trong nhiều năm Trường liên tục là trường TTXS và TT về TDTT cấp Quận 
và cấp Thành phố.
3.2. Khó khăn.
 - Giáo viên: thực tế cho thấy, đời sống của giáo viên dạy môn thể dục còn 
nhiều khó khăn. Các thầy cô ngoài hưởng lương và chế độ theo qui định thì không 
có thêm thu nhập khác. Do đó nhiều thầy cô phải tham gia dạy thêm ngoài giờ tại 
các trung tâm thể thao văn hóa, thu nhập thất thường, không ổn định. Điều đó ít 
nhiều dẫn đến tình trạng giáo viên không toàn tâm toàn ý với giờ giảng trên lớp. 
Trong giảng dạy còn cầm chừng, chưa giành nhiều thời gian và tâm huyết cho 
hoạt động giảng dạy trên lớp. Ở một số trường, không đủ giáo viên chuyên trách 
dạy thể dục, nhà trường phải tạm thời phân công giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo 
viên không có chuyên môn vào trông lớp nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng 
dạy bộ môn.
 - Học sinh: Do trong độ tuổi còn nhỏ, các em hiếu động, nên đến giờ thể dục 
được ra khỏi phòng học để học tại sân tập hay nhà thể chất, các em thường có 
nhiều hành động quá khích khó kiểm soát vì vậy dễ gây ra tai nạn thương tích 
trong giờ học. Bên cạnh đó, có một bộ phận các em có sức khỏe không tốt, vẫn 
tham gia các hoạt động nên hiệu quả học không cao. Một số học sinh tự kỉ, tăng 
động, tham gia học hòa nhập cùng các bạn đã gây ảnh hưởng chung đến nền nếp 
kỉ luật trong giờ học.
 - Phụ huynh học sinh: Còn một số phụ huynh chưa nhận thức đúng về bộ môn, 
coi đây là môn “phụ” cũng như chưa đầu tư cho học sinh luyện tập thể dục, thể 
thao ngoại khóa.
3. Các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục 
và giáo dục thể chất cho học sinh nhà trường
3.1.Thành lập Hội đồng giáo dục thể chất, phong trào Hội khỏe Phù Đổng và 
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Hàng năm, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai kịp thời những 
văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, của UBND, Trung tâm VHTT&TT, đồ dùng dạy học để các tiết học đạt hiệu quả cao. Trong mỗi lần đó, đại diện của 
ban giám hiệu đều tham gia dự và chỉ đạo.
 Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong giảng dạy nội khoá, không để xảy ra chấn 
thương cho học sinh. Hội đồng GDTC thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, đảm 
bảo nền nhà thể chất, dụng cụ luyện tập an toàn. Ngoài ra nhà trường tiến hành 
khám sức khoẻ cho học sinh. Căn cứ vào đó, giáo viên thể dục động viên tạo điều 
kiện để 100% các em hoàn thành yêu cầu môn học phù hợp với sức khoẻ. Với 
những học sinh có bệnh lý hay dị tật bẩm sinh liên quan đến sức khỏe như bệnh 
lý đường hô hấp, tim mạch, vận động nhà trường yêu cầu gia đình học sinh 
cung cấp hồ sơ y tế, trên cơ sở đó miễn học môn thể dục hoặc một phần nội dung 
của bộ môn. Với những học sinh này, tuy không tham gia luyện tập hay đánh giá 
như các bạn khác nhưng trong giờ học, giáo viên vẫn tạo điều kiện và cho phép 
học sinh đi cùng các bạn đến khu vực học tập để không gây ảnh hưởng đến tâm 
lý cho các em
 Yêu cầu giáo viên dạy bộ môn thực hiện tiết dạy đảm bảo chất lượng. Trong 
đó quan tâm đên việc tổ chức cho học sinh học tập theo phương pháp tích cực, 
muốn vậy giáo viên phải thực hiện:
 - Đổi mới phương pháp giảng dạy: Không giảng giải, phân tích nhiều, 
không làm mẫu nhiều lần tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc tập luyện của học 
sinh, nhằm giành nhiều thời gian cho tổ chức tập luyện, vui chơi. Phương pháp 
tập luyện hoàn chỉnh và lặp lại được ưu tiên sử dụng trong giảng dạy động tác. Sử 
dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu vào giờ học để tăng hứng thú tập luyện 
cho học sinh. Để học sinh tham gia vào đánh giá, tổ chức dạy theo nhóm sức khoẻ 
(học sinh tập theo ý thích). Ngoài ra, ban giám hiệu khuyến khích ứng dụng CNTT 
trong dạy học, nhất là khi cần thao tác làm mẫu của giáo viên. Người thầy có thể 
quay clip làm mẫu động tác để học sinh theo dõi, nhằm hạn chế việc phải làm đi 
làm lại nhiều lần 01 động tác trong giờ dạy của giáo viên. Kết hợp sử dụng âm 
nhạc trong quá trình dạy học để gây sự hứng thú và kích thích học sinh.
 - Đổi mới cách tổ chức giờ học: Trước đây giáo viên sử dụng hình thức tập 
luyện đồng loạt có tính chất phổ biến, chiếm khá nhiều thời gian trong 1 giờ học 
Thể dục. Hình thức tập luyện theo nhóm rất ít được sử dụng do không có kế hoạch 
bồi dưỡng cán sự TDTT và giáo viên chưa tin tưởng vào năng lực tiềm tàng của 
học sinh. Hình thức tập luyện cá nhân hầu như chưa được quan tâm tới. Hiện nay, 
chúng tôi yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng hình thức tập luyện lần lượt (phù 
hợp nội dung 1 tiết học) để giáo viên có điều kiện quan sát, đánh giá và sửa chữa 
động tác sai cho từng học sinh. Quan tâm đến việc phân nhóm, chia tổ cho học 
sinh tập luyện; tạo cơ hội cho học sinh tự quản được sử dụng phổ biến, tạo tình 3.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phù hợp với tâm sinh lý học sinh Tiểu 
học.
 Trường duy trì tốt phong trào thể dục hàng ngày và múa dân vũ vào các đầu 
giờ học các buổi sáng trong tuần. Trong thời kì học sinh vừa tham gia học tập vừa 
phòng chống dịch covid-19, học sinh được sinh hoạt theo khối, không tổ chức trên 
toàn trường
 Chỉ đạo thực hiện tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp trường với nhiều môn thi, nội 
dung phong phú, có chất lượng như: bóng đá, điền kinh, cờ vua, cờ tướng, Aerobic, 
kéo coTrong quá trình tổ chức HKPĐ luôn chú trọng đảm bảo an toàn và không 
để xảy ra chấn thương cho học sinh. Căn cứ vào thành tích của học sinh, nhà trường 
xây dựng được đội tuyển TDTT, tổ chức tập huấn thường xuyên 2 buổi/ tuần để 
chuẩn bị cho thi đấu HKPĐ cấp Quận. Tại HKPĐ cấp Quận, trường tham gia thi đấu 
các môn : Cờ vua, võ, cầu lông, bóng đá, điền kinh, bơi, Aerobic. 
 Nhà trường phối hợp tổ chức các CLB năng khiếu: Các câu lạc bộ này đều có 
quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động và hoạt động thường xuyên, có nề nếp. 
Nhà trường tạo điều kiện sắp xếp các khu vực thích hợp để luyện tập đảm bảo an 
toàn cho các em và thuận tiện cha mẹ học sinh đưa đón. Chính tại các câu lạc bộ này, 
những nhân tố có năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng và tham gia thi đấu tại các 
kì HKPĐ, các giải TDTT phong trào góp phần đem lại thành tích chung cho nhà 
trường và cho quận
 Câu lạc Thời gian
 TT CB phụ trách Giáo viên phụ trách
 bộ tập luyện
 Cuối buổi học các 
 1 Cầu lông Đ/c Huyền - PHT Thầy Hoàng - GVTD ngày thứ ba, thứ 
 năm trong tuần
 Cuối buổi học các 
 2 Bóng đá Đ/c Hương - PHT Thầy Thái - GVTD ngày thứ hai, thứ 
 sáu trong tuần
 Thầy Hoàng phối hợp Cuối buổi học các 
 3 Bóng rổ Đ/c Huyền - PHT
 với TTTT Tuổi trẻ ngày trong tuần
 Cô Hải – giáo viên dạy Cuối buổi học các 
 4 Nhảy Đ/c Hương - PHT
 nhạc của trường ngày trong tuần
 Cô Hương – giáo viên Cuối buổi học các 
 5 Erobic Đ/c Hương - PHT
 dạy TD của trường ngày trong tuần
 Kết hợp giáo viên của 
 Võ dân Cuối buổi học các 
 6 Đ/c Huyền - PHT TT văn hóa thể thao 
 tộc ngày trong tuần
 quận Long Biên

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_the_du.docx