Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 qua một số môn học và hoạt động giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 qua một số môn học và hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 qua một số môn học và hoạt động giáo dục
= Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và HĐGD = MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. Phần mở đầu 2 1.Lí do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Giới hạn của đề tài 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. Phần nội dung 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Thực trạng vẫn đề nghiên cứu 5 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 6 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6 - 13 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 14 14 - 15 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng III. Phần kết luận, kiến nghị 16 1. Kết luận 16 2. Kiến nghị 17 BẢNG CHÚ GIẢI CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Kí hiệu Học sinh HS Giáo viên GV Kĩ năng sống KNS ơ Tác giả: Đoàn Thị Thỏa Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 1 = Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và HĐGD = trở. Ngoài việc dạy kiến thức còn phải giúp các em hình thành nhân cách và những kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập cũng như khi giao tiếp. Từ việc hưởng ứng các phong trào thi đua của ngành, thực hiện đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học cùng với nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục KNS tôi nhận thấy việc giáo dục và trang bị KNS cho HS, đặc biệt là HS lớp 1 là rất cần thiết để nhà trường thực sự trở thành ngôi nhà thân thiện của các em vì : Với HS lớp 1 đây chính là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một KNS tốt cho tương lai sau này và cũng là một vấn đề mà xã hội và phụ huynh hết sức quan tâm. Xác định được tầm quan trọng đó bản thân tôi đã có suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp đưa ra “Một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho HS lớp 1 qua một số môn học và hoạt động giáo dục”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: Giúp HS có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, tự tin trong giao tiếp ứng xử trong cuộc sống hàng ngày và mạnh dạn khi giải quyết công việc. HS có lối sống trung thực, yêu thương mọi người cũng như có tinh thần trách nhiệm và yêu quý lao động. * Nhiệm vụ: Tìm hiểu về nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục KNS cho HS lớp 1 Nắm được những thực trạng của HS khi thực hiện giáo dục KNS Khảo sát thực trạng việc tổ chức giáo dục KNS cho HS lớp 1A trường Tiểu học Krông Ana. Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình hình thành KNS cho học sinh. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh lớp 1 nói chung 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài hướng vào nghiên cứu một số biện pháp giáo dục KNS qua môn học và hoạt động giáo dục trong thực tế của học sinh lớp 1 trường tiểu học Krông Ana. 4. Giới hạn của đề tài: Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của KNS được hình thành qua việc giáo dục KNS của học sinh lớp 1 trường tiểu học Krông Ana, trong năm học 2013 - 2014 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp thực hành Tác giả: Đoàn Thị Thỏa Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 3 = Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và HĐGD = Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển giáo dục. Giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu” là một trong những chiến lược quan trọng xây dựng và phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bậc tiểu học là bậc học “nền móng” thì nhiệm vụ của người giáo viên phải “xây” làm sao cho cái móng thật chắc, đó là xây dựng một thế hệ con người mới đủ đức, đủ tài, tự tin, dám nghĩ, dám làm. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực với tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Khi bắt đầu nhận lớp, tôi gặp phải một số khó khăn như: - Học sinh vừa rời trường Mầm non làm quen với môi trường Tiểu học, mọi sinh hoạt nề nếp đều xa lạ, chưa theo kỉ luật nhất định, một số em khá rụt rè, chưa quen với cách học cũng như chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến. - Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, còn trả lời trống không, không tròn câu và không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè. Nhút nhát những ngày đầu đến lớp. Các em ít có điều kiện tiếp cận với các khu vui chơi giải trí hiện đại, các hoạt động ngoại khoá như tham quan các làng nghề thủ công, khu du lịch, trải nghiệm cuộc sống trong các trại hè,như HS thành phố nên các em thiếu kiến thức thực tế, rụt rè nhút nhát. Tác giả: Đoàn Thị Thỏa Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 5 = Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và HĐGD = b.2. Cách thức thực hiện giải pháp * Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh. Ngay sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa HS và GV chủ nhiệm, tôi sắp xếp thời gian ở các giờ ra chơi để trò chuyện với học sinh. Ngoài việc để nắm về hoàn cảnh của từng em thì tôi cũng nắm bắt sở thích thói quen cũng như kĩ năng giao tiếp của các em. Tại các buổi sinh hoạt hoặc hoạt động giáo dục, tôi tạo cho các em cơ hội được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. Với các em có hoàn cảnh đặc biệt, biểu hiện tâm sinh lí bất thường, tôi tới thăm gia đình để hiểu rõ hơn về học sinh từ đó có những quan tâm thiết thực hơn đối với các em. Đây là những hoạt động tạo điều kiện giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời giúp tôi tạo một môi trường học tập thân thiện để " Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo, bạn bè là những người thân trong gia đình". Hơn nữa đây cũng là điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của HS. Bởi HS không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà GV chủ nhiệm xa rời HS, luôn gò bó và áp đặt HS theo suy nghĩ của mình. Trong tuần đầu tiên, tôi để học sinh tự lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay thích thể hiện, hòa đồng hay khép kín...Và tiếp tục qua những tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, tôi còn dạy các em một số trò chơi để khởi động, thư giãn, tạo tâm lí thoải mái, hứng thú trước khi vào giờ học và sự hòa đồng trong lớp học. Cùng chơi nào! * Biện pháp 2 : Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học Việc giáo dục KNS cho HS có thể thực hiện bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tôi đã tích hợp giáo dục KNS vào các môn học và hoạt động giáo dục nhất là các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; An toàn giao thông ...KNS được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp chẳng hạn như: Tác giả: Đoàn Thị Thỏa Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 7 = Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và HĐGD = Trong tiết học Đạo đức. + Rèn KNS lồng ghép trong môn Tự nhiên xã hội: Để rèn KNS có hiệu quả tôi còn vận dụng khá nhiều trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Như trong môn Tự nhiên xã hội tôi cũng tiến hành lồng ghép dạy KNS qua một số bài như: Bài: "Ăn uống hằng ngày" tôi cho HS thảo luận nhóm và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của GV. Sau khi HS nhận xét thực đơn của nhau, HS sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ, đảm bảo các chất dinh dưỡng. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. Ngoài ra tôi chú ý rèn cho các em có kĩ năng bảo vệ và rèn luyện sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học. Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Tôi rèn cho các em kĩ năng đó qua bài, cụ thế như: Ở bài: “Vệ sinh thân thể; Hoạt động và nghỉ ngơi; Ôn tập con người và sức khoẻ; Trời nắng, trời mưa...” giáo dục các em hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng Tác giả: Đoàn Thị Thỏa Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 9 = Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua một số môn học và HĐGD = phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. Ở những nội dung học tập phù hợp tôi cho HS tìm hiểu thực tế bằng các hoạt động ngoại khoá. Tôi nhận thấy trong môi trường thực tiễn các em bộc lộ khá tốt tính tự lập, chủ động và giải quyết những vấn đề mà GV yêu cầu một cách tự tin. Sau nhiều lần như thế HS lớp tôi đã rèn được kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, hợp tác, Trong tiết học Tự nhiên xã hội. * Biện pháp 4: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi : Một điều nữa theo tôi cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá, lối sống lành mạnh mà các em cần phải được đào tạo. Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các phong trào: "Nói lời hay làm việc tốt" . Tôi cùng các em đọc thuộc khổ thơ: Mẹ, mẹ ơi cô dạy Cãi nhau là không vui Cái miệng nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi. Mỗi khi có HS nói tục, nói lời không hay tôi sẽ mời em đọc lại đoạn thơ và suy nghĩ xem lời nói của mình có phù hợp không? Qua đó các em tự điều chỉnh hành vi. Tôi phát động HS luôn ứng xử lễ phép như biết đi hỏi về chào, chào hỏi, lễ phép những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè ... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu. Các em sẽ được chia sẻ, tự đánh giá và đánh giá hành vi của bạn. Tôi lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Đối với những HS nghịch ngợm, hay mắc lỗi tôi tránh nghiêm Tác giả: Đoàn Thị Thỏa Trường Tiểu học Võ Thị Sáu 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc
- BÌA SKKN Một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 qua một số môn học và hoạt động giáo.doc