Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm

doc 18 trang skquanly 19/08/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm
 Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài.
 Con người mới trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngoài việc 
nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, có phẩm chất đạo đức 
tốt thì cần phải có kĩ năng sống, kĩ năng hoà nhập.Thế hệ trẻ ngày nay thường 
phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập. Do 
đó, nếu chỉ có thông tin thì không đủ bảo vệ họ tránh được những rủi ro này. 
Trong thực tế, không ít trẻ em hiện nay thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin 
trong cuộc sống từ đó dẫn đến khi lớn lên các em sẽ thiếu tính tự lập, sống ích 
kỷ, vô tâm, sống thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, ảnh hưởng đến sự 
phát triển của xã hội. Không ít thanh thiếu niên khiến cho các bậc làm cha, làm 
mẹ phải phiền lòng và đau đớn vì con mình trong một xã hội phát triển năng 
động và đầy tính sáng tạo như hiện nay. Học sinh lớp 5 là những đối tượng ở 
tuổi niên thiếu, các em mới đang hình thành và phát triển các phẩm chất nhân 
cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang được hình thành và 
hoàn thiện. Do đó việc giáo dục cho học sinh lớp 5 kĩ năng sống để giúp các em 
có thể sống một cách an toàn và khoẻ mạnh là việc làm rất cần thiết.
 Giáo dục kĩ năng sống có thể cung cấp cho các em các kĩ năng để giải 
quyết những vấn đề thách thức trong cuộc sống. Giáo dục kĩ năng sống trở thành 
mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện, là nền tảng 
giúp học sinh phát triển nhân cách sau này. Để làm được điều đó thì giáo viên 
chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng bởi giáo viên chủ nhiệm chính là người 
trực tiếp, thường xuyên gần gũi với học sinh nhất, là chỗ dựa tinh thần vững 
vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được hỗ trợ, giúp đỡ 
hoặc hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời.
 Chính vì những vấn đề nêu trên, tôi đã mạnh dạn chọn “Một vài biện 
pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ 
nhiệm” làm đề tài để nghiên cứu và thực nghiệm.
2. Mục đích nghiên cứu. 
 Nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ 
năng xử lí tình huống, kĩ năng ra quyết định nói riêng thông qua công tác chủ 
nhiệm lớp. Từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
3.Đối tượng nghiên cứu
 - Đề tài tập trung nghiên cứu các kĩ năng sống (KNS) cơ bản cần giáo dục 
cho học sinh tiểu học là: kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao 
 1 | 3 2 Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm
vai trò tham gia chủ động, tự giác của người học và vai trò chủ đạo của người 
dạy sẽ có những tác động tích cực đối với những quan hệ người dạy và người 
học. Giáo dục kĩ năng sống với học sinh lớp 5 tập trung vào các kĩ năng chính, 
kĩ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, nghe, nói; coi trọng đúng mức các KNS 
trong cộng đồng, thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong xã hội 
hiện đại; hình thành các kĩ năng tư duy sáng tạo, phê phán, giải quyết vấn đề, ra 
quyết định, trí tưởng tượng, kĩ năng xử lí tình huống , ...
 1.2. Cơ sở thực tiễn
 Giáo dục trong nhà trường Tiểu học (theo nghĩa hẹp) là một quá trình 
dưới tác động sư phạm của người giáo viên, người học tự giác tích cực, chủ 
động tự tổ chức hoạt động tự giáo dục nhằm hình thành ý thức, thái độ, niềm tin, 
hành vi phù hợp với yêu cầu của xã hội.
 Ở lứa tuổi học sinh lớp 5 có đặc điểm về nhân cách nổi bật như:
 *Đời sống tình cảm: 
 - Đây là lứa tuổi dễ xúc cảm, xúc động và khó kiềm chế xúc cảm của 
mình. Những cảm xúc của lứa tuổi này thường gắn liền với những tình huống cụ 
thể, trực tiếp mà ở đó các em hoạt động hoặc gắn với những đặc điểm trực quan.
 - Tình cảm ở lứa tuổi này còn mỏng manh chưa bền vững, chưa sâu sắc.
 * Đặc điểm về ý chí và tính cách:
 - Các phẩm chất ý chí của các em đang được hình thành và phát triển, tuy 
nhiên những phẩm chất này chưa ổn định và chưa trở thành các nét tính cách. 
Năng lực tự chủ còn yếu, đặc biệt các em thiếu kiên nhẫn, chóng chán, khó giữ 
trật tự.
 - Tính cách các em đang được hình thành trong mọi hoạt động học tập, 
lao động, vui chơi. Cụ thể ở các em hình thành những nét tính cách mới như tính 
hồn nhiên, tính hay bắt chước những hành vi, cử chỉ của người lớn, tính hiếu 
động, tính trung thực và tính dũng cảm.
 Mục đích giáo dục kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng ra quyết định kĩ năng 
nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, 
ứng phó với căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, kĩ 
năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng 
lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề... cho học sinh lớp 5 nhằm:
 Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một chuẩn mực hành vi 
đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tình huống cụ thể, 
những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân traong gia đình, với 
bạn bè và công việc của lớp, của trường; với những người có công với đất nước, 
dân tộc; với hàng xóm láng giềng với bạn bè quốc tế; ......
 3 | 3 2 Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm
 Kĩ năng kiềm chế 
 43,8%
 4 cảm xúc 31,2% 25%
 Kĩ năng giải quyết 
 5 vấn đề theo hướng 46,9% 40,6% 12,5%
 tích cực
 Kĩ năng hợp tác 53,1%
 6 37,5% 9,4%
 7 Kĩ năng tìm kiếm 43,8% 37,4% 18,8%
 thông tin
 2.2 Một số biện pháp giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 2.2.1.Tuyên truyền nâng cao nhận thức về KNS cho học sinh, phụ 
huynh học sinh và giáo viên
Nhà trường tuyên truyền đến toàn thể giáo viên, học sinh và các bậc cha mẹ học 
sinh về ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống 
cho học sinh, với các hình thức:
- Thông qua các cuộc họp phụ huynh, sổ liên lạc, bảng thông tin của trường để 
tuyên truyền tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, từ đó tạo sự đồng 
thuận cao.
- Niêm yết tại trường:
+ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học ( trước cổng trường )
+ Bí quyết để học giỏi ( trong lớp học )
+ Nội quy học sinh, nội quy phòng tin học, phòng vệ sinh, thư viện, nhà ăn
+ Quy định cách phòng tai nạn thương tích
+ Bảng thông tin những điều phụ huynh cần biết.
2.2.2. Phương châm “cô giáo như mẹ hiền” xuyên suốt quá trình giáo dục
 Một thầy, cô muốn hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm thì trước 
hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao 
dung, đồng thời phải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh 
tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục 
kỹ năng sống cho học sinh. Đối với những học sinh có biểu hiện lệch lạc về 
nhân cách, giáo viên chủ nhiệm chính là người thay mặt nhà trường cùng với gia 
 5 | 3 2 Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm
 * Các hoạt động được thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động cơ bản 
của lứa tuổi học sinh tiểu học như: hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động vui 
chơi giải trí, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động lao động công ích, 
hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật 
 Việc thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với cá chủ đề của hoạt 
động giáo dục NGLL ở trường tiểu học được thực hiện qua các bước sau: 
 - Phân tích chương trình hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học để 
xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về 
giáo dục KNS.
 Căn cứ vào phân phối chương trình của hoạt động giáo dục NGLL của 
khối lớp 5, tôi đã phân tích các nội dung và hình thức hoạt động của từng chủ đề 
thuộc chương trình để xác định có thể thiết kế được các chủ đề giáo dục KNS 
nào làm cơ sở cho việc tích hợp vào nội dung hình thức hoạt động của chủ đề 
hoạt động giáo dục NGLL đó.
 - Nghiên cứu văn bản phân phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL. 
Để làm được điều này, cần căn cứ vào văn bản chương trình hoạt động giáo dục 
NGLL ở trường tiểu học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, đặc biệt là văn 
bản hướng dẫn thực hiện chương trình này của sở giáo dục và Đào tạo. Trong 
nội dung hoạt động giáo dục NGLL của khối lớp 5 được thực hiện theo chương 
trình như sau:
 Chủ đề tháng 9: Mái trường thân yêu của em.
 Chủ đề tháng 10: Vòng tay bạn bè.
 Chủ đề tháng 11: Biết ơn thầy cô giáo.
 Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn.
 Chủ đề tháng 1: Ngày Tết quê em.
 Chủ đề tháng 2: Em yêu tổ quốc Việt Nam.
 Chủ đề tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo.
 Chủ đề tháng 4: Hòa bình và hữu nghị.
 Chủ đề tháng 5: Bác Hồ kính yêu. 
 - Căn cứ vào nội dung và các hoạt động để thực hiện chủ đề trong phân 
phối chương trình hoạt động giáo dục NGLL, xác định các nội dung và hoạt 
động nào có thể thiết kế được các chủ đề giáo dục KNS tương ứng. Chủ đề giáo 
dục KNS phục vụ mục tiêu của giáo dục KNS, vì thế, phải có sự phân tích khoa 
học và lôgic để tìm ra các nội dung và hoạt động của hoạt động giáo dục NGLL 
phù hợp để thiết kế các chủ đề này. Để tránh sự trùng lặp về các nội dung và 
hoạt động để thực hiện các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL. 
 7 | 3 2 Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm
 HS lớp 5A1 chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong trường
* Hoạt động tiếp cận khoa học - Kỹ thuật: Gồm các hoạt động: Sưu tầm những 
bài toán vui, tham gia câu lạc bộ khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác 
học dưới các hình thức phong phú như thi rung chuông vàng. Các hoạt động 
này có thể tổ chức thành một hoạt động lớn như: Hội khỏe Phù Đổng (trong 
phạm vi trường), hội diễn văn nghệ, sân chơi trí tuệ, song cũng có thể lồng ghép 
trong một dạng hoạt động chủ đạo.
 HS lớp 5A1 hái hoa dân chủ trong hoạt động ngoại khóa “ phòng tránh bị xâm hại”
b. Thiết kế các hình thức tổ chức để thực hiện các dạng hoạt động chính 
được xác định trong chương trình hoạt động GDNGLL
 9 | 3 2 Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm
 Nên tổ chức tham quan du lịch 1 lần/năm, cho học sinh đi thăm quan 
những nơi có cảnh đẹp, ý nghĩa lịch sử văn hóa ở địa phương ( đi trong ngày vì 
học sinh tiểu học bé khó quản lí khi đi xa). Qua hoạt hoạt động tham quan du 
lịch, học sinh rèn được tính kỉ luật, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp 
đỡ lẫn nhau trong hoạt động, cách làm việc độc lập, cách làm việc theo nhóm. 
Đặc biệt qua tham quan du lịch những kiến thức các em được học ở trường trong 
giờ chính khóa được khắc sâu, củng cố và mở rộng, ngoài ra các em còn thu 
lượm được các kiến thức xã hội, các nét văn hóa đặc sắc của những nơi em đến 
tham quan, kinh nghiệm sống, kĩ năng ứng xử trong các tình huống phát sinh 
của các em được phát huy.
 2.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục gia đình – 
nhà trường – xã hội
 Chú trọng vai trò của gia đình trong công tác GDKNS: Gia đình là tế bào 
của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan 
trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Chính Bác Hồ, vào năm 
1963, đã nêu: “Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm, phương tiện và 
phương pháp giáo dục, nếu không kết hợp được thì không đạt được kết quả”. Vì 
thế, các bậc cha mẹ phải có phương pháp giáo dục phù hợp với con em mình, có 
thái độ nghiêm khắc nhưng cũng phải tôn trọng nhân cách của con và phải làm 
gương cho con về mọi mặt. Trong năm học, giáo viên cần chủ động phối hợp 
chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện 
của học sinh.
 Gia đình chăm sóc về vật chất nhưng cũng phải luôn quan tâm đến mặt 
tinh thần như: việc học tập và rèn luyện của con tại trường, các mối quan hệ bạn 
bè của con, các hình thức vui chơi giải trí, sự phát tiển tâm sinh lý của các em, 
phải hướng dẫn và tìm cách đáp ứng nhu cầu hợp lý cho con em mình.
 Phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn – Đội trong công tác giáo dục 
kỹ năng sống: . Hoạt động đội phải gắn liền với hoạt động học tập của học sinh 
trong nhà trường. Phải đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp cách 
thức tổ chức, chú trọng tích hợp rèn luyện KNS trong các hoạt động vui chơi, 
giải trí để các em có quá trình rèn luyện thường xuyên nhưng không làm các em 
cảm thấy nặng nề. Thông qua hoạt động để giúp phát triển năng khiếu của trẻ, 
tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện.
 Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị – xã hội 
ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống: Theo K. Marx: “Hoàn cảnh 
đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn 
cảnh”. Trong việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện, 
 11 | 3 2

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giao_duc_ki_nang_son.doc