Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Ea Bông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Ea Bông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Ea Bông

MỤC LỤC TT Nội dung Trang A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 B 3 - 23 PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lí luận 3 - 5 2 Thực trạng 5 - 11 a Thuận lợi - khó khăn. 5 - 6 b Thành công - hạn chế 6 - 9 c Mặt mạnh - mặt yếu 9 d Nguyên nhân, các yếu tố tác động 10 e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 11 3 Giải pháp, biện pháp 11 - 22 a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 11 - 13 b Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp biện pháp 13 - 21 c Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 21 d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 22 e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 22 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 4 22 - 23 nghiên cứu. C PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 24 - 25 1 Kết luận 24 2 Kiến nghị 25 1 Trần Năng Hiếu – Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học 2. Mục tiêu và nhiệm vụ a. Mục tiêu Trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường tiểu học Ea Bông làm căn cứ cho việc tìm kiếm mô hình giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường cho những năm tới. b. Nhiệm vụ Khảo sát và phân tích thực trạng về chất lượng giảng dạy của nhà trường từ năm 2012 đến 2015 để tìm ra những ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường tiểu học Ea Bông. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Trường tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lắk. - Từ ngày 28 tháng 11 năm 2013 đến 10 tháng 3 năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp luận - Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước và của ngành về vấn đề Giáo dục và đào tạo. b. Phương pháp cụ thể - Khảo sát thống kê, điều tra xã hội học những số liệu về các đối tượng nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài. - Tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh về các số liệu, các vấn đề có liên quan đến chất lượng giáo dục của nhà trường. B. PHẦNNỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận Đất nước càng phát triển, dân càng giàu, nước càng mạnh, xã hội ngày càng công bằng và văn minh thì mọi thành viên trong xã hội và các tổ chức của họ càng ý thức sâu sắc về tương lai của dân tộc và của chính mình, của thế hệ con em mình. Do đó càng phải quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục thế hệ trẻ bằng việc phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của đất nước. Muốn vậy phải nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở tất cả các trường học nói chung. Lê-nin gọi Giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu: giáo dục sinh ra cùng với loài người và tồn tại, phát triển cùng với loài người. Giáo dục là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. Giáo dục chính là nơi gìn giữ, truyền thụ và phát huy hệ thống giá trị chung của loài người . Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để gìn giữ và phát triển văn hoá, để khỏi tụt hậu, để tiến lên.Và vì vậy giáo dục ngày nay lại càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết mà trước hết là nói đến chất lượng giáo dục ở tất cả các Quốc gia, các dân tộc nói chung và từng trường phổ thông nói riêng. 3 Trần Năng Hiếu – Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học có ảnh hưởng lớn,có vai trò quyết định đến chất lượng giảng dạy hiện nay của các nhà trường nói chung và trường tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana nói riêng. Thực tế đặt ra một câu hỏi lớn: Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Ea Bông? Từ đó nhằm đưa nhà trường hoàn thành giai đoạn I mức chất lượng tối thiểu là điều mà bản thân người cán bộ quản lý nói chung và cá nhân tôi nói riêng luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra giải pháp, định hướng phát triển bền vững cho nhà trường. 2. Thực trạng chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học Ea Bông từ năm 2010 đến 2014 a. Một số thuận lợi, khó khăn a.1 Thuận lợi Trường tiểu học Ea Bông, từ trước tên cũ là trường Tiểu học Võ Thị Sáu được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở Võ Thị Sáu (cấp I, II) năm 1989 do chủ trương tách cấp học ở các trường ghép của ngành. Trường thuộc hệ thống giáo dục công lập, chịu sự quản lý trực tiếp của phòng giáo dục Krông Ana tỉnh Đắk Lắk. Trường có diện tích 6.840m2, nằm trên địa bàn của thôn 10/3, Buôn kNul, Buôn Riăng, xã Ea Bông huyện Krông Ana. Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, xã và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng Giáo dục trong các hoạt động của nhà trường. Cơ cấu tổ chức lãnh đạo phù hợp đặc điểm trường hạng hai. Lãnh đạo trường chỉ đạo sát sao mọi hoạt động của trường. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực Sư phạm cho bản thân. Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện hiện đại được đầu tư đáp ứng yêu cầu giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các em, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt kế hoạch được giao. a.1 Khó khăn Trường Tiểu học Ea Bông là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện và có chất lượng giáo dục chưa cao. Là trường có số lượng lớp và học sinh dân tộc thiểu số khá đông với hơn 70% HS là HSDT thiểu số vì vậy việc quản lý chỉ đạo trong trường học cũng gặp tương đối khó khăn và phức tạp. Khi thực hiện vấn đề này tôi nhận thấy có một số giáo viên chủ nhiệm suy nghĩ chủ nghĩa bình quân nên chưa tích cực, chủ động trong công tác này. Bên cạnh đó cũng còn một vài giáo viên quan niệm: giảng dạy tốt mới là việc phải làm, phải phấn đấu. Từ đó dẫn đến thực hiện công tác chủ nhiệm còn hình thức, khuôn mẫu chưa có tính sáng tạo. Tuy nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp để giải quyết những vấn đề khó 5 Trần Năng Hiếu – Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học học sinh có hoàn cảnh khó khăn xây dựng các công trình măng non để tạo cảnh quan nhà trường ... tất cả các hoạt động đó đều có kết quả cụ thể góp phần lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh cùng với các môn học khác. * Về chất lượng đội ngũ CB-GV-NV (không tính bảo vệ) Chia theo trình độ chuẩn Chia theo tay nghề Năm học GV giỏi Trên chuẩn Chuẩn Chưa chuẩn GV giỏi tỉnh huyện 2012-2013 13/27 14/27 0 0 04 2013-2014 16/31 15/31 0 0 05 Xếp loại giáo viên theo quyết định 14 cuối năm học 2012 – 2013 TSCB Xếp loại giáo viên theo QĐ 14/2007 Lý luận VC chính trị Xuất sắc Khá Trung bình Kém 27 12 11 4 0 0 Hiện nay,số cán bộ, giáo viên của trường đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%. Trường có 02 giáo viên đã dược nhận huy chương vì sự nghiệp giáo dục; có 05 giáo viên giỏi cấp huyện. Số giáo viên đang theo học trên chuẩn là 05 để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhìn chung kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ giáo viên đã nâng lên rõ rệt theo thời gian do tinh thần ham học hỏi của mỗi cá nhân, đặc biệt là từ khi thay sách giáo khoa với phương pháp giảng dạy mới. Công tác soạn bài, chuẩn bị lên lớp của đội ngũ giáo viên nói chung các năm qua cũng được quan tâm đầu tư; việc giảng dạy trên lớp của giáo viên cũng được nâng lên về chất lượng. Những năm gần đây, học sinh đã ngày một ham thích đến trường hơn. Việc đầu tư học hỏi để tiếp cận phương pháp giảng dạy mới theo hướng tích cực, sáng tạo của học sinh cũng đã được thầy cô quan tâm và chất lượng nâng lên rõ rệt. * Về cơ sở vật chất của trường Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành, chính quyền và các đoàn thể địa phương và cha mẹ học sinh, cách đây 5 năm nhà trường cơ sở vật chất còn tạm bợ: phòng học xuống cấp, sân chơi còn là sân đất Đến nay, trường đã có 12 phòng học đúng quy cách, sân chơi đã được bê-tông hóa. Khuôn viên của nhà trường đang được quy hoạch trồng cây xanh bóng mát và cây cảnh phù hợp tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp. Năm học 2013 - 2014 tiếp tục huy động Hội cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp xây dựng công trình vệ sinh nhằm sớm đưa nhà trường đạt mức chất lượng tối thiểu. * Về chi bộ Đảng Chi bộ nhà trường được thành lập từ tháng 5 năm 2001 khi đó mới chỉ có 03 đảng viên là cán bộ giáo viên của trường . Đến nay, chi bộ Đảng nhà trường với tổng số đảng viên là 11. Chi bộ luôn phát huy vai trò sức chiến đấu của Đảng. 7 Trần Năng Hiếu – Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học nhiều giáo viên chưa biết sử dụng giáo án điện tử, trình độ chuyên môn giáo viên chưa đồng đều. * Về cơ sở vật chất của trường Trường chưa có các phòng chức năng, hệ thống công trình vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn, một số phòng học đã xuống cấp chưa có kinh phí để tu sửa, nâng cấp; hệ thống nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh. Chưa đủ phòng học đáp ứng dạy học 8 buổi/ tuần. Các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập vẫn còn thiếu thốn chưa đáp ứng nhu cầu để giảng dạy theo phương pháp mới; công tác thiết bị dạy học chưa đảm bảo. * Hoạt động của các tổ chức đoàn thể Nội dung hoạt động chưa phong phú, sát với thực tế và hấp dẫn các thành viên, đôi khi còn chồng chéo. Một bộ phận giáo viên chưa an tâm công tác; việc theo dõi diễn biến tư tưởng của đội ngũ còn hạn chế; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình chưa cao, chưa đem lại hiệu quả. Hội cha mẹ học sinh hoạt động chưa đều, công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường chưa đạt hiệu quả cao. c. Mặt mạnh – mặt yếu * Mặt mạnh Khi thực hiện đề tài này có hệ thống văn bản chỉ đạo cụ thể, chi tiết của phòng Giáo dục. Được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và đa số giáo viên trong trường đều tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ, cơ sở vật chất trường dần đáp ứng yêu cầu đặt ra của sự đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. * Mặt yếu Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế. Tài liệu phục vụ cho đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu đạt ra. d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động. Năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của cán bộ quản lý còn yếu. Chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, trung hạn một cách khoa học và khả thi; chưa kiên quyết, nhạy bén, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành công việc và thực hiện công việc theo kế hoạch. Việc bố trí sắp xếp, sử dụng nhân lực, vật lực chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có hoặc chưa phù hợp để đảm bảo phát huy tối đa nội lực tạo nên sức mạnh tập thể. Điều kiện, hoàn cảnh của nhân dân địa phương đa số vẫn còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp hoặc không đều nên nhận thức về việc xã hội hóa giáo dục của họ còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với bậc tiểu học. Trình độ lý luận, tin học và nhận thức về giáo dục nói chung của đội ngũ vẫn còn hạn chế: chưa thấy rõ tầm quan trọng, chưa thật sự đầu tư có hiệu quả vào giảng dạy; điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của thời đại: các thiết bị giảng dạy phục vụ dạy – học còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. Điều kiện của đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn. Về trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số tay nghề còn hạn chế; việc tiếp cận phương pháp dạy học mới của giáo viên chưa nhanh nhạy, chưa hiệu quả. 9 Trần Năng Hiếu – Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_nang_cao_chat_luong.doc