Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: – Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc; – Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở. Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: Nơi công tác Trình độ Ngày tháng Chức Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc TT Họ và tên (hoặc nơi chuyên năm sinh danh tạo ra sáng kiến thường trú) môn Văn Thị Trường MN 1 27/10/1976 P.HT ĐHMN 100% Hằng Đại AN Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một vài biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” 1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Trường mầm non Đại An 2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ phận bán trú trường mầm non Đại An 3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (bắt buộc phải ghi để làm cơ sở đánh giá tính khả thi, hiêu quả của sáng kiến): 01/10/2018 4- Mô tả bản chất của sáng kiến (đề nghị ghi rõ để làm cơ sở xét sáng kiến, nếu bỏ qua các bước này thì sáng kiến có thể không đề nghị công nhận) Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con Nguời, phát triển toàn diện về các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì ta cần kết hợp hài hoà giữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có số lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Việc trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. – Bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cấp dưỡng. – Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường, vệ sinh đối với cô nuôi, giáo viên tại lớp và vệ sinh cá nhân trẻ. + Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm tránh không để thực phẩm sống và thức ăn chín, không chung một lối đi. +Bát thìa của trẻ dùng bằng inox, và phải được hấp tráng nước sôi trước khi ăn. Có đầy đủ dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng. – Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, chú trọng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà bếp. – Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các ban ngành và phụ huynh của giáo viên, nhân viên. 4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp: Một số hình ảnh minh họa cho các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường. Tài liệu nghiên cứu về chương trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các độ tuổi. Sách hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Chương trình giáo dục mầm non 4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp (nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên):. * Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ. Đầu năm học, nhà trường tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng về các nội dung theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên, các nội dung tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế phối hợp với Phòng giáo dục tổ chức, chú trọng vấn đề kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến và vệ sinh ăn uống cho trẻ. Ví dụ: Cung cấp cho giáo viên, nhân viên biết những kiến thức về chọn thực phẩm: + Nếu là thực phẩm sống: Chỉ lựa chọn những thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát, không có mùi, màu lạ. + Nếu là thực phẩm chín: Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh, bụi bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt dùng riêng, không có giá kê cao, không có dụng cụ che đậy, màu sắc loè loẹt không tự nhiên và không có đồ bao gói. Ví dụ: Hàng ngày, khi nấu nướng xong phải dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ vào đúng nơi quy định, lau chùi quét dọn sạch sẽ, mở các cửa sổ để thông gió cho khô, thoáng nhà bếp trước khi đóng cửa ra về. – Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp: Chén bát và nơi để thức ăn phải thoáng có tủ đựng để ngăn không cho ruồi, nhặng, muỗi, chuột đậu vào. Bát thìa của trẻ dùng bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh và phải được hấp tráng nước sôi trước khi ăn. Có đầy đủ dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng, dụng cụ dùng xong phải được rửa sạch phơi khô, trước khi dùng phải rửa lại. – Vệ sinh môi trường: Rác và thức ăn hàng ngày phải đổ vào đúng nơi quy định, rác ngày nào phải xử lý ngày đó không để đến hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh và thu hút chuột, dán tới. Thùng rác có nắp đậy sạch sẽ, tuyệt đối không để rác rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài, rác thải để xa nơi chế biến. Cống rảnh khu vực sân rửa thực phẩm, nhà bếp luôn được thông thoáng, không ứ động. Bên cạnh vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ, tôi đã chú trọng việc xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, là một trong các tiêu chí hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã phát động đến toàn thể cán bộ viên chức, các bậc cha mẹ học sinh và các cháu cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm “Sáng-Xanh-Sạch- Đẹp”. Đây là phong trào đã được cán bộ viên chức và toàn thể cha mẹ học sinh, các cháu học sinh đồng tình hưởng ứng, cho nên cảnh quan môi trường, lớp học luôn xanh mát. Bảo vệ chăm sóc tạo cảnh quan môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định trong sân trường, các khu vực vui chơi và học tập luôn sạch, đẹp an toàn và lành – Vệ sinh đối với cô nuôi, nhân viên nhà bếp: Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến ăn cho trẻ như: mặc quần áo đồng phục ở trường, mang tạp dề, đầu tóc gọn gàng, móng tay được cắt ngắn, sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi công đoạn chế biến. Phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo một chiều, không tuỳ tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Không được ho, khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi nếm thức ăn còn thừa phải đổ đi. Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và chia bằng dụng cụ, không dùng tay bốc, chia thức ăn. Thực hiện nghiêm túc việc cân, đong chia thức ăn cho trẻ đảm bảo định lượng. Nhân viên nhà bếp 6 tháng phải khám sức khoẻ định kỳ, được bố trí nơi thay quần áo và vệ sinh riêng, không dùng chung với khu chế biến thức ăn cho trẻ. – Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên tại lớp: Chỉ đạo các giáo viên rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn. Chuẩn bị đủ bàn ghế, khăn ướt lau tay, dĩa đựng thức ăn rơi vãi cho trẻ. – Vệ sinh cá nhân trẻ: huynh thấy rõ tầm quan trong về vệ sinh trong ăn uống là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện tốt công tác vệ sinh ATTP trong nhà trường . 4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác): Qua một năm chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, với sự kết hợp đồng bộ các biện pháp trên, nhà trường đã được đánh giá cao trong công tác thực hiện VSATTP của các ban ngành, được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và phối hợp chặt chẻ trong việc giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân để thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. 5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không 6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với những biện pháp như đã nêu trên đã nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về công tác vệ sinh ATTP cho trẻ. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ vào từng hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh và giáo dục hàng ngày, thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơiđạt hiệu quả cao. Biết được tầm quan trọng của giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân đối với việc thực hiện vệ sinh ATTP. * So với lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi chưa áp dụng các biện pháp trên thì nhà trường đã ít tốn kém về tài chính cũng như về thời gian. 7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó ; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi): Theo dự kiến của những cá nhân cũng như nhà trường khi áp dụng sáng kiến đặc biệt là khi áp dụng những giải pháp về bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ. Thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tập thể sư phạm đã có một kiến thức nhất định trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và đã tạo được uy tín của nhà trường đến các bậc phụ huynh và cộng đồng. Nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở nhà trường cần được chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến từng lớp. Thực hiện có hiệu quả về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cũng là một trong những biện pháp huy động trẻ đến lớp và làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_to.docx