Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập

Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 – Trường TH Hà Huy Tập MỤC LỤC. Trang 1 I. Phần mở đầu.............................................................................................. Trang 2 I.1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................... Trang 2 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.................................................................. Trang 3 I.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... Trang 3 I.4. Giới hạn của đề tài................................................................... Trang 3 I.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... Trang 3 II. Phần nội dung ......................................................................................... Trang 3 II.1. Cơ sở lý luận........................................................................................... Trang 3 II.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu ............................................................ Trang 4 II.3. Nội dung và hình thức của giải pháp.. Trang 5 a. Mục tiêu của giải pháp Trang 5 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Trang 5 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Trang 18 d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề .. Trang 19 III. Phần kết luận, kiến nghị . Trang 19 III.1. Kết luận .......................................................................................... Trang 19 III.2.Kiến nghị ......................................................................................... Trang 20 Giáo viên:Trần Thị Thanh Bình Trang: 1 Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 – Trường TH Hà Huy Tập Biện pháp giáo dục phù hợp gắn liền với thực tế có hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp nghiên cứu a, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp quan sát, điều tra - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận: “Giáo dục kĩ năng sống” hiện nay vô cùng quan trọng đối với thầy và trò trong trường học. Giáo dục kĩ năng sống nhìn chung đều khẳng định: “Kĩ năng sống là hành vi con người thể hiện khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống, dựa trên những phẩm chất tâm lí và kinh nghiệm cá nhân”. Vậy làm thế nào để những học sinh của chúng ta khi bước vào đời có thể tự tin trong mọi tình huống nảy sinh ở cuộc sống? Đó là câu hỏi không phải của riêng ai mà đó chính là của những người giáo viên phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói : “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Lời đánh giá, ngợi ca của tiền nhân khiến chúng ta những người đứng trong Ngành giáo dục, cảm thấy thật vinh dự và tự hào với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Nhưng sự vinh dự đó luôn gắn liền với trách nhiệm lớn lao của mỗi giáo viên. Dạy học không chỉ là giúp cho các em vốn kiến thức mà còn cho các em cách làm người trong cuộc sống. Tương lai của các em tươi sáng hay tối tăm một phần phụ thuộc vào những nét vẽ của người thầy. Bác Hồ đã dạy rằng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Vậy làm sao để thế hệ con em chúng ta vừa là những người có tài đồng thời cũng có đủ đức để trở thành những người chủ nhân tương lai của đất nước? Chỉ có một câu trả lời là chúng ta hãy giáo dục cho các em không chỉ với trí óc mà còn cả tâm hồn, giúp các em trở thành những con người hoàn thiện để gánh vác trọng trách xây dựng đất nước trong tương lai. Muốn làm được điều đó thì người giáo viên phải nhiệt huyết với nghề, hết lòng yêu thương học sinh, luôn quan tâm giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh như chính con em mình mới có thể giúp các em ngày càng tiến bộ và phát triển một cách toàn diện. Giáo dục học sinh ở cấp Tiểu học vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách cũng như rèn luyện kĩ năng sống có văn hoá của học sinh. Việc hình thành ở người được giáo dục là cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc học tiếp theo. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Hiện nay, giáo dục đã có nhiều đổi mới nhất là chất lượng ngày càng được nâng cao. Nhưng chất lượng trong giáo dục thì phụ thuộc phần lớn vào cách giáo dục của người thầy nói riêng và môi trường sư phạm nói chung. Ta vẫn thường nói Giáo viên:Trần Thị Thanh Bình Trang: 3 Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 – Trường TH Hà Huy Tập Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm không thể thiếu được trong dạy học. Quá trình làm công tác chủ nhiệm là một hệ thống có kế hoạch, biện pháp cụ thể mà người giáo viên đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các hoạt động. Đây là việc nên làm của giáo viên. Giải pháp 1: Vai trò của người thầy Đối với giáo viên phải luôn khẳng định vai trò của người thầy vô cùng quan trọng đối với học sinh. Chính vì lẽ đó mà mỗi giáo viên phải thực sự là một tấm gương tự học tự rèn và sáng tạo để các em noi theo. Có như vậy mới xứng đáng là người định hướng, là nơi các em đặt niềm tin, là người bạn cùng đồng hành đáng tin cậy của các em. Từ đó các em sẽ làm tốt bổn phận của người học mà không cần phải nhắc nhở nhiều. Mỗi người thầy cần xem con trẻ như con của mình thì bất kì khó khăn nào cũng vượt qua. Chúng ta tuyệt đối không được coi nhẹ tinh thần trách nhiệm của người thấy. Biết sử dụng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, phù hợp với lứa tuổi của các em. Trong quá trình giáo dục phải vừa dạy, vừa dỗ nhưng phải có tính kỉ luật cao để giáo dục có hiệu quả mà không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh, xử lý các tình huống phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng em. Thường xuyên khích lệ các em thi đua với các lớp khác về kết quả học, kết quả tham gia các phong trào và nề nếp tự quản của lớp. Lên kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình đang dạy dựa trên kế hoạch chung của trường. Luôn công tâm với học sinh, không được phân biệt đối xử học sinh theo cảm tính. Thường xuyên trao đổi với các giáo viên dạy bộ môn và giáo viên Tổng phụ trách , phụ huynh để nắm bắt tình hình của lớp đồng thời trao đổi ý kiến để có được cách giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng học sinh của lớp có hiệu quả cao. Tâm sự và trình bày những ý kiến, nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay chưa đồng tình đối với những chủ trương, quy định của nhà trường trong các hoạt động giáo dục để Ban giám hiệu có sự xem xét, giải quyết hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế các lớp nói riêng và của trường nói chung. Giải pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống thông qua đối tượng học sinh. Bước đầu nhận lớp giáo viên tìm hiểu, nắm bắt từng đối tượng học sinh trong buổi đầu tiên. Từ đó thông qua hồ sơ học bạ, giáo viên chủ nhiệm trước, qua học sinh trong lớp, qua phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. Tiến hành phân loại đối tượng học sinh, cụ thể: + Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. + Học sinh còn rụt rè. + Học sinh có năng lực và ý thức tự giác. + Học sinh chưa hoàn thành. Sau khi phân loại học sinh thì giáo viên tiến hành họp phụ huynh lớp đầu năm để thông báo tình hình chung của lớp, tình hình cụ thể từng em. Đồng thời thông qua mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện trong năm học. Từ đó cùng với phụ huynh có kế hoạch phối kết hợp để giáo dục các em đạt mục tiêu mọi mặt và nhiệm vụ đề ra. Khi thực hiện công việc này, giáo viên nên tế nhị, lời nói rõ ràng có cách thuyết phục để giữa giáo viên và cha mẹ học sinh bước đầu không ái ngại mà Giáo viên:Trần Thị Thanh Bình Trang: 5 Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 – Trường TH Hà Huy Tập GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN 1. Họ và tên học sinh: .. 2. Năm sinh: 3. Dân tộc: ... 4. Đặc điểm gia đình (con thương binh – liệt sĩ, có công với cách mạng, con hộ nghèo) ... 5. Gia đình có mấy conEm là con thứ mấy 6. Sống chung: . 7. Họ tên cha, mẹ hoặc người thân . 8. Địa chỉ của gia đình: ... 9. Số điện thoại để liên lạc: 10. Kết quả học tập năm lớp 2: .. 11. Môn học yêu thích: ... 12. Môn học cảm thấy khó: 13. Góc học tập ở nhà (có, không) . 14. Em sợ nhất điều gì?: . 15. Những người bạn thân nhất của em: 16. Sở thích: . + Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn giáo viên động viên, chia sẻ và giúp các em. Nếu thiếu đồ dùng, giáo viên có thể liên hệ với thư viện để hỗ trợ các em. Phát động các phong trào “Vòng tay bè bạn”, Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Thường xuyên quan tâm theo dõi giúp đỡ các em khi các em gặp phải khó khăn. Gặp riêng phụ huynh để trao đổi, động viên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập. Ví dụ: Em Đặng Văn Kiệt, em: Nguyễn Thị Huyền Trang thuộc diện hộ nghèo. Trong thời gian học tập, giáo viên đã giúp đỡ 2 em về sách, vở đồng thời Giáo viên:Trần Thị Thanh Bình Trang: 7 Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 – Trường TH Hà Huy Tập yêu thương đối với em, giáo viên đã chủ động gặp và trao đổi với phụ huynh để có biện pháp. Sau đó đưa em vào các hoạt động trò chơi, văn nghệ của lớp và động viên, khích lệ em những thành tích dù là nhỏ nhất. Sang học kì II em đã tiến bộ hẳn, đã chú ý tham gia các hoạt động của nhóm, có nhiều tiến bộ trong học tập nhất là về chữ viết và được nhiều giáo viên giảng dạy khen ngợi. + Đối với những học sinh có năng lực và ý thức tự giác, đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho giáo viên nhưng nếu giáo viên sử dụng không khéo thì nó không còn là mặt mạnh nữa. Cho nên, khi phát hiện ra những học sinh này, giáo viên bồi dưỡng về năng lực bằng cách có thêm câu hỏi, bài tập nâng cao dần so với kiến thức chuẩn nhằm kích thích các em tìm tòi, khám phá. Tránh sự nhàm chán vì bài quá dễ, hoặc khó khó. Ví dụ: Khi dạy bài “Giải bài toán có hai phép tính” giáo viên có thể ra thêm nhiều dạng bài khó để các em làm phát huy được năng khiếu của mình. Giáo viên cũng nên tư vấn với phụ huynh mua sách tham khảo “các bài toán khó, những bài văn hay, ” cho các em. Động viên khích lệ các em tham gia giải Toán qua mạng. Hướng dẫn cách ứng xử người lớn,với thầy cô và nhất là bạn bè. Luôn thực hiện phương châm “ Thắng không kiêu – thua không nản”. Từ đó các em thực sự trở thành cánh tay phải hỗ trợ đắc lực trong việc giúp giáo viên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bạn trong quá trình thực hiện các hoạt động ở lớp, ở trường và cũng là những tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Giải pháp 3: Giáo dục kĩ năng sống qua công tác ổn định tổ chức lớp Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế, bao quát lớp. Cũng từ đó, giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu đối tượng học sinh và có cách sắp xếp, ổn định tổ chức lớp hợp lý để phát huy tối đa khả năng của từng học sinh. Sau khi nhận lớp, qua công tác nắm thông tin học sinh, giáo viên đã tiến hành công tác ổn định tổ chức lớp, cụ thể: Xây dựng ban cán sự được tập thể lớp tín nhiệm dưới sự định hướng đúng đắn của giáo viên. Giao nhiệm vụ dựa vào khả năng và năng lực của từng em. Chủ tịch hội đồng tự quản chọn học sinh có uy tín; mạnh dạn; có kĩ năng nói to, rõ ràng, lưu loát trước lớp; được các bạn cả lớp yêu mến; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Phân công các ban học tập: Trưởng ban học tập chọn học sinh có kiến thức kĩ năng tốt. Trưởng ban lao động chọn học sinh có ý thức tự giác, yêu lao động. Trưởng ban văn thể mỹ chọn học sinh có năng khiếu về văn nghệ và năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động tập thể. Chia lớp thành các nhóm học tập, sắp xếp nhóm hợp lý. Trong mỗi nhóm đều có đầy đủ các đối tượng học sinh (Hoàn thành Xuất sắc – Hoàn thànhTốt – Hoàn thành – Chưa hoàn thành ). Luân phiên nhau giữ nhiệm vụ nhóm trưởng để rèn kĩ năng tổ chức, chỉ đạo hoạt động của các em. Các nhóm trưởng chọn học sinh có khả năng hướng dẫn được các bạn trong nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên:Trần Thị Thanh Bình Trang: 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_s.doc