Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

doc 16 trang skquanly 28/12/2024 2130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn
 MỘT VÀI BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ 
 HỌC Ở ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KINH TẾ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
I. Phần mở đầu 
1. Lý do chọ đề tài
 Tình trạng học sinh bỏ học ở tỉnh Đắk Lắk nói chung và trong địa bàn 
huyện Krông Ana nói riêng là vấn đề nan giải. Trong những năm gần đây được 
Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao, vậy mà chỉ tính riêng 
trường THCS Tô Hiệu thuộc địa bàn xã Ea Bông, trong năm học 2015-2016 số 
học sinh đã bỏ học tới 46 em/668 tổng số học sinh toàn trường. 
 Đứng trước những khó khăn, thách thức khi được điều động về công tác 
tại trường THCS Tô Hiệu vào tháng 10 năm 2016, một trường thuộc xã đặc biệt 
khó khăn, theo thống kê các năm học gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học 
hằng năm trong nhà trường ngày càng cao, cao nhất huyện, tình trạng này đã gây 
lo lắng cho toàn xã hội. Tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều như thế không những ảnh 
hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo của nhà trường cũng như ngành giáo dục của 
huyện, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phổ cập giáo dục THCS.
 Trước tình hình của đơn vị, là một cán bộ quản lý từ địa bàn thuận lợi 
được điều động đến vùng khó khăn, sau một thời gian nắm bắt tình hình địa bàn, 
bản thân tôi quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học là gì? Làm 
thế nào để duy trì được sĩ số học sinh? Qua đó tìm ra các biện giải quyết tình 
trạng học sinh bỏ học.
 Vì thế, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một vài biện pháp khắc phục tình 
trạng học sinh bỏ học ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn”. Hi 
vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp thầy cô, bạn bè, đồng 
nghiệp định hướng và có những biện pháp hạn chế, khắc phục dần tình trạng học 
sinh bỏ học, qua đó nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học, giáo dục học sinh, giúp 
các em tu dưỡng, rèn luyện bản thân để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên 
tốt, cháu ngoan Bác Hồ và trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 1 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GV, HS, hội cha mẹ 
học sinh (CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Căn cứ vào tình hình học 
sinh bỏ học trong các năm học của nhà trường, điều kiện hoàn cảnh của học 
sinh...
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Áp dụng các giải pháp, biện 
pháp là các em học sinh trường THCS Tô Hiệu trong năm học 2016 - 2017 và 
tiếp tục nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018. 
 c. Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu trên phần mềm Excel 
2010.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
 Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của huyện như: Chương trình số 14-
CTr/HU, ngày 18/6/2012 của Ban thường vụ Huyện ủy về Phổ cập giáo dục 
Mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả PCGD tiểu học và THCS, tăng cường 
phân luồng cho học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn tuổi trên địa 
bàn huyện. Quyết định số 4225/QĐ-UBND, ngày 12/12/2014 về việc kiện toàn 
ban chỉ đạo “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 – 2020”.
 Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học 
phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 28 /2009/TT-
BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban 
hành Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. 
 Thông tư số 15/2017-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định 
chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, một số văn bản hướng dẫn khác 
liên quan giúp người Hiệu trưởng thực thi nhiệm vụ. 
 3 Nhà trường chưa tổ chức nhiều hoạt động phong trào để thu hút học sinh, 
chưa chỉ đạo quyết liệt công tác vận động học sinh ra lớp. Công tác hỗ trợ học 
sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa được kịp thời.
 Tình trạng sinh viên, học sinh học xong các trường Đại học, Cao đẳng, 
Trung cấp chuyên nghiệp ra trường không có việc tại địa phương còn khá phổ 
biến, gián tiếp làm cho các em học sinh có tâm lí không muốn đi học, chán học.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 3.1 Mục tiêu của giải pháp 
 Mục tiêu của Sáng kiến là đưa ra các biện pháp, giải pháp nhằm hạn chế 
và khắc phục dần tình trạng học sinh bỏ học trong đơn vị trường, đặc biệt là học 
sinh đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt 
khó khăn, góp phần làm giảm thanh thiếu niên hư hỏng trên địa bàn, nâng cao 
trình độ dân trí và nhận thức của bà con trên địa bàn xã Ea Bông và huyện 
Krông Ana trong việc tạo điều kiện để con em được đến trường. 
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 3.2.1 Biện pháp 1: Quản lý, chỉ đạo chặt chẽ công tác tìm hiểu nguyên 
nhân học sinh bỏ học.
 Nhà trường đã tiến hành khảo sát tình hình học sinh bỏ học qua các năm 
học và tìm ra các nguyên nhân cụ thể:
 - Học sinh bỏ học vì học yếu dẫn đến chán học. Điều kiện kinh tế gia đình 
khó khăn các em phải phụ giúp gia đình. Mức thu nhập của lao động là trẻ em 
cũng tương đối cao khi theo bố mẹ đi làm công.
 - Một số đua đòi theo bạn bè ăn chơi lêu lổng. Một số giáo viên chưa có 
biện pháp phù hợp để khích lệ học sinh.
 - Nhà trường chưa có các hoạt động phong trào phong phú để khích lệ các 
em, chưa chỉ đạo quyết liệt công tác vận động học sinh bỏ học và chưa có kế 
hoạch ngăn ngừa học sinh nguy cơ bỏ học.
 5 3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch quản lí, giám sát việc duy trì sĩ số 
học sinh. 
 - Hiệu trưởng, Ban chuyên môn tăng cường dự giờ thăm lớp, thường 
xuyên kiểm tra sĩ số để nắm bắt những học sinh có nguy cơ bỏ học để có biện 
pháp ngăn ngừa. Đặc biệt là việc nắm bắt sĩ số học sinh ngay đầu năm học, hàng 
tháng, vào vụ mùa hái cà phê, hái tiêu, đầu và sau tết Nguyên đán, rèn luyện 
trong hè...
 - Lãnh đạo nhà trường tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thấy 
được nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo 
dục, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Giáo 
viên trong trường luôn tìm nhiều biện pháp (nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia 
đình từng học sinh, thường xuyên gặp gia đình có học sinh bỏ học, tổ chức nhiều 
phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh, quyên góp nhiều 
phần quà tặng cho các em vào các ngày lễ, ngày tết) để động viên các em đi 
học lại.
 - Đối với giáo viên bộ môn: giảng dạy tận tình, thân thiện, tạo mọi cơ hội 
cho những học sinh có nguy cơ bỏ học vì học yếu được tiếp tục đi học, luôn giúp 
đỡ các em để các em thực sự muốn đến trường. Động viên giáo viên tổ chức dạy 
học phụ đạo cho học sinh yếu kém để các em theo kịp kiến thức hạn chế tình 
trạng bỏ học vì học yếu.
 - Đối với Giáo viên chủ nhiệm: làm tốt công tác chủ nhiệm trong đó đặc 
biệt quan tâm công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu tâm tư học 
sinh để có biện pháp kịp thời khi học sinh có nguy cơ bỏ học để vận động.
 - Đoàn thể: xem đây là một hoạt động thi đua của nhà trường, các bộ phận 
giúp đỡ, động viên và theo dõi kịp thời. Tổng phụ trách Đội có kế hoạch tổ chức 
các phong trào hoạt động trong nhà trường nhằm tạo sân chơi cho học sinh để 
các em vui mà học. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào theo chỉ đạo của Hội 
đồng đội huyện để thu hút học sinh cảm nhận được niềm vui mỗi khi đến 
trường.
 3.2.4 Biện pháp 4: Lãnh đạo nhà trường quan tâm, động viên kịp thời đối 
với lớp có học sinh bỏ học, học sinh hoàn cảnh khó khăn.
 - Nhà trường phát động phong trào quyên góp tự nguyện từ CCVC trong 
trường đóng góp quỹ vận động học sinh bỏ học, huy động các nguồn ủng hộ từ 
thiện để khen thưởng và tặng các em có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học 
 7 chán học, hay nghỉ học, Có thể chuyển qua các lớp PCGD học để trách việc 
học sinh bỏ học dẫn đến thất học, mù chữ.
 3.2.6 Biện pháp 6: Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp 
theo.
 - Việc duy trì sĩ số học sinh phải được quan tâm một cách thường xuyên. 
Lãnh đạo nhà trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên ý thức trong việc 
vận động học sinh bỏ học đến trường.
 - Có biện pháp ngăn ngừa học sinh có nguy cơ bỏ học bằng cách tìm hiểu 
nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình học sinh, tìm biện pháp kịp thời giúp đỡ để các 
em không phải bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn.
 - Tổ chức các hoạt động phong trào Văn hóa văn nghệ, TDTT, hoạt động 
tìm hiểu Lịch sử, Địa lí địa phương, để thu hút học sinh đến trường. Tuyên 
truyền giáo viên không tạo áp lực cho học sinh dẫn đến chán học.
 - Tham mưu với chính quyền địa phương trong việc phối kết hợp để vận 
động các em đến trường.
 *Một số hình ảnh nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ học sinh tổ 
chức tặng quà cho học sinh nghèo và học sinh các lớp nhân dịp tết Trung 
thu .
 9 I
Nhà trường phát quà cho Học sinh nhân dịp Tết Trung thu
 Tặng áo trắng cho học sinh nghèo
 11 đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo nhà trường, 
nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận.
 Năm học 2016 - 2017, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS trên 98%; nhà 
trường có 40 giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 6 giáo viên 
đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Liên đội được Hội đồng đội huyện công 
nhân Liên đội vững mạnh xuất sắc, Chi đoàn đạt vững mạnh, Chi bộ trường đạt 
vững mạnh xuất sắc và năm học 2016 - 2017 là năm học đầu tiên trường THCS 
Tô Hiệu được UBND Huyện Krông Ana công nhận là tập thể Lao động tiên tiến, 
thành quả đạt được thật đáng được ghi nhận và trân trọng.
III. Phần kết luận, kiến nghị
 1. Kết luận
 Sau gần hai năm học áp dụng biện pháp hạn chế và khắc phục dần tình 
trạng học sinh bỏ học trong nhà trường, bản thân tôi nhận thấy để duy trì được sĩ 
số học sinh, hạn chế tối đa tình trạng bỏ học cần chú trọng một số yếu tố sau: 
 - Nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên thấy 
được trách nhiệm của mình trong việc ngăn ngừa những học sinh có nguy cơ bỏ 
học và công tác vận động học sinh đã bỏ học đến trường phải song song với 
nhiệm vụ giảng dạy.
 - Giáo viên bộ môn tạo nhiều cơ hội để học sinh học yếu không cảm thấy 
nản khi đến trường, giảng dạy phải vừa đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, vừa 
phải phù hợp với tâm lí, khả năng nhận thức của các em.
 - Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt sát hoàn cảnh gia đình của từng học sinh 
một cách sát sao để các em không phải nghỉ học vì quá khó khăn. Phải có biện 
pháp khắc phục ngay từ khi học sinh bỏ tiết, đó là nguy cơ dẫn đến tình trạng bỏ 
học.
 - Lãnh đạo nhà trường phối hợp thật chặt chẽ với chính quyền địa phương 
cùng chung tay với nhà trường trong việc tuyên truyền gia đình học sinh có ý 
 13 - Chế độ chính sách đối với hộ nghèo cần được địa phương giải quyết kịp 
thời để học sinh có điều kiện tối thiểu đến trường. Có biện pháp tuyên truyền đối 
với chủ các lò gạch để không tiếp nhận học sinh khi chưa đến tuổi lao động đến 
làm, qua đó sẽ làm giảm việc học sinh bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình.
 - Tuyên truyền Luật hôn nhân gia đình và tư vấn Pháp luật cho bà con 
trong buôn để không còn tình trạng tảo hôn ở các buôn làm ảnh hưởng đến việc 
học tập của học sinh cũng như nhiệm vụ dạy học, giáo dục của nhà trường.
 - Đầu tư thêm phòng học để nhà trường có phòng tổ chức dạy phụ đạo cho 
học sinh yếu kém góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tình trạng bỏ 
học.
 * Về phía UBND huyện
 - Triển khai kế hoạch, có các văn bản chỉ đạo kịp thời việc thực hiện các 
chế độ chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại địa phương để 
học sinh có điều kiện tối thiểu đến trường.
 - Đầu tư xây dựng cho nhà trường lớp học bán trú để học sinh ở xa có 
điều kiện ở lại, qua đó nhà trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ 
cho quá trình giảng dạy, giáo dục các em được tốt hơn.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về việc khắc phục tình 
trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Tô Hiệu trong năm học 2016 - 2017. Tuy 
tình trạng học sinh bỏ học trong đơn vị chưa được khắc phục triệt để nhưng đã 
giảm mạnh so với cùng kỳ năm học trước, các lớp phổ cập giáo dục Trung học 
cơ sở và lớp xóa mù ngày càng có nhiều học viên tham gia. Thiết nghĩ, các biện 
pháp, giải pháp của sáng kiến phần nào đã mang lại hiệu quả. Kính mong lãnh 
đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, để tình trạng học sinh bỏ học 
trên địa bàn không còn là nỗi lo của xã hội, góp phần làm giảm các tệ nạn xã 
hội, nâng cao trình độ dân trí.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_khac_phuc_tinh_trang.doc