Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tên đề tài: Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 2. Nội dung lĩnh vực đề tài: Nghiên cứu những phương pháp, cách thức để nắm đặc điểm của người đọc và hoạt động đọc sách tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 3. Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Thu - Chức vụ: Nhân viên - Nhiệm vụ công tác: Nhân viên thư viện 4. Nội dung tóm tắt: 4.1 - Nội dung tóm tắt: Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong trong quá trình công tác để nghiên cứu, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc và đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 4.2 Phạm vi áp dụng: Thư viện trường TH Nguyễn Bá Ngọc Xã Bình Thuận - Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đăk Lăk. 4.3 Thời điểm áp dụng: Từ năm học 2021 - 2022. 4.4 Hiệu quả mang lại: - Tạo cho các em tính tự giác trong việc đọc sách, say mê trong việc đọc sách. - Giúp các em mạnh dạn khi đứng phát biểu và tham gia các hội thi giữa các đám đông. - Biết khai thác và sử dụng hợp lý vốn tài liệu bạn đọc cần. - Giúp các em biết yêu quý sách và tạo thói quen đến thư viện thường xuyên hơn, đồng thời giúp các em yêu thích tất cả các môn học và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường TH Nguyễn Bá Ngọc. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu : Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc tại thư viện trường TH Nguyễn Bá Ngọc Xã Bình Thuận - Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đăk Lăk. 4. Giới hạn của đề tài: - Áp dụng tại Thư viện trường TH Nguyễn Bá Ngọc Xã Bình Thuận - Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đăk Lăk. - Thời gian áp dụng từ năm học 2021 - 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích tổng hợp. Thư viện nhà trường có nhiệm vụ hướng dẫn việc đọc, chọn được sách mà bạn đọc cần, tuyên truyền giới thiệu sách, xây dựng thói quen đọc và nền văn hóa đọc, khơi dậy tình yêu sách của học sinh. Giáo dục học sinh có văn hóa đọc bằng cách phối hợp với nhà trường và các cơ quan thông tin đại chúng. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD - ĐT, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh cùng với Ban giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ, yêu nghề, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên cứu. Thư viện được thành lập cùng với sự phát triển của trường. Những năm đầu vốn tài liệu của thư viện trường còn hạn chế, đến nay đã có 2461 gồm: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách pháp luật, sách thiếu nhi phục vụ cho giáo viên, học sinh. Đã trãi qua quá trình phấn đấu không ngừng và sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, nhân viên... đến nay thư viện nhà trường đã đạt thư viện tiên tiến và trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 2. Với những đặc điểm ấy, thư viện cũng nổ lực không ngừng phát triển. Thư viện ban đầu không có phòng đọc riêng, cơ sở vật chất thiếu thốn. Đến nay thư viện đã hình thành được 1 phòng đọc riêng với diện tích đạt chuẩn, rộng, thoáng, cơ sở vật chất đảm bảo và 1 cán bộ chuyên trách. Thư viện đã góp một phần nhỏ trong việc lưu giữ sách báo và đảm bảo tốt việc cung cấp thông tin. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo việc không ngừng nâng cao kiến thức giảng dạy và học tập. *Cơ sở vật chất trong thư viện: Tổng diện tích của thư viện là 72m2 (cả phục vụ đọc - mượn ), được bố trí nằm ở trung tâm của trường, thoáng mát, thuận tiện cho độc giả. Thư viện có: - 6 kệ sách. - 6 bộ bàn, 40 tấm thảm khoảng 40 chỗ ngồi, - 1 bảng giới thiệu sách mới, 1 bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu, 1 bảng danh mục, 1 bảng nội quy, 1 bảng lịch đọc sách, 1 bảng mượn - trả sách. - Ngoài ra trong thư viện được trang bị 2 quạt, 4 bóng đèn. Thư viện được bố trí nằm ở vị trí thuận lợi cho bạn đọc, luôn được cán bộ thư viện quét dọn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ; *Nguồn nhân lực Với qui mô đó, thư viện trường TH Nguyễn Bá Ngọc phân công 1 cán bộ chuyên - Dán nhãn: Bất kỳ tài liệu nào cũng phải được dán nhãn bởi trên nhãn chứa đựng 1 số thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc tổ chức, sắp xếp kho tài liệu, bảo quản tài liệu và việc tra tìm tài liệu một cách dễ dàng. Kho sách của trường được xếp theo số đăng ký cá biệt, theo tủ sách, hình thức là kho mở và theo 4 nhóm kho chính: Kho sách tham khảo, kho sách nghiệp vụ, kho sách giáo khoa và kho truyện thiếu nhi. Xếp tài liệu theo số đăng ký cá biệt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo từng kệ giá . Đối với các loại báo: xếp theo nhan đề, số, ngày tháng. Tất cả sách báo đều được xếp theo kho sách, theo số đăng kí cá biệt trên những giá theo đúng kiểu sắp xếp của thư viện, hoàn trả lại những tài liệu về đúng chỗ cũ sau khi sử dụng nó. Bảo quản tài liệu với một môi trường sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo vá ánh sáng thích hợp. Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh kho sách để phát hiện những tài liệu hư hỏng, kịp thời tu bổ lại những tài liệu rách nát. Thư viện đã có trang bị máy quạt, cửa thông gió. * Công tác kiểm kê: Thư viện trường cũng lập ra những kế hoạch cụ thể khi mỗi lần kiểm kê tài liệu và mỗi năm 1 lần: - Thành lập ban kiểm kê. - Tiến hành kiểm kê theo đúng quy chế, chuyên môn. - Thanh lý những tài liệu lỗi thời, rách nát hư hỏng. - Bổ sung tài liệu kịp thời. * Tổ chức bộ máy tra cứu: Bộ máy tra cứu cuả thư viện là danh mục: - Danh mục sách giáo khoa. - Danh mục sách tham khảo. - Danh mục sách nghiệp vụ. - Danh mục sách pháp luật . - Danh mục truyện thiếu nhi. mục giới thiệu sách theo chuyên đề, để lựa chọn tài liệu phù hợp nhu cầu, trình độ, sở thích, giúp bạn đọc và tra cứu nhanh những thông tin cần thiết và quan trọng. Đồng thời hướng dẫn bạn đọc phương pháp đọc tài liệu (đọc lướt, đọc nội dung trọng tâm, đọc có ghi chép lại...) để tiếp thu những gì đã đọc một cách hiệu quả nhất. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp - Thu hút bạn đọc đến thư viện nhiều hơn. - Rèn luyện kỹ năng đọc kể như: kỹ năng đọc kể hiểu, đọc kể lưu loát, đọc kể diễn cảm, đọc kể hay cho các em học sinh. - Tạo cho các em tính tự giác trong việc đọc sách, say mê trong việc đọc sách. - Giúp các em mạnh dạn khi đứng phát biểu và tham gia các hội thi giữa các đám đông. - Nắm được nội dung ý nghĩa, rút ra được bài học kinh nghiệm trong mỗi câu chuyện mà các em đã kể, đã đọc qua. - Biết khai thác và sử dụng hợp lý vốn tài liệu bạn đọc cần. - Để từ đó các em biết yêu quý sách và tạo thói quen đến thư viện thường xuyên hơn, đồng thời giúp các em yêu thích tất cả các môn học và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường TH Nguyễn Bá Ngọc. - Đẩy mạnh thư viện đạt chuẩn theo QĐ 01/2003/QĐ/BGD-ĐT ngày 02/01/2003. Xác định đây là một trọng tâm của chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. - Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị chữa cháy để phòng khi hỏa hoạn, cửa thông gió, ... để phòng đọc luôn được điều hòa không khí, làm cho tài liệu không bị giòn và luôn luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ. - Đa dạng hóa các phương thức phục vụ bạn đọc và dịch vụ thông tin. - Đảm bảo đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh, sách giáo viên, sách nghiệp vụ, sách tham khảo cho tất cả các khối lớp, phát triển tủ sách dùng chung. - Nâng cao chất lượng hoạt động của phòng đọc, nghiệp vụ công tác thư viện. - Tạo ra môi trường tối ưu làm thỏa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc. Đồng thời tạo ra thư viện với mô hình liên thông nhằm chia sẽ nguồn lực thông tin với các thư viện - Thay thế và số lượng bàn ghế phù hợp với lứa tuổi các em học sinh. - Bổ sung các bảng biểu, danh mục để giúp đọc giả tìm kiếm tài liệu dễ dàng tìm kiếm tài liệu. - Trang bị thêm quạt, bóng đèn đảm bảo độ sáng và thoáng mát. - Thường xuyên quét dọn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ; làm cho thư viện toát lên được cự gần gũi, yên tĩnh và thân thiện với các em, đểbạn đọc thích thú đến thư viện ngày càng đông. * Đào tạo cán bộ thư viện: CBTV là người quan trọng, là cầu nối giữa bạn đọc và thông tin bởi vậy năng lực cần phải được trau dồi. Ngoài hình thức học nâng cao trình độ thì người CBTV phải học hỏi thêm từ bạn bè đồng nghiệp, từ các người thành đạt và tham gia các buổi tập huấn chuyên nghành. để thực hiện công tác của mình ngày càng tốt hơn, và phải được trang bị: - Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học nhất định . - Có kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet nhằm giúp giải đáp thắc mắc, băn khoăn của học sinh. - Phải am hiểu tâm lý thanh thiếu niên. - Cần có cách ứng xử khéo léo, vui vẽ, cởi mỡ. * Hoạt động phục vụ bạn đọc: + Công tác nghiệp vụ - Hình thành vốn tài liệu: Cán bộ thư viện nắm bắt được thị hiếu của người dùng tin. Từ đó cán bộ thư viện quyết định hình thành xây dựng vốn tài liệu cho phù hợp với thư viện của trường mình. Lập kế hoạch, lập tờ trình lên nhà trường về nhu cầu mua tài liệu cho thư viện. Trước khi đi bổ sung, cán thư viện phải tìm hiểu nhu cầu của người dùng tin. - Xử lý công việc và bảo quản. Sách báo thư viện là vốn tri thức của con người là tài sản của nhà nước, của nhà trường, của giáo viên- nhân viên và học sinh. Vậy nên trách nhiệm của CBTV là phải giữ gìn, bảo quản tốt và nhập vào thư viện thông qua khâu xử lý kỹ thuật ( xử lý truyền thống). nhu cầu của độc giả và sẽ có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung tài liệu, chỉnh lý mục lục, tu sữa, thanh lý tài liệu theo đúng hướng. Vì thế nên lập ra những kế hoạch cụ thể khi mỗi lần kiểm kê tài liệu và mỗi năm 1 lần: - Thành lập ban kiểm kê. - Tiến hành kiểm kê theo đúng quy chế, chuyên môn. - Thanh lý những tài liệu lỗi thời, rách nát hư hỏng. - Bổ sung tài liệu kịp thời. * Tổ chức bộ máy tra cứu: Bộ máy tra cứu của thư viện là kho mở nên theo bảng hướng dẫn sử dụng mã màu. Từ bảng mã màu bạn đọc có thể tìm dể dàng tài liệu mà mình cần một cách nhanh nhất, mà không phải chen lấn nhau. Ví dụ: Truyện thiếu nhi sẽ phân loại theo mã màu, phân từ thấp đến cao. Ví dụ màu xanh lá dành cho các em học sinh chủ yếu là học sinh lớp 1 vì kênh hình nhiều hơn kênh chữ, các khối lớp tiếp theo được phân theo thứ tự, màu đỏ, cam, trắng, xanh dương và màu vàng ...mà cán bộ thư viện đã dán sẵn trực tiếp trên từng cuốn sách cách gáy dưới 2cm. Đồng thời bạn đọc có thể tra cứu bảng danh mục tài liệu mà cán bộ thư viện đã phân theo nhóm như: - Danh mục sách giáo khoa - Danh mục sách tham khảo - Danh mục sách nghiệp vụ - Danh mục sách Bác Hồ - Danh mục sách pháp luật - Danh mục truyện thiếu nhi. Các bảng danh mục đều có số đăng ký cá biệt để bạn đọc dễ tìm và cán bộ thư viện dễ dàng phục vụ bạn đọc. sách của bạn đọc, nhu cầu của bạn đọc và vận dụng sáng tạo những nguyên tắc và phương pháp công tác với người đọc trong hoàn cảnh thực tế. Vì là trường có học sinh là đồng bào dân tộc ê đê 100% các em còn nhút nhát, không tự tin nên CBTV phải cởi mở, nhẹ nhàng hòa nhã, gần gũi với các em. Hay trong bảng nội quy không có mục mất mát phải bồi thường mà chỉ là đông viên các em. Mục tiêu là bạn đọc vào thư viện nghiên cứu, học tập, giải trí... một cách thoải mái nhất từ đó mới có chất lượng nhất. Thư viện mở cửa phục vụ ngày 2 buổi, Từ thứ 2 đến thứ 6, phục vụ mọi đối tượng bạn đọc. Ngoài những ngày quy định đọc, nếu độc giả nào cần mượn hoặc cần tham khảo tài liệu gấp thì cán bộ thư viện vẫn tạo điều kiện để bạn đọc thỏa mãn nhu cầu tin. Thời gian phục vụ từ 7 giờ 15 đến 10 giờ 30 và chiều từ 13 giờ15 đến 16 giờ. Mỗi lớp có 1 tiết đọc thư viện, những tiết đọc này hiệu quả rất cao vì trong những tiết đọc này ngoài CBTV định hướng cho các em tìm tài liệu phù hợp còn có Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn trực tiếp định hướng những tài liệu cần thiết trong bài học, tiết học và từ 70 - 80 % học sinh đến thư viện thì nay đã đạt 100 %. Đối với các em học sinh khối 1, khối 2 CBTV đã có những hình thức phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường ( Chất lượng chưa cao, các em chưa rành tiếng kinh khi mới vào đầu cấp) nên trong tiết đọc sách CBTV định hướng cho các em chủ yếu là truyện tranh ( mà nhiều tranh, ít chữ) chủ yếu để các em làm quen với tài liệu để từ đó khơi dậy ở các em niềm đam mê sách ngay từ bé. Ngoài ra CBTV cùng với tổ cộng tác viên trực tiếp đọc truyện cho các em vào giờ ra chơi, hay tiết sinh hoạt và trong những buổi này CBTV kết hợp phát tài liệu cho các em mượn về nhà để các em đọc và bố mẹ đọc cho các em nghe. Vào những buổi họp phụ huynh tuyên truyền cho phụ huynh nghe tác dụng của việc đọc sách và hướng dẫn họ đến thư viện nhà trường mượn sách về đọc cho con em mình nghe. - Phục vụ đọc tại chỗ: Thư viện phục vụ đọc tại chỗ cho tất cả các bạn đọc có nhu cầu tìm kiếm, lựa chọn, khai thác và sử dụng tài liệu hữu ích, phù hợp với nhu cầu của mình. Quy trình phục vụ đọc tại chỗ như sau: Bạn đọc là học sinh đến thư viện, qua bảng danh mục hay bảng hướng dẫn sử dụng mã màu có thể tìm dể dàng những tài liệu mà mình cần và tự lấy tài liệu, ngồi vào bàn đọc một cách nghiêm túc và trật tự. Khi đọc xong bạn đọc mang tài liệu đến kệ đã mượn và sắp xếp lại tài liệu đúng vị trí. Đối với giáo viên, công nhân viên hoặc ban giám hiệu cũng tương tự. Thư viện trường đã tạo lập cho mình một môi trường đọc thoáng mát, sạch sẽ, và
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cong_tac_phuc_vu_n.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc tại trường Tiểu học Nguyễn Bá N.pdf