Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh

doc 11 trang skquanly 21/04/2025 310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 I. Phần mở đầu 2
 I. 1. Lí do chọn đề tài 2
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
 I.3. Đối tượng nghiên cứu 3
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
 I. 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. Phần nội dung 3 
 II.1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng đội ngũ 3
giáo viên 
 II.2.Thực trạng 4
 II.3. Giải pháp, biện pháp 6
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị 9
khoa học của vấn đề nghiên cứu
 III. Phần kết luận, kiến nghị 9
 III.1. Kết luận 9
 III. 2. Kiến nghị 10
 1 HCMHS, lôi cuốn họ vào các hoạt động của nhà trường, cho họ biết được vai trò, 
trách nhiệm của mình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. 
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Đánh giá thực trạng việc quản lý công tác phối hợp của nhà trường với Hội 
cha mẹ học sinh. Đề xuất các biện pháp tổ chức phối hợp với hội CMHS trường 
Tiểu học Hà Huy Tập để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục. 
 I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với 
cha mẹ học sinh trong trường tiểu học. 
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh 
tại trường tiểu học Hà Huy Tập.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu tài liệu 
 - Đàm thoại, phân tích, điều tra
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lý luận
 Công tác xã hôi hóa giáo dục là một chủ trương đúng đắn nhằm huy động 
trí tuệ và nguồn lực của toàn xã hội cho việc phát triển toàn diện của giáo dục. 
Một nguyên tắc cơ bản thực hiện chủ trương toàn xã hội lo cho việc học tập của 
thế hệ trẻ là tăng cường quản lý giữa nhà trường và gia đình.
 Nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu 
quả giáo dục học sinh. Trong các nội dung phối hợp nhà trường cần có biện pháp 
nâng cao nhận thức về giáo dục cho cha mẹ học sinh như phổ biến những chủ 
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật cuả Nhà nước về giáo dục, 
thống nhất các mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm xây dựng mục 
tiêu giáo dục thống nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Hiệu trưởng có 
trách nhiệm chính, là nhân tố quyết định đến kết quả thực hiện công tác phối hợp 
giữa nhà trường với cha mẹ học sinh.
 Sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS là một yêu cầu tất yếu 
trong xã hội và nó không thể thiếu trong điều kiện giáo dục hiện nay. Ban đại 
diện CMHS là tổ chức huy động các thành viên tham gia tích cực vào công 
tác giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ của gia đình 
mà luật pháp đã quy định.
 Điều 49 Điều lệ Trường Tiểu học có nói rõ: Trường tiểu học có Ban đại 
diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, tổ 
chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành. 
 Điều 50 nói về Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
 1. Nhà trường phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương, 
Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân 
có liên quan, nhằm:
 3 - Năng lực một số thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà 
trường và của lớp còn hạn chế, một số không có điều kiện thuận lợi về thời gian 
nên kết quả hoạt động phối hợp chưa cao. 
 c. Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh
 - Hiệu trưởng quan tâm nhiều đến công tác phối hợp giữa nhà trường với 
gia đình và chỉ đạo các giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động phối hợp với 
cha mẹ học sinh.
 - Tất cả các giáo viên đều thực hiện việc trao đổi với cha mẹ học sinh khi 
con em họ học tập và rèn luyện chưa tốt bằng nhiều hình thức và cha mẹ học sinh 
đã có chủ động liên lạc với giáo viên để kết hợp giáo dục con em mình.
 * Mặt yếu
 - Hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh chủ yếu nhằm khắc phục tình 
trạng học sinh chưa ngoan, có nguy cơ bỏ học chứ chưa nhằm mục đích thống 
nhất các yêu cầu để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và huy động cha mẹ 
học sinh vào việc nâng cao chất lượng nhà trường.
 - Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa có kế hoạch cụ thể mà hầu như chỉ 
thực hiện những yêu cầu của Hiệu trưởng, chưa chú ý phối hợp với nhà trường 
để thực hiện mục tiêu giáo dục mà chỉ tập trung vào việc hỗ trợ vật chất, kinh 
phí cho các hoạt động của trường.
 - Các cuộc họp phụ huynh do giáo viên chủ trì thường là thông báo kế 
hoạch giáo dục của nhà trường, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và các 
khoản đóng góp. Nhiều cha mẹ học sinh không nắm cụ thể về tình hình học tập, 
rèn luyện của con mình trên trường.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 * Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến thành công
 - Đa số giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm trong công 
việc. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và của lớp đa số nhiệt tình, có nhận 
thức về trách nhiệm giáo dục con cái. 
 * Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến hạn chế
 Trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh chưa có kế hoạch hoạt động 
cụ thể, chưa có biện pháp để đẩy mạnh kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã 
hội và chưa chú ý đến kiểm tra, đánh giá công tác này.
 - Một số giáo viên chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của nhà trường 
trong công tác phối hợp với gia đình nên chưa tích cực chủ động phối hợp với cha 
mẹ học sinh.
 - Ban đại diện CMHS chưa mạnh dạn, chủ động thực hiện vai trò của mình, 
nhiều người vì miễn cưỡng nhận nhiệm vụ nên tinh thần hoạt động còn hạn chế.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 - Dạy học – giáo dục là hoạt động trung tâm của nhà trường, vì vậy quản lý 
nhà trường thực chất là quản lý quá trình dạy học và giáo dục để thực hiện mục 
tiêu giáo dục toàn diện, đào tạo thế hệ trẻ vừa có đức, vừa có tài để thực hiện 
thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được 
mục tiêu này, nhà trường không chỉ quản lý việc học tập và giáo dục học sinh 
trong nhà trường là đủ mà cần phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà 
trường.
 5 - Thống nhất kế hoạch hoạt động với CMHS
 + Kế hoạch hoạt động của cha mẹ học sinh cần cụ thể việc thực hiện các 
nhiệm vụ trọng tâm như tuyên truyền, phổ biến trong CMHS những chủ trương, 
đường lối của Đảng, của Nhà nước về giáo dục.
 + Vận động các cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội cùng với nhà 
trường chăm lo cho việc giáo dục học sinh, xây dựng môi trường giáo dục thống 
nhất trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội.
 + Kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường để cùng thực hiện có hiệu 
quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
 + Đóng vai trò tích cực trong việc giúp nhà trường tu sửa cơ sở vật chất, tổ 
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 2. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy định đối với giáo viên chủ 
nhiệm về công tác phối hợp với cha mẹ học sinh.
 + Hiệu trưởng phải chú ý kiểm tra và đánh giá giáo viên chủ nhiệm thực 
hiện các quy định về phối hợp giữa nhà trường và gia đình như ghi sổ liên lạc về 
kết quả học tập, rèn luyện, chuyên cần trong học tập của học sinh. Gặp gỡ trao 
đổi, thống nhất các yêu cầu về giáo dục với CMHS.
 + Phối hợp với CMHS những em còn hạn chế, khó khăn trong học tập và 
trao đổi với toàn thể với CMHS nhằm hiêu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của từng học 
sinh để có biện pháp giáo dục tốt hơn. Cần xóa suy nghĩ học sinh có vấn đề giáo 
viên mới đến gặp các em.
 + Tuyên truyền những chủ trương, chính sách về giáo dục và phổ biến 
những tri thức khoa học giáo dục giúp cho CMHS thực hiện tốt việc giáo dục con 
em.
 + Huy động sự đóng góp về vật chất, tinh thần của CMHS trong việc thực 
hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh và phát triển của nhà trường.
 3. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh
 - Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, phân công giáo viên chủ nhiệm thực hiện 
phối hợp với cha mẹ học sinh ở từng lớp.
 - Tổ chức sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm thường kỳ để nắm bắt tình hình và 
chỉ đạo kịp thời công tác phối hợp.
 - Đề ra một số yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm như liên lạc thường 
xuyên với cha mẹ học sinh bằng nhiều hình thức, tổ chức các cuộc họp cha mẹ 
học sinh, hướng dẫn, giúp đỡ cha mẹ học sinh thực hiện tốt trách nhiệm quản lý 
giáo dục con em, phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS trong các hoạt động 
của lớp.
 - Tăng cường nhận thức cho giáo viên về trách nhiệm phối hợp với cha mẹ 
học sinh thông qua các hoạt động như triển khai về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên 
chủ nhiệm; phân công trách nhiệm vận động cha mẹ học sinh trong một số hoạt 
động của trường.
 4. Cải tiến việc họp CMHS
 - Ngoài những nội dung cần phổ biến chung, giáo viên chủ nhiệm cần phối 
hợp với Ban đại diện CMHS của lớp tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục con 
em.
 - Không nên thông báo cụ thể những em còn yếu kém, chưa ngoan trong 
cuộc họp vì như vậy dễ làm cho cha mẹ các em bị mặc cảm do khuyết điểm của 
 7 - Huy động sự đóng góp của Ban đại diện cho một số hoạt động của nhà 
trường như hỗ trợ khen thưởng, vận động trợ giúp học sinh nghèo, tu sửa và trang 
bị cơ sở vật chất cho trường.
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
 Muốn công việc này đạt kết quả cao đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có tâm 
huyết, năng động, tế nhị; có năng lực phân tích, tổng hợp, lên kế hoạch và triển 
khai thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, ngoài sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, phải có 
sự phối hợp đồng bộ của các Phó hiệu trưởng, các tổ chức, đoàn thể, các giáo viên 
chủ nhiệm trong nhà trường, góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ 
năm học.
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 Qua thực trạng và phân tích thực trạng việc Hiệu trưởng tổ chức phối hợp 
với Ban đại diện cha mẹ học sinh và có một sự phối hợp nhịp nhàng từ phía nhà 
trường đến phụ huynh học sinh thông qua Ban đại diện CMHS. Đồng thời cũng 
thông qua Ban đại diện đã giúp cho CMHS nắm rõ hơn về mục tiêu, phương 
hướng giáo dục, các khoản cần phải đóng góp  Mặt khác cũng chính vì có sự 
phối hợp đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và kịp thời vận động học 
sinh có nguy cơ bỏ học đi học chuyên cần, giúp đỡ những em có hoàn cảnh gia 
đình khó khăn vươn lên học tốt. 
 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
nghiên cứu
 Với các hình thức, biện pháp Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Ban đại 
diện CMHS trên, trong năm học qua nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng 
khích lệ như: 
 - Năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015 nhà trường đã huy động CMHS các 
lớp 1 dọn sân vườn trường từ chỗ gạch đá ngổn ngang thành khu sân chơi, bãi tập 
sạch sẽ, an toàn cho học sinh.
 - Hội CMHS đã tích cực ủng hộ, tạo điều kiện cho các em học sinh ôn 
luyện và đưa các em tham dự các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh. Kết quả nhà trường 
đạt nhiều giải cấp huyện và đạt giải cấp tỉnh về thi các môn văn hóa, thi chữ viết 
đẹp học sinh và thi hát dân ca. Chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt, hàng năm 
tỉ lệ học sinh khá giỏi đạt từ 55% trở lên, tỉ lệ học sinh lưu ban dưới 1,5%.
 - Hội CMHS các chi hội kết hợp với GVCN các lớp thường xuyên trao đổi 
thông tin và giúp GVCN tháo gỡ những khó khăn như động viên, giúp đỡ học sinh 
khó khăn đến trường, khen thưởng học sinh có thành tích trong học tập cũng như 
các phong trào thi đua. 
 - CMHS nhà trường đã huy động sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh 
được gần 40 000 000 đồng/ năm để mua sắm và tu sửa nhỏ cơ sở vật chất nhà 
trường. 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_trong_viec_phoi_ke.doc