Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

doc 13 trang skquanly 19/12/2024 90
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
 Một vài biện pháp làm tốt công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi 
 ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, công tác phổ cập giáo dục là một trong những mục 
tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. 
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư 
cho giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, thống nhất 
các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Các đơn vị giáo dục 
đẩy mạnh cải tiến phương pháp dạy học, hạn chế tối đa số học sinh chưa hoàn 
thành chương trình lớp học, bỏ học ở các khối lớp; tăng cường các hoạt động tập 
thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, thu hút học 
sinh đến lớp. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm, từ lớp một đến lớp 
năm. Tuổi học sinh vào học lớp một là sáu tuổi. Mọi trẻ em bình thường từ 6 
đến 14 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập 
bậc tiểu học.
 Nhiệm vụ PCGD là điều tra nắm bắt số liệu, huy động trẻ ra lớp, xử lý số 
liệu, thống kê, lập báo cáo kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu 
học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường hằng năm. Vì 
vậy, đòi hỏi người phụ trách công tác phổ cập giáo dục phải có kế hoạch cụ thể, 
rõ ràng, khoa học thì công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mới đạt 
kết quả và chất lượng PCGD mới được duy trì và nâng cao.
 Qua 3 năm bản thân tôi trực tiếp phụ trách công tác PCGD của nhà 
trường, tôi nhận thấy công tác này còn gặp phải khó khăn; thống kê, xử lý số 
liệu thiếu chính xác, do chưa có sự đồng thuận từ các cấp học nên thường phải 
sửa đi, sửa lại nhiều lần mất một lượng thời gian rất lớn, tốn kém công sức của 
một số cán bộ, nhân viên phụ trách phần hồ sơ PCGD một cách vô lý không 
đáng có. Mặt khác, chất lượng PCGD toàn xã hội có quan tâm nhưng chưa thực 
sự chung tay đúng mức.
 Bản thân tôi nhận thấy rằng nơi nào lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng 
mức đến công tác này thì nơi đó làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp, báo cáo 
thống kê độ chính xác cao, ít hao tốn thời gian cho công tác làm hồ sơ về 
PCGD. Ngược lại, nơi nào không làm tốt công tác điều tra bổ sung thực tế hằng 
năm, thiếu nghiên cứu trong công việc, tổ chức không khoa học hoặc giáo viên 
chưa thực hiện tốt công việc được giao thì nơi đó gặp phải khó khăn trong quá 
trình thống kê, báo cáo, thâm nhập hồ sơ và lí giải số liệu, cũng như công tác 
huy động trẻ ra lớp, làm phiền hà cho công tác kiểm tra công nhận của các cấp 
quản lý mà trực tiếp là phòng Giáo dục và Đào tạo.
 Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác quản lý và 
nâng cao chất lượng giáo dục mà chủ đề các năm học đã đặt ra, bản thân tôi 
muốn được chia sẻ một vài kinh nghiệm về công tác điều tra, tổng hợp, báo cáo 
 Người thực hiện: Phạm Thị Huế - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 1 Một vài biện pháp làm tốt công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi 
 ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Như chúng ta đã biết, bậc tiểu học có vị trí hết sức quan trọng trong hệ 
thống giáo dục quốc dân. Các nhà trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch 
đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh được phát 
triển toàn diện. Ở đó, mọi trẻ em trong độ tuổi đi học của bậc học đều có quyền 
được học tập, giao tiếp trong môi trường thân thiện, yêu thương; được gia đình 
và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ 
học tập và đội ngũ làm công tác giáo dục trong các trường tiểu học đóng vai trò 
hết sức quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo Luật giáo dục đã 
đề ra.
 Phổ cập giáo dục Tiểu học là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước, nhằm 
góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mọi trẻ em 
trong độ tuổi đi học đều có quyền học tập, được gia đình và toàn xã hội chăm lo 
tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ học tập. Chính vì vậy, 
những người làm công tác quản lý giáo dục phải luôn quan tâm đến việc đổi mới 
công tác quản lý, duy trì kết quả PCGDTH, nâng cao chất lượng PCGDTH mà 
trước hết là nâng cao chất lượng giáo dục hằng năm.
 Căn cứ vào quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu học và 
Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 
07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo. 
Từ cơ sở lý luận trên và qua thực tiễn nhiều năm tại đơn vị, từ khi tham gia chỉ 
đạo công tác PCGDTH đến nay tôi rất băn khoăn trăn trở về công tác PCGDTH 
đóng một vai trò quan trọng, trong công tác chỉ đạo, quản lý tôi đã có những 
cách làm, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác này.
 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng được Ban chỉ đạo PCGD thị trấn 
Buôn Trấp giao nhiệm vụ phụ trách địa bàn dân cư thôn I và buôn Êcăm. Đội 
ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn xác định rõ công tác phổ cập giáo dục 
là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm nâng cao dân trí, góp phần 
đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. PCGDTH 
là nền tảng vững chắc thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
 2.1. Thuận lợi
 Về công tác điều tra trình độ văn hóa nhân dân, thống kê báo cáo số liệu 
để nắm chắc số trẻ trong độ tuổi phải phổ cập tiểu học, huy động trẻ trong độ 
tuổi phải phổ cập ra lớp đã được cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tổ chức 
điều tra đúng thực tế, ghi chép rõ ràng, quản lý khoa học.
 Người thực hiện: Phạm Thị Huế - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 3 Một vài biện pháp làm tốt công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi 
 ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
 Thứ hai: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, 
giáo viên, nhân viên phụ trách công tác PCGD.
 Thứ ba: Tổ chức quản lí hồ sơ, nắm bắt số liệu hiệu quả, khoa học và có 
kế hoạch.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Qua những năm phụ trách công tác PCGD của nhà trường bản thân tôi đã 
có những giải pháp sau:
 * Giải pháp về công tác điều tra, huy động trẻ ra lớp
 Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục và phương pháp giảng 
dạy không ngừng được đổi mới, các trường trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp nói 
chung và trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng nói riêng đều là trường trọng điểm 
của huyện Krông Ana, tất cả các hoạt động của các trường đều là lá cờ đầu của 
Ngành giáo dục. Công tác phổ cập giáo dục cũng được các trường quan tâm và 
làm tốt. Trong đó mảng điều tra, huy động trẻ ra lớp là một bước quan trọng 
quyết định sự thành công hay thất bại của công tác này, vì vậy trong quá trình 
thực hiện tôi đã suy nghĩ vạch ra các bước cụ thể và tham mưu cho lãnh đạo nhà 
trường lên kế hoạch tổng điều tra trình độ văn hóa nhân dân và tôi đã phân công 
nhiệm vụ cụ thể như sau:
 * Phân công nhiệm vụ đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: Địa bàn 
trường tôi được giao phụ trách chia ra 10 xóm, mỗi xóm phân công từ 3 đến 4 
giáo viên. Trong số đó có một số giáo viên công tác ở trường thường trú ở địa 
bàn nên tôi bố trí các đồng chí này làm nhóm trưởng nên rất thuận lợi cho việc 
điều tra, nắm bắt số liệu. Tùy theo tình hình thực tế của từng xóm, mỗi xóm đều 
có giáo viên phụ trách và xóm trưởng địa phương cùng phối kết hợp điều tra. 
Trước khi tổ chức điều tra, nhà trường đã liên hệ với Trưởng ban chỉ đạo phổ 
cập giáo dục địa phương để bàn kế hoạch tổ chức cuộc họp giữa Ban chỉ đạo 
phổ cập giáo dục 10 xóm trên địa bàn và giáo viên được phân công để phân 
công nhiệm vụ cụ thể.
 Trong quá trình điều tra, yêu cầu giáo viên phải liên hệ với cán bộ thôn và 
những người phụ trách các xóm trong thôn để nắm được tổng số hộ phải điều 
tra, đặc điểm sinh hoạt của nhân dân xóm đó. Đặc biệt là phải đi thực tế xuống 
các hộ gia đình để có cái cụ thể về đối chiếu với tổng số của từng xóm đã cung 
cấp; tuyệt đối không dừng lại ở chỗ chỉ đến nhà xóm trưởng hoặc cộng tác viên 
dân số để lấy số liệu. Có như vậy mới ghi chép chính xác theo yêu cầu của việc 
điều tra; ghi đầy đủ không bỏ qua cột nào và phải có minh chứng cụ thể. Bởi sai 
sót bất cứ cột nào cũng gặp khó khăn trong quá trình xử lý số liệu, báo cáo 
thống kê và huy động trẻ ra lớp.
 Người thực hiện: Phạm Thị Huế - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 5 Một vài biện pháp làm tốt công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi 
 ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
 Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý 
và cán bộ chuyên trách phổ cập trước khi tiến hành điều tra xử lý số liệu. Phần 
mềm tổng hợp số liệu, sổ điều tra trình độ văn hóa nhân dân, sổ theo dõi phổ cập 
do Phòng Giáo dục và Đào tạo cung cấp thống nhất chung cho các trường trên 
địa bàn huyện. Sau khi giáo viên đi điều tra và nộp sổ điều tra, danh sách độ tuổi 
trong điều tra về lại cho Tổ nghiệp vụ. Cán bộ chuyên trách phổ cập bổ sung 
danh sách tất cả các độ tuổi. Số học sinh chuyển đi và chuyển đến phải lên danh 
sách chuyển đi và chuyển đến phải được cập nhật vào sổ theo dõi phổ cập giáo 
dục; Tất cả các danh sách được thiết lập và có chữ ký của Trưởng Ban chỉ đạo 
phổ cập giáo dục nhà trường. 
 Để làm tốt việc tổng hợp và xử lý số liệu tôi đã thành lập Tổ nghiệp vụ 
gồm giáo viên tin học, văn thư và 01 giáo viên là người địa phương. Sau khi các 
tổ điều tra cập nhật số liệu lên phần mềm, tôi yêu cầu tổ nghiệp vụ kiểm tra thật 
kĩ số liệu. Số trẻ phải phổ cập trong địa bàn phải luôn luôn bằng tổng số học 
sinh đang học trong trường cộng với số trẻ đi học nơi khác, cộng trẻ chuyển đến, 
trừ đi số trẻ nơi khác đến học, trừ trẻ chuyển đi, trẻ chết và trẻ khuyết tật nặng 
không ra lớp được. Mọi khâu đều phải kiểm tra, sử dụng phép thử nhanh trước 
khi nhập máy để tránh làm lỗi công thức ở phần mềm. Việc điều tra, thống kê, 
tìm minh chứng có sự cộng tác của giáo viên, nhân viên chuyên trách phổ cập 
của trường và sự chỉ đạo, theo dõi, giám sát của lãnh đạo nhà trường.
 * Giải pháp về công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGDTH 
 Để thực hiện tốt công tác quản lý số liệu trẻ phải phổ cập trong địa bàn và 
lập hồ sơ lưu trữ có giá trị lâu dài, tôi suy nghĩ rằng: nhiệm vụ đầu tiên của 
người làm công tác PCGDTH là phải có kế hoạch tổng điều tra sau 5 năm và 
điều tra bổ sung hằng năm để nắm chắc số liệu cần tập trung huy động ra lớp 
đồng thời làm căn cứ cho việc lập kế hoạch phát triển trường lớp theo từng giai 
đoạn cụ thể. Kế hoạch phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành gắn với 
nội dung thi đua của từng cá nhân và tập thể.
 Hồ sơ gồm: Sổ điều tra trình độ văn hóa nhân dân (10 xóm/2 thôn, trong 
đó lưu ý đến diễn biến học tập của từng trẻ, nơi học, tình trạng khuyết tật...) do 
từng giáo viên đảm nhiệm theo phân công hằng năm; sổ theo dõi học sinh 
chuyển đi, chuyển đến; sổ theo dõi tình hình học sinh; sổ theo dõi kiểm tra, đánh 
giá học sinh; sổ đăng bộ; sổ theo dõi phổ cập; tổng hợp các danh sách minh 
chứng (danh sách học sinh chuyển đi, chuyến đến; danh sách trẻ khuyết tật; 
danh sách học sinh của trường hằng năm; danh sách các độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi; 
danh sách học sinh trong thôn, buôn đi học nơi khác; danh sách học sinh nơi 
khác đến học...); các số liệu thống kê hằng năm; hồ sơ báo cáo kết quả 
PCGDTH theo từng thời điểm kiểm tra hằng năm; hồ sơ lưu công văn, văn bản 
có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện công tác PCGDTH kẹp theo từng cấp (từ 
cao đến thấp), theo từng thời gian (từ cũ đến mới) và hồ sơ lưu quyết định công 
nhận đạt chuẩn hằng năm được lưu theo từng năm, mỗi năm một hộp riêng do 
nhân viên văn thư phụ trách. Tất cả các việc làm trên đều có sự theo dõi, đôn 
 Người thực hiện: Phạm Thị Huế - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_lam_tot_cong_tac_pho.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTRANG BÌA.doc