Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet

` I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học của nhà trường. Công cuộc đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Việc đổi mới cách quản lý, chỉ đạo, đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trên mạng Internet có hiệu quả cũng luôn đồng hành với nhu cầu các phong trào mũi nhọn hiện nay. Trong những năm gần đây cuộc thi học sinh giỏi giải Toán trên mạng Internet không phải là mới nữa nhưng vẫn được tổ chức liên tục. Tuy vậy trong thực tiễn quản lý ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi giải Toán trên mạng Internet là một vấn đề mà bản thân tôi rất chú trọng. Trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều chỗ chưa tốt, vì vậy hiệu quả phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ở các khối lớp chưa cao, chưa có sự đồng đều. Mặc dù thực tế của nhà trường cho thấy đội ngũ học sinh giỏi môn Toán ở các khối lớp có sự chênh lệch, việc bồi dưỡng của giáo viên, sự quan tâm của gia đình học sinh, các đoàn thể còn có những mặt hạn chế, tiềm năng của học sinh các khối lớp 1,2,3 còn ít. Song tôi nghĩ rằng nếu biết phát huy những thuận lợi, tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh phong trào, biết tìm ra những giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng phù hợp và có sự đồng nhất ở tất cả các khối lớp trong công tác bồi dưỡng thì kết quả đạt được sẽ khả quan hơn. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet”. 2 .Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu Nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát huy tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong đợn vị. 1 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Ngày nay, ngành giáo dục được ưu tiên, ưu đãi, đặt giáo dục ở vị trí quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách khuyến khích cho giáo dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi trên cơ sở phát triển toàn diện nhân cách học sinh là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng cách tổ chức như thế nào không thể không nói đến công tác quản lí, chỉ đạo của ban giám hiệu trường tiểu học. Việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện ra học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. Động viên khích lệ học sinh học tập, khích lệ giáo viên dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy – học. Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em tham gia vào việc học với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và đặc biệt là thầy, cô giáo cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu ngày càng rõ hơn. Năng khiếu được bồi dưỡng sẽ phát triển và ngược lại năng khiếu không được phát hiện, bồi dưỡng thì sẽ mất dần. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học là để phát huy hết “ Khả năng phát triển tiềm tàng” ở trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mặt khác, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một trường tiểu học. Thành tích học sinh giỏi khẳng định uy tín của nhà trường. Mỗi học sinh là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô và của cả cộng đồng. Ban giám hiệu trường tiểu học là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, cả nhận thức đầy đủ cơ sở khoa học của việc này. 3 chất lượng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng chưa cao, dẫn đến chất lượng đội ngũ học sinh đạt giải các cấp còn thấp. Việc sắp xếp thời gian bồi dưỡng chưa khoa học, giáo viên thường tận dụng một thời gian ngắn sau mỗi buổi học để bồi dưỡng. Trong một thời gian gần đây bản thân tôi theo dõi chất lượng học sinh giải Toán trên Internet của trường chưa cao vì những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như sau: + Nguyên nhân chủ quan Việc xây dựng kế hoạch chưa đúng quy trình, chưa cụ thể về thời gian, nội dung Việc chọn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng chưa phù hợp vì thường là hay chọn những người làm khối trưởng bồi dưỡng. Vì vậy mà những giáo viên có năng lực chuyên môn, có kỹ năng bồi dưỡng thì không được chọn làm công tác bồi dưỡng. Chưa xây dựng được nội dung, chương trình bồi dưỡng, chưa hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên chọn phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Chưa có biện pháp huy động phụ huynh học sinh và cộng đồng tham gia vào công tác bồi dưỡng. Việc sắp xếp thời gian bồi dưỡng còn chồng chéo, chưa khoa học, tranh thủ, tiết kiệm thời gian quá tối đa. + Nguyên nhân khách quan Trong một năm học nhà trường phải tham gia rất nhiều hoạt động, phải tham gia nhiều sân chơi nên thời gian dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trên mạng Internet có nhiều hạn chế. Một số học sinh gia đình chưa có máy tính hoặc chưa nối mạng Internet nên việc huy động phụ huynh quan tâm giúp đỡ con ở nhà gặp khó khăn. Xét trong phạm vi thực trạng thì những ưu điểm hiện nay không phù hợp và hiệu quả chưa cao đối với công tác bồi dưỡng. Nhưng đó cũng là cơ sở để 5 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Người lập kế hoạch phải xác định đúng vị trí tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, và phải khẳng định việc xây dựng kế hoạch là tất cả giáo viên đều phải biết, không những chỉ riêng Ban giám hiệu. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là giúp cho hoạt động của nhà trường tiến hành đầy đủ, kịp thời. Để hoàn thành bản kế hoạch tôi thực hiện các bước như sau. Xác định các giai đoạn xây dựng kế hoạch + Tiền kế hoạch Đây là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch cần phải tiến hành các bước sau: Thiết lập ban xây dựng kế hoạch (Ban này gồm có các tổ khối trưởng và các đoàn thể trong nhà trường) Thu thập và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch. + Dự báo, chấn đoán Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, ở giai đoạn này gồm các công việc sau: Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giải Toán qua mạng Internet của nhà trường để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguồn lực của nhà trường. Phân tích tình hình, môi trường xã hội để biết được các cơ hội cần tận dụng và nguy cơ thách thức cần tránh. Trên cơ sở đó dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có trong kế hoạch. + Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sơ bộ Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch chính thức, giai đoạn này gồm các bước sau: Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu học sinh giỏi Toán qua mạng cần đạt được của nhà trường trong năm học theo từng thời điểm cụ thể 7 qua mạng của lớp, tổ khối duyệt và tổng hợp chung. Căn cứ vào kết quả đó xây dựng thành kế hoạch của trường. Thông qua cuộc họp chuyên môn, trình Hiệu trưởng xét duyệt. sau đó các tổ triển khai thực hiện. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng trên nhiệm vụ chỉ đạo của các cấp, các ngành, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương, chú trọng chỉ đạo xây dựng trọng điểm mũi nhọn “Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trên mang Internet”. Riêng hoạt động này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc thống nhất với hội đồng nhà trường, hội phụ huynh học sinh và địa phương để đi đến thống nhất thực hiện. * Việc xây dựng kế hoạch là cơ sở, là định hướng để chỉ đạo giáo viên thực hiện theo quy trình, vì vậy trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. 2. Phát hiện, lựa chọn đối tượng học sinh Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Trong quá trình dạy học giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định hướng cho các em biết được vai trò cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi cho các em có hứng thú học tập. + Những căn cứ để lựa chọn Lựa chọn đối tượng thông qua các giờ học Những học sinh sáng dạ thường chú ý học tập, mạnh dạn phát biểu trong nhóm, trước lớp, các ý kiến thường là đúng và có sáng tạo. Ngược lại cũng có những em ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trình bày thì những em này trả lời chính xác, có những ý hay, thể hiện sự sáng tạo. Lựa chọn vào việc đánh giá, nhận xét bài làm Những em thông minh chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong chữa bài, hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn. Lựa chọn thông tin qua các vòng kiểm tra 9 Sau khi thi cấp trường, chọn được đội ngũ học sinh dự thi cấp huyện. Nhà trường lựa chọn những giáo viên có năng lực, có kiến thức, có kỹ năng bồi dưỡng tốt để tham gia bồi dưỡng học sinh dự thi cấp huyện, cấp tỉnh Đối với mỗi giáo viên khi được nhận nhiệm vụ cần nắm bắt được một cách cụ thể công việc của mình đồng thời tự đặt ra mục tiêu phấn đấu. Để đạt được kết quả như mong đợi , mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng và tham gia vào quá trình bồi dưỡng của nhà trường thông qua các hình thức sau : Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề: Trước hết giáo viên cần phải xác định rõ việc tự học, tự rèn là yếu tố nội lực quyết định sự thành công. Giáo viên cần nắm vững chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiển thức kĩ năng môn học làm cơ sở cho việc phát triển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi . Giáo viên có sự đầu tư, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa ngay từ trong hè để nắm bắt một cách chuẩn xác các kiến thức môn Toán, mối quan hệ giữa các mạch kiến thức. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo trong sách báo, trên mạng Internet một cách có lựa chọn sau đó ghi vào sổ tư liệu những kiến thức cần thiết. Khi đã nắm được kiến thức cơ bản một cách vững vàng giáo viên sẽ cảm thấy tự tin trong mỗi bài học, bài giảng của mình và tích cực tham gia vào việc sinh hoạt trong tổ chuyên môn. Bồi dưỡng trong sinh hoạt tổ chuyên môn: Các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn được tổ chức đều đặn vào các chiều thứ sáu hàng tuần. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận. Chú ý giải quyết những vấn đề trọng tâm về kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó khăn và tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Qua buổi họp, tổ trưởng tổ chuyên môn cùng với giáo viên đưa ra nhận định về việc giảng dạy trong tuần đồng thời cùng nhau thảo luận bàn bạc xác định kiến thức trọng tâm của của từng bài ghi chép vào sổ chuyên môn để từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung bài cũng như đối tượng học sinh của từng lớp. Trên cở sở những kiến thức được trang bị từ tổ khối chuyên môn giáo viên sẽ tự đăng kí các tiết dạy chuyên đề môn Toán. 11 Giáo viên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi theo chương trình đã xây dựng và tăng thêm bồi dưỡng ngoài giờ học. Hiện nay chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa hầu hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng như chương trình chính khóa mà thường đi theo các dạng. Trong khi đó trường thường tổ chức học sinh vừa học chính khóa vừa phối hợp nâng cao. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có tham khảo, tìm tòi và chọ lọc tốt. Điều cần thiết là giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình học, cần soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao: “ Tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa từ đó vận dụng để nâng cao dần. Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy, từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời phải có ôn tập, củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có 1 tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện tập chung để củng cố khắc sâu. Tuy nhiên việc soạn thảo chương trình còn phụ thuộc vào mức độ tiếp thu của từng khối lớp làm sao cho các em có thể làm bài tốt. Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu. 5. Sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp dạy bồi dưỡng Bồi dưỡng học sinh giỏi vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Một giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có thể tiến hành như sau: Bước 1: Học sinh thông báo kết quả làm bài tập về nhà. Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó. 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_chi_dao_doi_ngu_gi.doc