Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận với hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật

doc 10 trang skquanly 19/08/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận với hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận với hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận với hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH TIẾP CẬN VỚI HOẠT ĐỘNG
 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ SÁNG TẠO KỸ THUẬT
 PHẦN I - MỞ ĐẦU
 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong quá trình hội nhập thế giới, chúng ta đang tranh thủ tối đa mọi khả năng 
của chuyển giao công nghệ để nhanh chóng phát triển kinh tế tiếp kịp trình độ các 
nước trong khu vực. Bên cạnh nghiên cứu khoa học (NCKH) thì sáng tạo kỹ thuật 
(STKT) cũng quan trọng song hành không kém. Đặc biệt trong quá trình dạy-học 
trong các nhà trường (cơ sở giáo dục). Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm 
hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản 
phẩm hoặc để áp dụng vào các quá trình sản xuất (kỹ thuật theo nghĩa hẹp), là những 
thao tác có thể, cách thức tác động vào sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng 
thái của chúng. 
 Trong các cơ sở giáo dục bên cạnh chức năng dạy học; quản lý, giáo dục 
người học của các thầy, cô giáo, cán bộ trong hội đồng nhà trường còn có một nhiệm 
vụ rất quan trọng đó là “đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, làm đề tài NCKH, STKT, 
làm đồ dùng dạy học” và hướng dẫn học sinh NCKH, STKT tùy theo tính chất của 
chuyên môn. Tuy nhiên nhiệm vụ này đến nay luôn là vấn đề khó, thậm chí là bế tắc 
đối với nhiều cán bộ, giáo viên có người không biết cách làm, có người biết cách 
làm nhưng không thể hiện cho người khác hiểu được (không biết báo cáo thành văn 
bản), huống hồ truyền đạt lại cho học sinh. Nhiều người còn coi đây là công việc của 
các nhà khoa học, hoặc của lãnh đạo đơn vị; chính vì vậy nhiệm vụ này luôn là một 
phần trong “bài toán quản lý” mà các nhà quản lý, các thầy, cô giáo trong các cơ sở 
giáo dục luôn khó giải hoặc giải được nhưng “đáp số chưa tối giản”. Điều đó ảnh 
hưởng nhiều đến khả năng tư duy, sáng tạo của người học.
 Xin được giới thiệu một vài kinh nghiệm giúp học sinh tiếp cận hoạt động 
NCKH, STKT
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh NCKH, STKT ở cấp Trung học cơ sở đạt 
hiệu quả cao thông qua công tác giảng dạy đặc biệt ở các môn Khoa học tự nhiên.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp tham khảo tài liệu : Là các tài liệu, bài viết có liên quan.
 - Phương pháp trao đổi kinh nghiệm : học hỏi từ các lần tham gia hướng dẫn 
học sinh dự thi các cấp (Trường, Thành phố, Tỉnh và quốc gia), các lần tập huấn do 
Sở GD-ĐT và Liên hiệp Hội Khoa học tỉnh phối hợp tổ chức.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh, 
nghiên cứu các lĩnh vực ứng dụng và điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 
của địa phương (Bạc Liêu)
 1 Một số khái niệm:
 Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người 
thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính 
chất nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như: chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt 
giữa các hình thức NCKH này như sau:
 - Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể 
chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
 - Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu 
quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn 
lực.
 - Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc 
gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập 
một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ 
hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
 - Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục 
đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, 
dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của 
chương trình thì phải đồng bộ.
 Như vậy để tiến hành làm đề tài NCKH, STKT, hoàn thiện công trình NCKH, 
STKT của mình (viết sáng kiến kinh nghiệm), người nghiên cứu (tác giả) cần quan 
tâm một số vấn đề cơ bản sau:
2.1. Cách tiếp cận hoạt động NCKH, STKT.
 Để có được một đề tài NCKH, một dự án STKT, một sáng kiến kinh nghiệm, 
 có giá trị, tác giả cần tuân theo các bước sau:
 - Chọn đề tài, dự án nghiên cứu:
 Đề tài, dự án nghiên cứu có thể do mình tự chọn, có thể do đặt hàng của cá 
nhân hoặc tổ chức nào đó, có thể do nhiệm vụ được giao, nhưng nói chung đề tài hay 
dự án phải là một vấn đề mà tác giả tâm đắc, phù hợp với điều kiện của bản thân 
đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài, dự án đó. Thông thường, đề tài hay dự án vừa 
có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới 
như: Tìm ra phương pháp giảng dạy mới; tìm ra các biện pháp khác hiệu quả hơn, 
khả thi hơn trong chủ nhiệm lớp, trong quản lý hoạt động dạy và học, xây dựng cơ 
sở vật chất; sáng chế hoặc cải tiến đồ dùng dạy học mới để học sinh tiếp thu tốt hơn, 
nhanh hơn .... Do vậy đề tài thường phải là vấn đề mà tác giả đã và đang hoặc sẽ làm 
làm có kết quả.
 Việc lựa chọn đề tài, dự án nghiên cứu là một bước rất quan trọng, nó góp 
phần tạo nên sự thành công của đề tài, dự án : có thiết thực không? Có khả thi 
không? Có giá trị phổ biến không?... đều do sự lựa chọn của tác giả.
 - Chuẩn bị đề tài, dự án nghiên cứu:
Tác giả phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu (làm) và điều kiện cơ sở vật chất, thời 
gian, sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức... (Đề tài lớn phải được thông qua các cấp 
có liên quan). Xác định được mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung và phương 
pháp nghiên cứu...
 - Tiến hành làm đề tài, dự án nghiên cứu theo kế hoạch: Điều tra, thu thập dữ 
liệu, so sánh, phân tích, thực nghiệm (nếu cần), viết (làm).
 3 quan đến đề tài, dự án NCKH, STKT). Trong phần này, tác giả cần nêu thêm lịch sử 
phát triển của vấn đề khoa học mà tác giả nghiên cứu (đã có tác giả nào nói về vấn 
đề này, phần này chưa? nói ở mức độ nào ?...).
 Kết thúc phần cơ sở lý luận, thường tác giả phải phác thảo được mô hình của 
vấn đề tác giả nghiên cứu (muốn đạt được mục đích nghiên cứu đề ra thì người thực 
hiện phải làm gì? trình tự ra sao?).
 - Cở sở thực tế của vấn đề nghiên cứu: Mô tả thực trạng những vấn đề có liên 
quan tới đối tượng nghiên cứu. Ở phần này tác giả cần tìm được quy luật tồn tại và 
phát triển của các vấn đề nghiên cứu, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến kết quả (tốt, 
xấu) mà tác giả tìm hiểu được.
 - Các giải pháp để giải quyết vấn đề: nêu được các kiến giải (hoặc giải pháp, 
các bài học, các ứng dụng ... có giá trị nhất định trong phạm vi nào đó) mà tác giả đã 
đúc kết trong quá trình nghiên cứu theo mục đích nghiên cứu đã đề ra.
 Đây là phần quan trọng nhất và là sản phẩm khoa học của tác giả. Đề tài, dự 
án lớn tác giả cần xác định rõ được mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và tiêu chí 
đánh giá...
Phần 3: Kết thúc vấn đề (hoặc kết luận): Phần này cần nêu rõ:
 - Ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài.
 - Tóm tắt kết quả quan trọng nhất của đề tài (các giải pháp để giải quyết vấn 
đề đặt ra của đề tài).
 - Những khuyến nghị làm tăng tính khả thi của đề tài (khuyến nghị nên tập 
trung vào các cấp lãnh đạo và các cấp liên quan trực tiếp).
2.3. Một số lưu ý trong quá trình làm dự án NCKH, STKT
 - Đề tài NCKH, STKT phải có nội dung khoa học (trình bày trên); cấu trúc 
khoa học; chữ viết khoa học (chữ viết sạch sẽ, phổ thông, dễ đọc; phông chữ đánh 
máy phải phù hợp với yêu cầu; câu văn súc tích, trong sáng...); trình bày khoa học 
(đúng, đẹp); báo cáo cũng phải khoa học (ngắn gọn, đủ ý).
 Phần này thường có yêu cầu cụ thể (mẫu) của cơ quan quản lý trược tiếp.
 - Trong đề tài NCKH có ba điều tối kỵ:
 + Sai quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước.
 + Sai kiến thức chuyên môn (lĩnh vực chuyên môn của tác giả).
 + Mơ hồ về mục đích nghiên cứu, xác định không chuẩn nhiệm vụ và 
đối tượng nghiên cứu của đề tài, dự án xác định nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 
của đề tài, dự án một đường, khi đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề lại làm 
một nẻo...
 - Trong phần nội dung của đề tài, thường 2 chương đầu (cơ sở lý luận và cơ sở 
thực tế) đều do điều tra, tìm hiểu mà có, trong chương 3: các giải pháp để giải quyết 
vấn đề, tác giả nên bám vào cấu trúc mô hình đã xác định trong phần cơ sở lý luận. 
Chẳng hạn đề tài: “ Nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 
9...”, cần xác định: muốn nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học cho học sinh 
lớp 9... phải dạy các khái niệm ra sao? phải rèn kỹ năng như thế nào? ..., thế nhưng 
phần giải pháp lại không đề xuất biện pháp có liên quan đến việc dạy các khái niệm, 
rèn kỹ năng ... như thế nào. Như vậy là nghiên cứu không đúng hướng, không khoa 
học và đề tài sẽ thiếu sức thuyết phục.
 5 tế bào và mô; Sinh học tổng hợp
 Sinh học tế bào Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học 
6
 và phân tử thần kinh;
 Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; 
7 Hóa học
 Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;
 Sinh học trên Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình 
8 máy tính và trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học 
 Sinh -Tin thần kinh trên máy tính; Gen;
 Khoa học Trái 
9 đất và Môi Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ 
 trường sinh thái; Địa chất; Nước;
 Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; 
10 Hệ thống nhúng
 Cảm biến; Gia công tín hiệu;
 Năng lượng: Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển 
11
 Hóa học nhiên liệu tế bào và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;
 Năng lượng: Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng 
12
 Vật lí mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;
 Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí 
 trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt 
13 Kĩ thuật cơ khí
 đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ 
 thống hàng hải;
 Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác 
 Kĩ thuật môi 
14 đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; 
 trường
 Quản lí nguồn nước;
 Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; 
 Khoa học vật 
15 Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật 
 liệu
 liệu nano;Pô-li-me;
 Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; 
16 Toán học
 Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;
 Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi 
17 Vi Sinh
 sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;
 Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và 
 quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên 
 Vật lí và Thiên 
18 văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí 
 văn
 hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng 
 điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;
 Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự 
 Khoa học Thực 
19 nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí 
 vật
 thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;
 Rô bốt và máy 
20 Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;
 thông minh
 Phần mềm hệ Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều 
21
 thống hành; Ngôn ngữ lập trình;
 Y học chuyền Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm 
22
 dịch định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng.
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tiep.doc