Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên tại trường Tiểu học Trưng Vương

doc 4 trang skquanly 09/02/2025 760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên tại trường Tiểu học Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên tại trường Tiểu học Trưng Vương

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên tại trường Tiểu học Trưng Vương
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
 I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
 - Họ và tên: Ngô Văn Ba Năm sinh: 02/04/1974
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học
 - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng
 - Đơn vị công tác: Trường TH Trưng Vương
 II. NỘI DUNG
 Tên giải pháp: “Một vài giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo 
 viên, nhân viên tại trường Tiểu học Trưng Vương”
 1. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi thực hiện giải pháp:
 Trước khi thực hiện giải pháp bản thân tôi luôn suy nghỉ về chất lượng 
đội ngũ. Trường TH Trưng Vương đội ngũ giáo viên đa phần lớn tuổi, việc ứng 
dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên, nhân viên còn 
ngại va chạm, nên vấn đề cọ sát chuyên môn còn ít dẫn đến chất lượng đội ngũ 
chưa cao lắm. Bằng cả tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục bản thân tôi trăn trở và 
mạnh dạn đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên 
nhằm giúp công tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.
 2. Giải pháp
 a. Làm tốt công tác nâng cao nhận thức, tư tưởng cho đội ngũ
 Bản thân là Bí thư chi bộ hiệu trưởng nên chỉ đạo thống nhất của chi bộ 
trong toàn bộ các hoạt động của đơn vị. Lãnh đạo Trường thường xuyên quán 
triệt tư tưởng cho cán bộ giáo viên, nhân viên phát huy tinh thần tự giác, lòng 
nhiệt huyết, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác; kịp 
thời phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên về triển khai thực hiện nhiệm vụ 
năm học 2018-2019. Phối hợp với tổ chức công Đoàn chỉ đạo thực hiện có hiệu 
quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong năm học. Nắm bắt tâm tư, 
nguyện vọng của giáo viên, nhân viên và luôn giáo dục cho họ đoàn kết là sức 
mạnh tạo nên thành công và xây dựng một tập thể đoàn kết vững mạnh.
 b. Làm tốt công tác phân công đội ngũ hàng năm
 Lãnh đạo Trường nắm trình độ của đội ngũ giáo viên qua quá trình đào 
tạo chuyên môn nghiệp vụ và thông qua quá trình kiểm tra, dự giờ thăm lớp để 
nắm chắc hơn về năng lực sư phạm, nắm bắt trình độ của nhân viên. Đồng thời 
chăm lo bồi dưỡng cho những giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới phương 
pháp dạy học để nâng cao nghiệp vụ và bố trí giảng dạy phù hợp với chương 
 1 Cuối mỗi năm học nhà trường đều xét gương điển hình trong công tác, 
giảng dạy, nhân rộng gương điển hình trong toàn trường để tập thể noi gương 
học tập. 
 3. Minh chứng kèm theo giải pháp.
 - Kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt 16/18 đồng chí. 
 - Đạt giải trong hoạt động thể thao, văn nghệ ngành đã tổ chức.
 - Chất lượng giáo dục học sinh ngày càng cao.
 - Nhân viên thực hiện tốt công tác kiêm nhiệm.
 4. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
 Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay càng đòi hỏi 
bản thân tôi không ngừng học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, phải thể hiện 
vai trò “đầu tàu” của mình trong mọi hoạt động. Phải có phong cách làm việc 
nghiêm túc, năng nổ, hăng say trong công tác, bám trường, bám lớp xem trường 
là ngôi nhà thứ hai của mình và xác định công tác chỉ đạo là nhiệm vụ then chốt 
trong nhà trường. Biết khai thác các ý tưởng tích cực và tranh thủ sự ủng hộ của 
các thành viên. 
 Người Hiệu trưởng phải tổ chức sắp xế bộ máy nhà trường hoạt động 
đồng bộ, gọn nhẹ, khoa học. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có tay nghề vững 
vàng để phối hợp nhịp nhàng mang tính hiệu quả. Tạo được bầu không khí sư 
phạm lành mạnh để cùng chung tay sức đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Xây 
dựng chu đáo các kế hoạch hoạt động cho năm học, học kỳ, hàng tháng, hàng 
tuần và chế độ hội họp trong nhà trường. Điều hành quản lý khoa học đúng theo 
chức năng, quy chế, quy định của trường và của ngành. Luôn tăng cường công 
tác kiểm tra để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những thiếu sót. 
 Tóm lại: Công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường 
vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó là một trong những yếu tố quyết định chất 
lượng đào tạo của nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển giáo dục từ 
nay cho đến 2025. Muốn quản lý nâng cao chất lượng giáo dục được tốt cần phải 
nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường. 
Hướng dẫn tổ chuyên môn lập kế hoạch hoạt động một cách đầy đủ về nội dung 
hoạt động, phương pháp và chỉ tiêu phấn đấu cụ thể. Ngoài ra, tôi cũng cần theo 
dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, vì đây là yếu tố có mối quan hệ mật thiết 
với nhau. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, tôi phải xây dựng hệ thống các 
biện pháp kiểm tra cho từng hoạt động và thường xuyên theo dõi, cập nhật các 
chỉ tiêu đã đạt được để kịp thời uốn nắn, tác động, thúc đẩy các hoạt động để 
đưa nhà trường đến trạng thái mong muốn và nhà trường luôn phấn đấu đi lên 
mạnh dạn đăng ký trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn tới.
 3

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_giup_nang_cao_chat_l.doc