Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học
UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẢN LĨNH MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Môn/Lĩnh vực : Khác Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Nguyễn Thị Xuyến Đơn vị công tác : Trường tiểu học Tản Lĩnh Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2022- 2023 giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở) Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Nơi công Ngày Trình độ Số tác (hoặc Chức Nội dung công Họ và tên tháng năm chuyên TT nơi thường danh việc hỗ trợ sinh môn trú) 1 Nguyễn 08/05/1989 Tiểu học Giáo Giáo dục Thị Xuyến Tản Lĩnh viên Tiểu học 2 34 học Tiểu học sinh lớp Tản Lĩnh 5A9 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ba Vì, ngày 12 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Xuyến 2 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: Qua quá trình công tác tại trường tiểu học Tản Lĩnh nhiều năm, bản thân nhận thấy trong các giờ ra chơi các em học sinh thương chơi những trò chơi vô bổ chơi đanh nhau đùa, hoặc bốc đất, bẻ que trò chơi mà các em đang chơi không giúp cho học sinh được tính thẩm mĩ, tính kiên trì, óc suy luận. Học sinh nghèo nàn về trò chơi không gây được hứng thú cho các em học sinh, không khích lệ được học sinh sau những giờ học tập mệt mỏi. Vì mục đích này tôi đã chọn sáng kiến đưa các trò chơi dân gian vào trong nhà trường tiểu học Tản Lĩnh. 2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lí luận một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học. - Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh trường Tiểu học Tản Lĩnh. - Xây dựng một số biện pháp và các bài học kinh nghiệm. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thực hiện nghiên cứu đề tài trong năm học 2022 - 2023 - Đối tượng nghiên cứu là học sinh Tiểu học. IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp thực hành - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra, thống kê. - Phương pháp phân tích ngôn ngữ. 4 Tổng số Còn rụt Số HS Mạnh HS rè khi Hiểu Sáng tạo ham dạn, tự Biết tự tổ tham tham biết về trong khi thích tin khi chức trò gia gia trò trò chơi chơi trò trò chơi tham gia chơi khảo chơi DG chơi DG trò chơi sát DG 34 15 19 8 19 1 4 Tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ này là rất thấp nên tôi cần phải tìm ra các giải pháp để các em ham thích và tham gia trò chơi hiệu quả hơn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: Sự quan tâm, ủng hộ giúp đỡ nhà trường của lãnh đạo các cấp, các ban ngành, các bậc phụ huynh. Đặc biệt là sự quan tâm đầu tư các trang thiết bị hiện đại của Ban giám hiệu nhà trường trong những năm học vừa qua. Phòng học thể chất đã được trang bị như loa, mic, bộ đàm Trường Tiểu học Tản Lĩnh đã sớm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu chí đánh giá giáo viên. Đội ngũ giáo viên của nhà trường hàng năm được tham gia các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin: khá thành thạo khi sử dụng các phầm mềm tin học, nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy. 2. Khó khăn Giáo viên: Việc xây dựng và thiết kế một bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và các điều kiện phục vụ tiết dạy. Trước giờ dạy phải chuẩn bị lâu hơn về mọi điều kiện để tiến trình tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức. Học sinh: Trình độ học sinh chưa đồng đều, Trường Tiểu học Hạ Đình là trường có các em học sinh từ nhiều tỉnh thành về nên còn hạn chế về từ ngữ địa phương, chất giọng địa phương. Và đặc biệt hơn nữa là một số học sinh tiếp cận với bài tập còn bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn, chưa thật sự chủ động trong các hoạt động mang tính tập thể. Các em chưa tập chung cao trong việc tập luyện cũng như tham gia trò chơi. CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. Những biện pháp chung: 1. Sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bổ sung vốn kiến thức về trò chơi dân gian 2. Phổ biến kỹ cách chơi, luật chơi các trò chơi dân gian cho học sinh. 3. Chọn trò chơi dân gian cho phù hợp với học sinh tiểu học. 4. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm. 6 Biện pháp 2: Phổ biến kỹ cách chơi, luật chơi các trò chơi dân gian cho học sinh. Trò chơi có rất nhiều thể loại và phong phú mỗi một trò chơi lại có cách chơi và luật chơi riêng, chính vì vậy mà đòi hỏi giáo viên và học sinh cần hiểu rõ cách chơi và luật chơi thì mới tổ chức tham gia chơi được. Trò chơi “Dung dăng dung dẻ” thì người chơi chơi cần nắm được: * Cách chơi: + Địa điểm: trong nhà ngoài sân + Số lượng: từ 5-10 em chơi 1 nhóm + Hướng dẫn: Quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi là 1. Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và cùng đọc “dung dăng dung dè dắc trẻ đi chơi, đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ, cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà cho gà bới bếp, ngồi xệp xuống đây” khi đọc hết chữ đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống. sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên, lại sẽ có 1 bạn không có, trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người * Luật chơi: + Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua + Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống trước là thắng. Còn rất nhiều trò chơi khác đòi hỏi người tham gia chơi phái nắm được cách chơi và luật chơi, qua đây ta thấy được mỗi một trò chơi dân gian nó có một cách chơi khác nhau nó luật riêng của trò chơi đấy vì vậy mà đòi hỏi người 8 con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu, làm con nghé bằng lá đa, làm con sâu bằng lá chuối... Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và tương lai sau này. *Ví dụ: Chơi diều; Xếp thuyền; làm chong chóng.... - Nhóm 4: Loại trò chơi mô phỏng: là những trò chơi mà học sinh bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán. Trong khi chơi trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, ai nhanh hơn...Từ đó mà rèn kỹ năng sống cho các em sau này. *Ví dụ: Trò chơi Đi chợ mà các em còn đọc kèm bài đồng dao: “Bắt được cua bấy đem về nấu canh, băm tỏi bỏ hành, xương sông lá lốt. Hay Canh ốc thì ngọt, canh bứa thì chua”. Không nên đưa ra những trò chơi dân gian mà bản thân không nắm vững luật, chưa có sự chuẩn bị, những trò chơi dân gian nguy hiểm: *Ví dụ: Trò chơi đánh khẳng, quay cù Biện pháp 4: * Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm: - Đồ dùng đồ chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính chất đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có thể không có đồ dùng: *Ví dụ: Trò chơi Thả đỉa ba ba, Mèo đuổi chuột, Chi chi chành chành, Rồng rắn lên mây; Tập tầm vông, Trồng nụ trồng hoa.... + Có trò chơi yêu cầu có một đồ dùng: 10 - Con lên mười. - Thuốc hay vậy. Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: + Xin khúc đầu. - Những xương cùng xẩu. + Xin khúc giữa. - Những máu cùng me. + Xin khúc đuôi. - Tha hồ đuổi....... * Trò chơi Chơi chuyền: Bắt đầu từ bàn một: “ Cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến, con nhện, chăng tơ, quả mơ có hột....” sau đó là nhóm đôi: “ Đôi tôi, đôi chị.....cùng với đọc là việc tung quả bóng lên và tay nhặt lấy cây chuyền và đỡ quả bóng vừa tung sao cho khỏi rơi. Đồng dao chẳng những cung cấp về kiến thức tự nhiên mà còn là kho kiến thức, trong họ ngoài làng xã hội, về hội hè, đình đám, về đồ ăn, thức uống... 12 viên tổng phụ trác Đội triển khai. Mỗi trò chơi sau khi đã hướng dẫn cách chơi, tôi yêu cầu giáo viên đều tham gia chơi thử. Đồng thời yêu cầu mỗi giáo viên giới thiệu cho đồng nghiêp của mình một trò chơi khác mà mình đã biết đề bổ sung vốn kiến thức về trò chơi dân gian cho phong phú. Trong năm học nhà trường đã tổ chức được sân chơi lớn hoạt động ngoài giờ về các trò chơi dân gian cho học sinh toàn trường đó là: Tổ chức chơi các trò chơi dân gian. Ngoài ra, vào những giờ ra chơi giáo viên đã hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi dân gian một vài lần và những trò chơi khác nhau cho các em tham gia chơi tập thể như nhảy bao bố, cướp cờ, Bịt mắt bắt dê; Ô ăn quan.... từ đó các giờ ra chơi hàng ngày các em tự tổ chức chơi với nhau và nhiều cô giáo cũng tham gia cùng chơi với các em. Bên cạnh đó vui nhất, thoải mái nhất là các tiết học thể dục có đan xen chơi, các tiết sinh hoạt tập thể. Đặc biệt các tiết sinh hoạt sao các em học sinh khối 5 đã chơi các trò chơi dân gian rất sinh động, sảng khoái. III. Những kết quả đạt được: 1. Đối với nhà trường: - Góp phần thực hiện các tiêu chí của phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Thành lập được Thư viện trò chơi dân gian để giáo viên và đồng nghiệp tham khảo. - Góp phần vào việc bảo tồn được di sản văn hoá dân tộc Việt Nam - Ngoài giờ ra chơi, các hoạt động giờ lên lớp các trò chơi dân gian còn được thực hiện ở các giờ Thể dục, môn Tiếng Việt (Phần luyện từ và câu), cả giáo viên và học sinh đều thích thú và thoải mái, giảm căng thẳng sau các giờ học. - Được đông đảo phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nhất là sau khi được tham dự về nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh. 2. Đối với giáo viên: - Góp phần gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian, làm cho vốn kiến thức về trò chơi dân gian ngày càng phong phú về thể loại. Phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động để có thể lồng ghép các trò chơi đó vào các tiết học với nội dung phù hợp. - Tạo sự thân thiện gần gũi với học sinh vì vừa là người hướng dẫn vừa là bạn chơi với học sinh. - Giáo viên trở nên năng động, linh hoạt, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động tập thể từ đó tham gia nhiệt tình các phong trào tập thể. - Nâng cao năng lực chuyên môn. Như được sống lại với thuở ấu thơ của mình.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_dan_gian_cho_hoc_sinh.doc