Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

doc 20 trang skquanly 20/04/2025 560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
 Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng nhất là 
trong thập kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh. Đây là việc 
làm thường xuyên của công tác giáo dục và cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc 
hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay. Qua việc rèn kĩ năng 
sống sẽ trang bị tri thức, hành vi cho trẻ, đồng thời định hướng cho học sinh 
tiểu học rèn luyện hành vi, thói quen ứng xử tốt nhằm đảm bảo cho các em có 
được bản lĩnh về nhân cách để phát triển toàn diện. 
 Ở cấp tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức 
ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa cung cấp cho học sinh 
những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với 
những kinh nghiệm đạo đức để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, 
biết phân biệt đúng sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với 
những biểu hiện sai trái, hướng các em hành động theo chuẩn mực đạo đức. 
Chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở cấp tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng 
mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
 Tuy nhiên hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống của các em ở trường tiểu 
học còn nhiều hạn chế, chưa có nét chuyển biến. Nguyên nhân chính là trong 
tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức. Việc rèn 
kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm 
quan trọng của rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy mà chỉ luôn 
chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt
 Về phía học sinh, các em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả năng 
vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế. Với học sinh tiểu học, tâm lý 
độ tuổi cho thấy các em rất hiếu động. Mặt khác, các em một mực rất tin vào 
lời nói của thầy cô giáo, thầy cô bảo đọc, bảo chép thì cứ đọc cứ chép và quá 
trình ấy cứ lặp đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen. Nếu nói rằng thầy cô giáo 
không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng sống là không đúng, nhưng việc rèn 
kĩ năng sống ở đây là rất hạn chế, nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn 
học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa.
 Đặng Thị Thơ - Trường tiểu học Lý Tự Trọng 1 Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận 
 Thực hiện Nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 
của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng 
trường học thân thiện học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 
2008-2013, trong đó có nội dung: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù 
hợp với lứa tuổi.
 Căn cứ nhiệm vụ năm học 2013-2014; 2014-2015 của ngành, của 
trường về việc chú trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm 
hết sức cần thiết của xã hội. Các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà 
còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống, qua đó tạo môi trường lành 
mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ nhằm trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ 
năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn.
 2. Thực trạng 
 a) Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi
 Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, trang thiết bị dạy học bảo 
đảm tạo điều kiện cho hoạt động dạy và học.
 Ban Giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo trong công việc, luôn 
theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như 
giáo dục.
 Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đa số giáo viên 
năng nổ, nhiệt tình trong công tác, có tâm huyết với nghề. 
 Thường xuyên được dự các chuyên đề về công tác chủ nhiệm, về hoạt 
động ngoài giờ lên lớp, về giáo dục kĩ năng sống  do Sở, Phòng Giáo dục và 
Đào tạo, cụm Chuyên môn, nhà trường tổ chức.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học 
thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ Trung ương 
đến địa phương. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm 
 Đặng Thị Thơ - Trường tiểu học Lý Tự Trọng 3 Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
 Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới 
phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ 
động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn 
gặp nhiều khó khăn. Giáo viên trẻ tuổi tuy năng động, sáng tạo nhưng kinh 
nghiệm trong công tác còn hạn chế. 
 Các em học sinh đồng bào thuộc phân hiệu kĩ năng giao tiếp có phần 
hạn chế, chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ 
ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với thầy 
cô, bạn bè. 
 Một số phụ huynh chưa hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục học 
sinh. Một vài phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô 
chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Phụ huynh 
học sinh chỉ khuyến khích các con học kiến thức mà quên hướng cho con em 
mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia 
đình.
 c) Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh
 Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn đã tổ chức nhiều chuyên đề, dự 
 giờ giúp đỡ giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên học tập lẫn nhau. 
 Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng, tổ chức nhiều hoạt 
 động nhằm thu hút các em tham gia tích cực vào các phong trào, bồi dưỡng 
 nhân cách kĩ năng cho học sinh.
 * Mặt yếu 
 Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng 
sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên 
chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động 
dẫn đến làm mất sự hứng thú của học sinh.
 Nhiều em thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao 
tiếp với ông bà, cha mẹ. 
 d) Nguyên nhân
 Đặng Thị Thơ - Trường tiểu học Lý Tự Trọng 5 Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
 Chương trình mà nhà trường đang áp dụng chủ yếu theo mô hình 
VNEN, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh 
(HS) làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân; 
chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học. 
Lớp học do HS tự quản và được tổ chức theo các hình thức như: làm việc theo 
cặp, cá nhân và theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học 
sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, 
luôn được gần gũi với bạn bè, thầy cô. Học sinh khá giỏi được phát huy, học 
sinh còn hạn chế, yếu kém được bạn bè trong nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp 
thời ngay tại lớp.
 Quản lý lớp học là Hội đồng Tự quản do các em bầu ra. Đây là một 
biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ trong quá trình học tập. 
Học sinh còn có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo 
dục; được rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tham gia, kỹ năng hợp tác 
trong các hoạt động; đồng thời, xây dựng không gian lớp học phù hợp tạo ra 
môi trường giáo dục thân thiện.
 *Tồn tại, hạn chế, mặt yếu
 Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, 
thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt 
trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu 
lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu 
hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình 
trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. Có nhiều nguyên nhân 
khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế 
đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của các em nhưng 
nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống (KNS). Các em chưa bao 
giờ được trang bị các kiến thức để đối mặt với những khó khăn của cuộc sống 
như cha mẹ ly hôn, kết quả học tập kém  hay nói cách khác, các em không 
được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những KNS.
 Một số giáo viên chưa theo kịp với việc đổi mới phương pháp dạy học; 
chưa năng động trong việc lồng ghép cũng như tổ chức các hoạt động ngoài 
giờ lên lớp. Nhận thức chưa đúng đắn, đầy đủ về nhiệm vụ vai trò của người 
 Đặng Thị Thơ - Trường tiểu học Lý Tự Trọng 7 Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
chế, những tiêu chí chưa đạt và tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong 
việc chỉ đạo nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
 Tổ chức cho giáo viên viết cam kết về việc thực hiện giáo dục rèn luyện 
kỹ năng sống cho học sinh. 
 Xây dựng kế hoạch với nội dung “Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động 
giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. Phân công và giao nhiệm 
vụ cụ thể cho từng thành viên.
 Chỉ đạo Đội TNTP Hồ Chí Minh xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu và 
câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng sống hoạt động theo tuần, tháng, năm.
 Nhân rộng những cá nhân điển hình, có năng lực tổ chức, giảng dạy, có 
những sáng kiến mới, hay và tâm huyết với trẻ, đưa vào tuyên dương kịp thời 
trong các buổi sinh hoạt, các cuộc họp, các đợt sơ kết, tổng kết tại cơ quan, 
đơn vị. 
 3.2.3. Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà trường 
 Phân công giáo viên có năng lực tổ chức một số chuyên đề trong toàn 
trường về các nội dung:
 Vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh;
 Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh Tiểu học; 
 Phương pháp rèn kỹ năng sống lồng ghép với các bộ môn: Đạo đức; 
HĐNGLL, Lịch sử, Địa lý; 
 Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết; 
 Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộtrong trường học;
 3.2.4. Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với nội dung 
theo từng chủ điểm
 Giáo viên nghiên cứu chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
để thiết kế theo các chủ đề về giáo dục kỹ năng sống. Chẳng hạn:
 THỜI CHỦ GỢI Ý NỘI DUNG VÀ HÌNH CHỦ ĐỀ GDKNS
 GIAN ĐIỂM THỨC HOẠT ĐỘNG 
 Đặng Thị Thơ - Trường tiểu học Lý Tự Trọng 9 Một vài biện pháp trong việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
 - Tổ chức cho học sinh tìm 
 hiểu về truyền thống địa - Kỹ năng lắng
 phương
 Giáo dục nghe tích cực
 - Sinh hoạt tập thể kỷ niệm 
Tháng 1, truyền - Kỹ năng giao tiếp
 ngày 3/2, nghe nói chuyện về 
 2/2014
 thống dân truyền thống quê hương, đất - Kỹ năng điều
 tộc
 nước, Đảng. khiển các hoạt
 - Tổ chức Hội thi: Đố vui để động tập thể
 học
 - Thi kể chuyện, đọc thơ về bà, - Kĩ năng xác định 
 mẹ, các vị nữ anh hùng dân tộc giá trị
 - Thi vẽ chủ đề về ngày 8/3 - Kỹ năng sáng tạo
 Tháng Kính yêu
 -Giao lưu văn nghệ- trò chơi - Kĩ năng văn 
 3/2014 mẹ và cô
 dân gian nghệ, vui chơi
 - Tổ chức hội thi: Hoa Trạng - Kỹ năng giải 
 nguyên. quyết vấn đề...
 - Tổ chức cuộc thi sưu tầm - Kĩ năng xác định 
Tháng tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống giá trị
4/2014 Hòa bình của thiếu nhi các nước trên thế 
 giới.
 hữu nghị
 - Tổ chức hội thi: Nhà sử học 
 - Kỹ năng thể hiện 
 nhỏ tuổi.
 sự tự tin...
 - Sinh hoạt tập thể kỷ niệm - Kỹ năng lắng
Tháng ngày sinh nhật Bác: Nghe kể nghe tích cực
 Kính yêu
5/2014 chuyện về Bác Hồ. Tìm hiểu về 
 Bác Hồ Bác Hồ với thiếu nhi Việt 
 Nam.
 - Tổ chức hội thi: Chúng em kể - Kỹ năng thể hiện 
 Đặng Thị Thơ - Trường tiểu học Lý Tự Trọng 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_trong_viec_chi_dao_r.doc