Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp chỉ đạo hoạt động tuyên truyền công tác ATGT, xây dựng cổng trường an toàn ở trường Tiểu học Ngọc Lâm

docx 11 trang skquanly 01/10/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp chỉ đạo hoạt động tuyên truyền công tác ATGT, xây dựng cổng trường an toàn ở trường Tiểu học Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp chỉ đạo hoạt động tuyên truyền công tác ATGT, xây dựng cổng trường an toàn ở trường Tiểu học Ngọc Lâm

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp chỉ đạo hoạt động tuyên truyền công tác ATGT, xây dựng cổng trường an toàn ở trường Tiểu học Ngọc Lâm
 PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Đã có lúc người ta nghĩ rằng nhu cầu đi lại sẽ giảm đi cùng với việc phát 
triển công nghệ thông tin và những điều kiện phục vụ đời sống khác. Thực tế thì 
không phải như vậy. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng con người càng 
ngày càng đi nhiều hơn và có nhu cầu đi nhanh hơn.
 Xét ở từng gia đình Việt Nam hiện nay thì chúng ta đã được ăn tốt hơn, mặc 
tốt hơn, ở tốt hơn và phương tiện đi lại cũng tốt hơn trước đây rất nhiều. Nhưng 
xét dưới góc độ xã hội nói chung thì việc đi lại còn nhiều điểm rất đáng lo ngại. 
Hàng ngày, người ta đi làm, đi học, đi chơi đều canh cánh nỗi lo tắc đường, nhỡ 
việc. Mỗi lúc phải đi xa đều mong sao “đi đến nơi, về đến chốn”. Không ít trường 
hợp sáng chia tay nhau lành lặn, chiều về lại phải mang thươ ng tích trên mình. 
Theo số liệu của uỷ ban an toàn giao thông quốc gia thì ở Việt Nam, năm 2022 có 
11.457 vụ TNGT làm chết 6397 người và bị thương 7804 người. Nhiều người nước 
ngoài đến Việt Nam rất lo sợ về vấn đề giao thông. Như vậy có thể nói, bên cạnh 
lợi ích to lớn thì giao thông cũng luôn chứa đựng những hiểm hoạ khôn lường đòi 
hỏi chúng ta chung tay hạn chế mặt trái của nó.
 Chúng ta đã biết, giao thông là hoạt động mang tính xã hội rất cao. Người 
ta có thể ăn bằng một cát bát riêng, ở trong một ngôi nhà riêng song không ai có 
thể đi lại trên một xa lộ riêng cả. Vì vậy, nếu “ăn trông nồi” là một nét văn hoá đẹp 
thì “đi trông đường” hiện nay phải trở thành nét văn hoá phổ biến trong cuộc sống 
của mỗi người. Cái điều tưởng như hiển nhiên đó rất tiếc lại chưa được thực hiện 
tốt trong cuộc sống hôm nay. Nhiều người khi tham gia giao thông vẫn chỉ quan 
tâm xem “đường này có đi được không?” chứ không quan tâm xem “đường này 
có được đi không?”. Thành thử cứ thấy chỗ nào trống là đi vào dù là đường trái 
chiều, dù là đèn đỏ... gây ra biết bao phiền toái. Có thanh niên thích cảm giác 
mạnh, lên xe là “mát tay ga”. Có người ở gần đường thì coi hành lang an toàn giao 
thông như nhà mình vậy?! Chuyện sử dụng mặt đường làm sân phơi, lề đường là 
nơi tập kết tài sản cá nhân diễn ra không ít. Có người “trời cho” nhà ở mặt đường 
thì chỉ nghĩ đến mối lợi do buôn bán mà không để ý đến việc làm của mình có thể 
đã lấn chiếm lòng đường, vỉ hè, cản trở đi lại. Còn số người đi bộ bất chấp luật lệ, 
thản nhiên đi ở lòng đường hoặc tuỳ tiện băng qua đường không phải là ít. Tất cả 
những điều này phản ánh mặt trái của văn hoá giao thông hiện nay đòi hỏi chúng 
ta phải thay đổi. Nói cách khác, đời sống đi lên, việc đi lại khác đi thì đòi hỏi văn 
hoá đi lại cũng phải phát triển phù hợp.
 Thực hiện công tác giáo dục ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong 
nhà trường, xây dựng cổng trương an toàn cho cán bộ giáo viên công nhân viên và Hy vọng rằng những giải pháp chỉ đạo của tôi sẽ góp phần thực hiện tốt mục 
tiêu giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục ý thức tham gia giao thông tiến tới xây 
dựng văn hoá giao thông nói chung.
 Do thời gian có hạn nên những giải pháp chỉ đạo của tôi chỉ dừng lại ở phạm 
vi một nhà trường. Câu 2: Theo đồng chí tổ chức tuyên truyền giảng dạy ATGT - xây dựng cổng 
trường an toàn cho học sinh như thế nào là hợp lí?
Câu 3: Xin đồng chí cho biết những khó khăn trong giảng dạy ATGT - Xây dựng 
cổng trường an toàn và tổ chức hoạt động ngoại khoá về ATGT ở Tiểu học?
Tổng hợp kết quả điều tra tôi thu được kết quả cụ thể như sau: 
Câu 1:
a. Rất quan trọng: 58 đồng chí với các lỷ do sau:
 - ATGT thực sự là cần thiết và quan trọng đối với các em học sinh, đối với 
mỗi người. Cổng trường an toàn là cần thiết đối với mỗi nhà trường.
 - Các kiến thức về ATGT giúp các em học sinh có kiến thức khi tham gia 
giao thông dần hình thành thói quen xây dựng được thái độ và hành vi giao thông 
đúng luật và tôn trọng người khác.
 - Qua việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về ATGT - xây dựng cổng trường 
an toàn giúp học sinh được chủ động bày tỏ ý kiến quan điểm của mình, tự phát 
hiện ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, tích luỹ kinh nghiệm cá nhân, góp 
phần phát huy khả năng sáng tạo và bồi dưỡng đời sống tinh thần lành mạnh.
 - An toàn cho mình, an toàn cho mọi người là vấn đề cần thiết.
b. Quan trọng nhưng chưa cần thiết tổ chức thường xuyên: 18 đồng chí với lỷ do 
sau:
 - Hiện nay GV phải thực hiện quá nhiều accs nội dung tuyên truyền theo 
chủ đề chủ điểm và các văn bản chỉ đạo. ATGT chỉ là 1 trong số nhiều nội dung 
đó
 - Công tác dạy học hiện rất áp lực đối với giáo viên.
c. Bình thường: 8 đồng chí với lí do :
 - Giáo dục ATGT là một trong số rất nhiều các nội dung nằm trong chương 
trình giáo dục Tiểu học. Dạy ATGT là góp phần thực hiện đúng pháp luật của nhà 
nước, hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục. Tuy nhiên đây không phải là nội 
dung chính nên nó có thể có vị trí như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Nhiều phụ 
huynh và học sinh không coi trọng nội dung này.
d. Không quan trọng: 0 đồng chí
Câu 2:
 - Tổ chức học 8 tiết/ 1 năm mỗi nội dung dạy trong 1 tiết không lồng ghép.
 - Thực hiện thường xuyên tuyên truyền ATGT. CHƯƠNG II
 NHỮNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
 TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC ATGT - XÂY DỰNG CỔNG TRƯỜNG
 AN TOÀN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC LÂM
1. Làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh 
học sinh về công tác giáo dục ATGT - xây dựng cổng trường an toàn cho học 
sinh trong nhà trường.
 Qua điều tra tôi nhận thấy một số giáo viên còn coi nhẹ việc giáo dục ATGT. 
Là một hiệu trưởng tôi đã kịp thời làm thay đổi nhận thức của họ bằng nhiều cách:
 + Tuyên truyền để họ thấy được: giao thông, đi lại là việc gắn liền với cuộc 
sống ai cũng liên quan tới giao thông, vì vậy ai cũng có khả năng và trách nhiệm 
nâng cao văn hoá giao thông của mình.
 + Hình thành và phát triển văn hoá giao thông là một quá trình lâu dài với 
sự đóng góp của tất cả mọi người.
 + Tổ chức các chuyên đề dạy ATGT, rút kinh nghiệm và lựa chọn phương 
pháp dạy phù hợp, đạt kết quả.
 + Tăng cường dự giờ, thăm lớp kiểm tra việc giảng dạy ATGT.
 + Tư vấn, mua sắm cơ sở vật chất, băng đĩa, đồ dùng phục vụ giảng dạy 
ATGT.
 + Thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm về các tiết dạy và chương trình.
 Những chỉ đạo trên góp phần giúp cho học sinh thực sự có những tiết học 
về ATGT sinh động, bổ ích, góp phần thực hiện tốt yêu cầu, chất lượng của tiết 
học.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác ATGT; Triển khai kế hoạch
 Căn cứ các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý, hằng năm, nhà trường ban 
hành kế hoạch Tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông; Tổ chức phong trào thi 
đua đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; ban hành quyết định kiện toàn ban chỉ đạo 
Tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông; Tổ chức phong trào thi đua đảm bảo 
trật tự, an toàn giao thông; phân công nhiệm vụ các thành viên. Sau khi ban hành 
các văn bản, tôi đã công khai và triển khai văn bản đến CBGV - CNV bằng nhiều 
hình thức để mỗi thành viên nắm bắt được kế hoạch, nắm bắt được nhiệm vụ cá 
nhân phải thực hiện để việc triển khai thực sự hiệu quả. (Phụ lục 01)
3. Làm tốt công tác phối hợp
 - Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác phối hợp với UBND phường, 
công an phường, đội trật tự phường ngay từ đầu năm học để đảm bảo khu vực cổng 
trường không có hàng quán bán rong.
 - Phối hợp hợp đoàn thanh niên phường phân luồng giao thông trong giờ sinh.
 - Tổ chức cam kết trong CBGV-CNV - PHHS: 100% ngay từ đầu năm.
 - Tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt công tác ATGT 
đưa vào nội dung thi đua để đánh giá CBGV, CNV, HS.
 - Xây dựng góc giáo dục ATGT ở trường, ở lớp với các hòm thư:
 Hòm thư nhắc Hòm thư khen Hòm thư cam 
 nhở ngợi kết
 Hàng tháng TPT sẽ tổng hợp các hòm thư và sơ kết tháng trong giờ chào cờ 
nhằm tuyên dương những cá nhân , tập thể thực hiện tốt và cũng kịp thời nhắc nhở 
những ai thực hiện chưa tốt. Việc thực hiện này bước đầu có hiệu quả và được 
PHHS, GV và các em học sinh rất ủng hộ.
 - Đội tuyên truyền măng non tuyên truyền về ATGT qua các giờ chào cờ, 
giờ ra chơi.
 - Thi diễn tiểu phẩm tuyên truyền về ATGT. (Phụ lục 02)
6. Xây dựng mô hình cổng trường Tiểu học Ngọc Lâm an toàn
 Trường Tiểu học Ngọc Lâm có cổng trường chính nằm trên tuyến phố 
Hoàng Như Tiếp, đối diện cổng trường THPT Vạn Xuân, có cổng phụ nằm trên 
ngõ 15 Hoàng Như Tiếp đối diện cổng trường THCS Ngọc Lâm nên đầu giờ học 
và giờ tan học thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông. Để tránh ùn tắc và 
xây dựng cổng trường an toàn, tôi đã thực hiện triển khai một số công việc sau:
 - Xây dựng pa nô, hình ảnh tuyên truyền trực quan có màu sắc đẹp, bắt mắt 
ở khu vực cổng để tuyên truyền CMHS thực hiện đội mũ bảo hiểm cho con khi 
tham gia giao thông.
 - Khu vực ngoài đường phối hợp với đội trật tự phường, Cựu chiến binh, 
Thanh niên, công an phường để điều phối giao thông.
 - Phân công CBGV và BGH nhà trường trực đón học sinh vào các đầu giờ 
học (từ 7h15 đến 7h45) để phối hợp với bảo vệ nhắc nhở CMHS thực hiện văn hóa 
giao thông và giáo dục văn hóa chào: Khoanh tay - Mỉm cười - Cúi chào ngay khi 
học sinh bước vào cổng trường.
 - Chỉ đạo đồng chí Tổng phụ trách thành lập đội cờ đỏ đầu giờ học hướng 
dẫn học sinh đi vào trường tại khu vực cổng.
 - Kẻ sân, chia khu vực đón học sinh theo khối lớp để CMHS đón con sắp 
xếp xe máy đúng vị trí. PHẦN KẾT LUẬN
 Trên đây là những giải pháp của tôi trong việc chỉ đạo hoạt động tuyên 
truyền công tác ATGT trong trường Tiểu học ít nhiều đã tạo ra sự chuyển biến tích 
cực trong cán bộ giáo viên và học sinh của trường tôi.
 Việc chỉ đạo tuyên truyền và giáo dục học sinh thực hiện ATGT trong và 
ngoài nhà trường đã góp phần nâng cao ý thức văn hoá giao thông cho giáo viên, 
học sinh, phụ huynh học sinh trường chúng tôi, song cũng khó tránh khỏi những 
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ chân thành của đồng nghiệp và sự 
góp ý của các cấp lãnh đạo.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2023
 Người viết
 Nguyễn Thị Bích Huyền

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_chi_dao_hoat_dong_tu.docx
  • docxBìa SKKN.docx
  • pdfbia-va-anh-sep-huyen_20072023.pdf
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp chỉ đạo hoạt động tuyên truyền công tác ATGT, xây dựng cổng.pdf