Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur kmăn

doc 18 trang skquanly 05/04/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur kmăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur kmăn

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur kmăn
 Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn
 I. MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài.
 Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, là lực lượng 
giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng 
sản Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Vì thế các 
hoạt động của Đội nói chung và hoạt động tập thể nói riêng có một vị trí, vai trò 
nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định đến chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức 
Đội và cũng là một mắt xích quan trọng nhằm tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành 
con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai. 
Hoạt động Đội sôi nổi hay không phụ thuộc vào các hoạt động tập thể của Đội. Có 
thể nói đây là mấu chốt quyết định thành công cho công tác Đội. 
 Là Giáo viên được phân công làm Tổng phụ trách Đội, hơn ai hết tôi nhận 
thấy để thành công trong hoạt động đội trong đó có một phần đóng góp không nhỏ 
của các hoạt động tập thể. Bởi vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm và 
giải pháp để nâng cao chất lượng các hoạt động tập thể mà tôi đã thực hiện từ năm 
học 2014 – 2015, năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 với đề tài “Một vài 
kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur 
kmăn” cụ thể như sau.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, định hướng chung về vai trò của tổ chức Đội 
trong nhà trường, tích cực hóa các hoạt động tập thể của học sinh, rèn luyện khả 
năng thể hiện bản thân, giao lưu, học hỏi của học sinh, nhằm hình thành và phát 
triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Qua đó, giáo dục học sinh các 
giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống của dân tộc. 
 Bản thân là giáo viên – Tổng phụ trách Đội, khi tổ chức các hoạt động tập 
thể thì vẫn còn nhiều học sinh còn thấy mới mẻ và chưa hòa mình vào hoạt động. 
Vì vậy Tôi nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân 
trong việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động tập 
thể trong công tác đội ở trường THCS Dur Kmăn.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Phương pháp tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội tại trường THCS 
DurKmăn, Krông Ana_ tỉnh Đăk Lăk
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh trường THCS DurKmăn, Krông Ana_ tỉnh Đăk Lăk trong năm học 
2014 – 2015, năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017.
I.5. Phương pháp nghiên cứu: 
Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Trường THCS Dur Kmăn 1 
 Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn
 Ví dụ: Sinh hoạt chủ điểm tuyên truyền tháng ATGT vào tháng 9 hàng năm, 
đầu tiên phải xác định được sẽ tổ chức hoạt động gì, lên kế hoạch cụ thể chi tiết, 
phân công nhiệm vụ rõ ràng, tuyên truyền đến từng giáo viên chủ nhiệm và học 
sinh, sau hoạt động phải có đánh giá chi tiết, khen thưởng và rút kinh nghiệm kịp 
thời.
 - Xác định được hoạt động diễn ra vào thời gian nào trong tháng, trong học 
kì, trong năm. Toàn bộ thời gian của hoạt động là bao nhiêu? Thời gian cho từng 
công việc phải được tính toán tỉ mỉ và cụ thể hóa trong quá trình thiết kế.
 - Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đội viên về khả năng, trình độ, vấn 
đề sức khỏe.
 - Thiết kế hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của 
địa phương và của gia đình học sinh.
 Chính vì những yêu cầu trên, khi tiến hành thiết kế hoạt động tập thể của 
Đội, theo tôi người tổng phụ trách đội cần phải nắm vững những vấn đề sau:
 - Hoạt động Đội thực chất là một hoạt động giáo dục, vì vậy bất kì một hoạt 
động nào trong nhà trường dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. 
 - Phải đảm bảo hoạt động ấy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em.
 Các em thực hiện một cách hào hứng, phấn khởi và đem lại hiệu quả cao, 
góp phần tăng cường, củng cố tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời góp phần 
nâng cao kiến thức tự nhiên, xã hội mà các em được tiếp thu trong quá trình học 
tập.
 - Qua các hoạt động này kỹ năng sống của các em được nâng cao đặc biệt là 
các kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức...
 - Phải dựa trên cơ sở điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện của 
trường, có phương án tạo nguồn kinh phí cần thiết cho các công việc đặt ra để có 
hiệu quả cao mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí.
 - Nhất định phải thể hiện được “màu sắc, tinh thần” của Đội. “Màu sắc, tinh 
thần” ở đây chính là sự vui chơi lành mạnh, là “ học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó 
Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Trường THCS Dur Kmăn 3 
 Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn
 Mặt khác, những kinh nghiệm nêu ra ở đây bất kì giáo viên nào cũng đều có 
thể áp dụng được vì nó vừa cụ thể lại gần gũi, bám sát vào công việc hằng ngày 
của người giáo viên – TPT đội.
 Mặc dù đây là đề tài quen thuộc nhưng nếu không chủ động, không tìm tòi, 
không bám sát, không nghiên cứu, không sát thực giữa lý thuyết và thực hành, lại 
không xuất phát từ chính cái tâm và thực tế công việc thì rất khó để mang đến sự 
sôi nổi, sự hứng thú của học sinh, hiệu quả trong tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, 
cũng cần có sự tin tưởng, mạnh dạn thực hiện vấn đề một cách thấu đáo và có sự 
kiểm chứng, sàng lọc để tránh sai lầm  Việc đánh giá đúng thực trạng có ý nghĩa 
thiết thực và quyết định thành công đối với thực tiễn công việc hằng ngày và thành 
công của các hoạt động.
II.3. Giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp.
Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Trường THCS Dur Kmăn 5 
 Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn
 b. Địa điểm: Trường THCS Dur Kmăn
 6. Cơ cấu giai thưởng
 a. Trao 1 giải nhất, 1 nhì, 1 ba cho các thể loại: Múa, tốp ca, tam ca, 
 đơn ca, biểu diễn nhạc cụ.
 b. Giải nhất: 50.00đ, nhì: 40.000đ, ba: 30.000đ. 
 c. Giải tập thể; Giải nhất: 80.000đ, nhì: 60.000đ, ba: 40.000đ
 7. Ban chỉ đạo Hội thi.
 - Ông: Trần Quang Đạt: Hiệu trưởng nhà trường – Trưởng ban
 - Bà: Nguyễn Thị Tính: Phó hiệu trưởng nhà trường – Phó ban
 - Bà: Đoàn Thị Ánh Phượng: TPT đội –Thành viên
 8. Ban giám khảo
 - Bà: Nguyễn Thị Tính – Chánh chủ khảo
 - Bà: Đoàn Thị Ánh Phượng – Thành viên
 - Bà: Nguyễn Thị Thu Hường –Thành viên
 - Bà: Trần Thị Thơm ( thư ký)
 9. Trang trí, âm thanh
 - Ông: Lê Vũ Tuấn
 - Ông: Ngô Trí Hiệp
 10. Chuẩn bị phần thưởng
 - Bà: Nguyễn Thị Liên
 - Bà: Nguyễn Thị Nga
 Bước 2: Tiến hành hội thi
 - Các lớp nộp nhạc, tên tiết mục và bốc thăm thứ tự dự thi trước 
 ngày thi 5 ngày.
 - Chuẩn bị biểu điểm cho hội thi
 - Họp ban giám khảo trước giờ thi 30 phút để thống nhất biểu điểm 
 và cách chấm
 - Tiến hành thi theo thứ tự đã bốc thăm.
 - Thư kí tổng hợp điểm sau mỗi tiết mục.
Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Trường THCS Dur Kmăn 7 
 Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn
 Bước 1: Đầu tiên phải lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và phân công nhiệm vụ 
cho từng thành viên, thông báo kế hoạch đến từng chi đội, phối hợp với anh chị 
phụ trách tuyên truyền đến từng học sinh.
 1. Thời gian:
 Cuộc thi được triển khai trong thời gian từ 1/10/2015 đến 29/10/2015. Liên 
đội chấm ngày 29 – 30/10/2015 và nộp bài dự thi cấp huyện.
 2. Đối tượng tham gia: Là thiếu nhi, có độ tuổi từ 6 đến 15; đang sinh hoạt, 
học tập trong toàn Liên đội.
 3. Nội dung
 Thiếu nhi tham gia cuộc thi bằng cách vẽ tranh bám sát chủ đề “Thiếu nhi 
Việt Nam với An toàn giao thông”. Nội dung tranh vẽ phê phán những hành động, 
việc làm sai trái, gây hậu quả cho người tham gia giao thông; không chấp hành 
Luật An toàn giao thông, thiếu ý thức khi tham gia giao thông; tuyên truyền, hướng 
dẫn việc chấp hành về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, 
trật tự đô thị...; cổ vũ sự thay đổi những hành động xấu, hình thành thói quen sử 
dụng các phương tiện công cộng và thực hiện văn hóa giao thông...
 4. Hình thức
 Bài dự thi được vẽ trên giấy trắng khổ A3 với các loại màu tự chọn như: chì, 
bột màu, sáp màu, sơn dầu, màu nước, bút dạ màu hoặc các chất liệu khác.
 5. Các quy định chung
 - Bài tham dự cuộc thi phải là bài chưa được đăng tải trên các sách báo, tạp 
chí hoặc bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.
 - Bài dự thi phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp, ở mặt sau của bài 
thi (các bài dự thi không đầy đủ thông tin cá nhân đều là những bài dự thi không 
hợp lệ).
 6. Giám khảo ( Chấm ngày 29 – 30/10/2015 )
 - Cô: Nguyễn Thị Tính
 - Cô: Nguyễn Thị Thu Huờng
 - Cô: Trần Thị Thơm
 - Cô: Đoàn Thị Ánh Phuợng
 - Cô: Nguyễn Thị Tú
 7. Giải thưởng 
 - Giải cá nhân: Gồm 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 5 giải 
Khuyến khích.
 - Giải tập thể: Gồm 3 lớp, trong đó có 1 giải A và 2 giải B được trao cho tập 
thể có số lượng bài dự thi nhiều nhất và có nhiều bài dự thi đạt giải cá nhân.
Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Trường THCS Dur Kmăn 9 
 Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn
 - Lao động: 13h30 ngày 17/12/2016 tại Trường THCS Durkmăn
 - Viếng: 7h ngày 19/12/2016 (BCH Liên đội, lớp 6A1)
 2. Thành phàn tham gia
 - Đoàn thanh niên
 - Học sinh k6,7,8,9
 3. Phân công khu vực lao động
 - Đ/c Liên, H Lina, Nhung, Minh, Lang phương và HS k6 lao động khu vực 
trước và sau sân trường từ giữa cột cờ sang phía dãy phòng học lớp 9a3.
 - Đ/c Q Nga, Trang, Tú, Nguyên, Tuấn và HS k7 lao động khu vực trước 
và sau sân trường từ giữa cột cờ sang phía dãy phòng hội đồng.
 - Đ/c Trí Hiệp, N Nga, H lim, Hiếu và HS k8 lao động khu vực từ cổng 
trường đến đầu đường trước nhà đ/c Phong
 - Đ/c Phượng, Chung, Lê sơn và HS k9 lao động từ đầu đường và toàn bộ 
khu Đài tưởng niệm.
 - Dụng cụ: Cuốc, dao phát, chổi, bao.
 Bước 2: Tiến hành hoạt động:
 - Tuyên truyền kế hoạch và ý nghĩa của hoạt động vào tiết sinh hoạt dưới cờ.
 - Phối hợp với chi đoàn giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp để hướng dẫn 
học sinh thực hiện hiệu quả kế hoạch.
 - Nhận xét, đánh giá, truyên dương những học sinh hoặc lớp thực hiện tốt và 
phê bình những học sinh hay lớp thực hiện chưa tốt.
 - Rút kinh nghiệm sau hoạt động.
b. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 Muốn thực hiện tốt và thành công các hoạt động tập thể thì cần phải có một 
 kế hoạch thật sớm, thật chi tiết, rõ ràng. Kế hoạch càng cụ thể bao nhiêu thì hoạt 
 động càng được tiến hành dễ dàng và thành công bấy nhiêu.
Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Trường THCS Dur Kmăn 11 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong.doc