Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non

docx 8 trang skquanly 27/06/2024 1211
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc.
 Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
 Nơi công tác 
 Ngày tháng năm Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp vào 
TT Họ và tên (hoặc nơi thường Chức danh
 sinh chuyên môn việc tạo ra sáng kiến
 trú)
 Văn Thị Trường mầm non 
 27/10/1976 PHT ĐHMN 100%
 Hằng Đại An
 Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một vài biện pháp chỉ đạo 
 thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong trường mầm non
 1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
 sáng kiến): Trường mầm non Đại An
 2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ phận chăm sóc nuôi dưỡng
 3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (bắt buộc phải ghi để làm cơ 
 sở đánh giá tính khả thi, hiêu quả của sáng kiến): 01/10/2019
 4- Mô tả bản chất của sáng kiến (đề nghị ghi rõ để làm cơ sở xét sáng kiến, nếu bỏ qua 
 các bước này thì sáng kiến có thể không đề nghị công nhận)
 Như chúng ta đã biết bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa là vấn đề rất quan 
 trọng đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất 
 lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, ổn 
 định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những vấn 
 đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con 
 người và sự phát triển bền vững đất nước, là vấn đề mang tính toàn cầu. Thông qua các phương 
 tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản 
 ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, các nhà chức trách, đoàn thể ra 
 sức kêu gọi bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa, bảo vệ nguồn nước, nhưng tất cả là 
 chưa đủ để cải thiện, tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
 Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc ý thức 
 bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non để giúp con 
 trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người 
 nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát 
 triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Việc chỉ đạo bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa trong 
 trường mầm non được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế 
 hoạch, cụ thể để là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả 
 năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh 4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã 
biết:
 Từ tình hình thực tế tại đơn vị, bản thân tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số nội dung cải 
tiến để khắc phục những nhược điểm như sau:
 – Bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành về giáo dục bảo vệ môi trường, phòng 
chống rác tải nhựa đến tòan thể CB,GV,NV trong nhà trường
 – chỉ đạo giáo viên chú trọng công tác giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành 
thói quen cho trẻ về ý thức bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa trong nhà trường
 + Thực hiện bỏ rác đúng nơi qui định, phân loại rác tại nguồn đúng theo yêu cầu, giáo 
dục trẻ không mang quà vặt đến lớp nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông, rác thải nhựa khi đến 
trường.
 – Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc phân loại rác theo yêu cầu của từng bộ 
phận, chú trọng kiểm tra vệ sinh môi trường lớp học.
 – Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các ban ngành và công tác phối hợp với phụ 
huynh và giáo viên, nhân viên.
 4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
 Tài liệu tập huấn công tác bảo vệ môi trường phòng chống rác thải nhựa của chương trình 
WWF
 Một số hình ảnh minh họa cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà trường.
 Tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa
 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non.
 4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp (nhằm để giải quyết 
các vấn đề đã nêu trên):
 Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch Chỉ đạo thực hiện bảo vệ môi trường phòng chống 
rác thải nhựa trong trường mầm non:
 Ngay từ đầu năm học căn cứ theo nhiệm vụ năm học phòng Giáo dục và Đào tạo Đại 
Lộc. của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trong đó chú 
trọng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể thời gian, nội dung công việc, biện pháp thực 
hiện và người thực hiện cụ thể theo từng tháng.
 Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng khối và từng lớp, phù 
hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế của lớp và của trẻ.
 Việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường cần được cụ thể, tích 
hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế của lớp là rất và luôn quan tâm đến môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn nhằm tạo điều kiện để trẻ 
có cơ hội được vui chơi học tập với môi trường an toàn thân thiện. 
 Ngoài ra đề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa 
trong nhà trường, tôi đã tham mưu nhà trường mua sắm đầy đủ thùng đựng rác từ bên 
ngoài cho đến từng lớp học cũng như bộ phận bếp ăn bán trú để thực hiện đảm bảo việc 
phân rác tại nguồn theo qui định của nhà trường. Bố trí các thùng rác ở vị trí thuận tiện để 
phụ huỳnh cùng thực hiện một cách đồng bộ hơn, mỗi thùng rác đều được dán nhãn tên của 
từng loại rác để tiện việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh thu gom, 
phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời các 
trường hợp vi phạm để kịp thời chấn chỉnh.
 Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên 
nhiên, từ đó cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng và giáo dục trẻ có thái độ tích cực 
đối với môi trường thiên nhiên trong nhà trường.
 Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, huy hoạch 
mở rộng thêm các khu vui chơi cho trẻ, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, 
thân thiện, phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý trẻ.
 Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, 
nhân viên và phụ huynh trong nhà trường, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, phòng 
chống rác thải nhựa vào các hoạt động trong ngày của trẻ.
 Nhằm thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các vật dụng nhựa một lần 
và túi nilon khi mua thực phẩm góp phần bảo vệ môi trường tại trường học, toàn thể CBGVNV 
cần chung tay góp sức trong công tác bảo vệ môi trường, coi trọng công tác tuyên truyền nâng 
cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa, từ đó tôi chỉ đạo giáo viên, nhân viên thường xuyên 
làm tốt công tác tuyên truyền với các ban ngành và phụ huynh về việc bảo vệ môi trường, 
phòng, chống rác thải nhựa thông qua những hình thức như: Tuyên truyền qua phát thanh măng 
non của trường, các buổi họp phụ huynh, các hội thi, qua góc tuyên truyền giáo dục ở các lớp 
và nhà trường. Phối hợp với các ban ngành và phụ huynh để triển khai các công văn của phòng 
giáo dục, địa phương về việc bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa. Nhằm hạn chế 
tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng 
trong đó có sự đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh của 
nhà trường. vì thế thông qua các buổi họp phụ huynh để tổ chức tập huấn cho phụ huynh nắm 
bắt về việc bảo vệ môi trường, chống rác thỉ nhữa theo chương trình của tổ chức WWF để phụ 
huynh thấy rõ tầm quan trong về môi trường và tác hại của rác thải nhựa đối với đời sống và 
sức khỏe của con người..
 Tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, nhất là các công việc 
thu gom, phân loại rác thải tại trường, tổ chức lao động làm vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ chơi 
của trẻ tại các khu vui chơi, phát quang bụi rậm, trồng cây xanh, hoa trong sân trường tạo môi 
trường xanh sạch đẹp; Tổ chức viết, đăng tin, bài tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng chiến 
dịch trên trang điện tử của Nhà trường Thông qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, trách 
nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh đối với công tác bảo vệ môi trường, vì một 
môi trường học tập, sinh hoạt xanh – sạch – đẹp.
 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác động nguy hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe 
con người, môi trường và hệ sinh thái. rác đúng nơi qui định, khi nhìn thấy rác nơi công cộng, ngoài sân trường phải nhặt bỏ vào thùng 
rác, đó cũng là một việc để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ và hình thành một thói quen 
nhất định cho trẻ trong việc ý thức bảo vệ môi trường
 Giáo viên thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ những tiến bộ, trẻ có ý thức bảo vệ môi 
trường lớp và trường học, từ đó gia đình cùng động viên và làm gương cho trẻ về ý thức bảo 
vệ môi trường, hạn chế sử dụng rác thải nhựa trong sinh hoạt hằng ngày. Việc phối kết hợp với 
cha mẹ học sinh về giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là rất cần thiết: Vì qua trao đổi thông tin 
hai chiều giáo viên và gia đình trẻ cùng ý thức bảo vệ môi trường và là những tấm gương cho 
trẻ noi theo.
 Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh tham gia 
lao động vệ sinh trường, lớp tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp; rà soát, kiểm tra, 
kiểm soát hoạt động thu gom và phân loại rác thải, có giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt hàng 
ngày đảm bảo theo quy định không để úng ứ gây ô nhiễm môi trường
 4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử 
trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, 
tổ chức khác):
 Qua một năm chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong nhà trường, với sự 
kết hợp đồng bộ các biện pháp trên, nhà trường đã được đánh giá cao trong công tác thực hiện 
vệ sinh môi trường của các đội ngũ GV,NV và trẻ trong nhà trường, được phụ huynh nhiệt tình 
ủng hộ và phối hợp chặt chẻ trong việc giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân để thực hiện đảm 
bảo vệ sinh môi trường trong nhà trường.
 5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
 6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý 
kiến của tác giả:
 Với những biện pháp như đã nêu trên đã nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo 
viên, nhân viên trong nhà trường việc bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong 
trường mầm non.
 Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ 
sinh chung đặc biệt là hạn chế việc sử dụng rác thải nhựa sự dụng 1 lần và phân loại rác theo 
qui định nhằm giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường trong nhà trường.
 Giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào từng hoạt 
động ăn, ngủ, vệ sinh và giáo dục hàng ngày, thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi 
nơiđạt hiệu quả cao.
 Thực hiện có hiệu quả việc phân loại rác tại nguồn cũng là một trong những biện pháp 
thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa trong nhà trường
 7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý 
kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích 
kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó ; hoặc so với những giải pháp 
tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi):

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_to.docx