Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần

doc 24 trang skquanly 28/12/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
 I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức 
tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây 
dựng tập thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học 
sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng 
thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn 
bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề học 
tập, rèn luyện ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự 
hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong 
đời sống tập thể, giúp các em phát triển các kĩ năng sống cơ bản và cần thiết cho 
bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng của 
mình... 
 Nhưng thực tế là nhiều học sinh thường không thích giờ sinh hoạt lớp. Sở 
dĩ như vậy là do nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại, hình thức tổ 
chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không tạo được hứng thú với học 
sinh bởi các em không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp. 
Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí 
của học sinh để hiểu các em.
 Nhận thức được tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp, nhằm mục đích 
nâng cao hiệu quả trong công tác sinh hoạt lớp, khắc phục tình trạng học sinh 
cảm thấy nhàm chán khi đến tiết sinh hoạt lớp, thời gian qua tôi đã luôn tìm cách 
thay đổi hình thức của các tiết sinh hoạt lớp, bằng cách đa dạng hoá các tiết sinh 
hoạt bằng những buổi sinh hoạt chuyên đề mang tính tập thể. Kết quả tôi nhận 
thấy những tiết sinh hoạt lớp của tôi đã thật sự nhận được sự đồng tình ủng hộ 
và thu hút được các em học sinh, chính vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm của mình là: “Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức 
sinh hoạt lớp cuối tuần”
Lang Thị Phương – Trường THCS Dur Kmăn- Krông Ana – Đắk Lắk. 1 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
 Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây 
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như:
 - Phương pháp điều tra;
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
 c) Phương pháp thống kê toán học
 II.Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận
 Tiết sinh hoạt lớp là một hoạt động tập thể của học sinh, được phân bổ 
thời gian chính thức mỗi tuần một tiết, để học sinh tiến hành những hoạt động 
giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp, dưới sự cố vấn hướng dẫn, chỉ 
đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp. Tiết sinh hoạt lớp có quan hệ gắn bó hữu cơ 
với các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện của 
học sinh, các hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng của nhà trường, các 
hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chungTiết sinh hoạt lớp góp phần bổ sung, 
tiếp nối, củng cố, nâng cao, mở rộng chất lượng và hiệu quả giáo dục của các 
hoạt động đó. 
 Thông qua tiết sinh hoạt lớp phải khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ 
động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng 
đồng; phải hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc 
lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội. 
Giáo dục cho học sinh ý thức chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, định hướng lập 
thân, lập nghiệp; giáo dục các giá trị văn hóa thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản 
sắc dân tộc, góp phần cùng các hoạt động giáo dục khác làm phong phú đời sống 
tâm hồn và nhân cách học sinh.
 Thông qua tiết sinh hoạt lớp, tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự 
quản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó cùng nhau, sống có trách nhiệm với 
Lang Thị Phương – Trường THCS Dur Kmăn- Krông Ana – Đắk Lắk. 3 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
dựng tập thể dưới sự giám sát và định hướng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. 
Qua quá trình làm chủ nhiệm lớp, trong những năm công tác tại trường THCS 
Dur Kmăn và dự giờ thăm lớp tiết sinh hoạt của các lớp trong trường, tôi nhận 
thấy thực trạng các tiết sinh hoạt cuối tuần như sau:
 Nhiều giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiết sinh hoạt lớp chủ yếu để nhận xét, 
kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến công 
việc, kế hoạch tuần tới.
 Một số giáo viên chủ nhiệm cũng đã giao cho học sinh điều khiển một 
phần tiết sinh hoạt lớp; đánh giá kết quả học tập và phong trào thi đua trong 
tuần. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến nhắc lại hoặc nói thêm một 
vài công việc, kế hoạch tuần tới. Vì vậy, các tiết sinh hoạt lớp thường tẻ nhạt, 
nặng nề, học sinh thụ động, việc tự quản của học sinh mang nặng tính hình thức, 
hiệu quả giáo dục còn thấp, học sinh ít hứng thú. 
 Theo tôi những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
 Tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, là tiết học không có phân phối 
chương trình hay nội dung yêu cầu cụ thể, đồng thời, là do tâm lí mỏi mệt muốn 
nghỉ ngơi cuối tuần của giáo viên và học sinh dẫn đến tiết sinh hoạt bị thực hiện 
qua loa đại khái, không đáp ứng mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của 
tiết học. 
 Về phía giáo viên: Một số giáo viên giáo viên còn thiếu kỹ năng, phương 
pháp, kinh nghiệm trong việc tổ chức các buổi sinh hoạt lớp nên thường lúng 
túng trong việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp, chỉ thực hiện theo khuôn mẫu như là: 
đánh giá các hoạt động trong tuần, xử lí khiển trách những học sinh vi phạm nội 
quy nề nếp, học sinh vi phạm về không thuộc bài hay vi phạm nội quy trường 
lớp. Nội dung giờ sinh hoạt khô cứng lặp đi lặp lại làm không khí tiết học nặng 
nề, nhàm chán và không gây hứng thú cho học sinh.
 Đối với học sinh: Trường THCS Dur Kmăn học sinh phần lớn là học sinh 
ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giao 
tiếp và khả năng diễn đạt còn hạn chế. Các em còn nhút nhát, chưa tự tin, mạnh 
Lang Thị Phương – Trường THCS Dur Kmăn- Krông Ana – Đắk Lắk. 5 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
 * Nhiệm vụ của lớp trưởng:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi 
xếp hàng vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào 
cờ đầu tuần.
 - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
 * Nhiệm vụ của lớp phó học tập: 
 - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, 
làm bài.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học 
khi giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học.
 - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 * Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt 
đèn, quạt khi ra về.
 - Phân công các tổ lao động, chăm sóc bồn hoa và cây cảnh mà nhà trường 
giao.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp 
tổ chức.
 - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
 * Nhiệm vụ của lớp phó văn thể:
 - Thành lập đội văn nghệ của lớp:
 - Tập các tiết mục văn nghệ theo từng chủ điểm mà giáo viên chủ nhiệm 
đưa ra.
 - Tổ chức các trò chơi trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ.
Lang Thị Phương – Trường THCS Dur Kmăn- Krông Ana – Đắk Lắk. 7 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
 - Xung phong lên bảng trả lời nếu đạt từ điểm 7-8đ thì được tính 02 ưu nếu 9-10 điểm thì được tính 04 
điểm.
 - Bài kiểm tra 15 phút đạt từ điểm 8-9 thì được tính 01 ưu nếu đạt 10đ thì được tính 02 điểm.
 - Bài kiểm tra 1 tiết hoặc HK nếu đạt từ 8-9 thì được tính 02 điểm nếu đạt 10 điển thì được tính 04 
điểm.
 - Cách tính: Lấy điểm cộng – điểm trừ = dương sẽ được biểu dương khen thưởng. Và ngược lại, âm thì 
bị xử phạt tuỳ theo mức độ.
 Xử phạt: Nếu HS bị âm từ 2-3 điểm thì bị trực nhật 01 lần, nếu từ 04-05 điểm thì trực nhật 02 lần nếu từ 
06-10 điểm thì dọn vệ sinh sân trường, còn từ trên 11 điểm thì trừ một bậc hạnh kiểm/ HK.
 Nhờ có kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng, chi tiết 
nên các tiết sinh hoạt cuối tuần của lớp tôi được tiến hành cụ thể như sau:
 - Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi thi đua của từng thành viên và cả 
 tổ trong tuần. 
 - Lớp phó học tập tổng kết và đánh giá hoạt động học tập của lớp tuần vừa 
 qua.
 - Lớp phó lao động báo cáo kết quả theo dõi, kiểm tra các tổ trực nhật, 
 chăm sóc công trình măng non và việc thực hiện các buổi lao động do nhà 
 trường tổ chức. 
 - Lớp trưởng cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp, phản 
 ánh đúng sai của quá trình theo dõi của các tổ. Sau đó, lớp trưởng tổng kết và 
 đánh giá: dựa trên quá trình theo dõi, trực tiếp quản lý lớp trong suốt tuần học và 
 qua báo cáo của các thành viên trong lớp: nêu rõ những ưu điểm, tồn tại của tập 
 thể lớp, cá nhân trong tuần. Cuối cùng, đề xuất tuyên dương cá nhân thành tích 
 tốt, phê bình cá nhân vi phạm với giáo viên chủ nhiệm. 
 Giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá dựa trên những thông tin 
 thu thập được về hoạt động học tập của các em, phương pháp làm việc của cán 
 bộ lớp, uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kĩ năng tự quản cho lớp, động viên kịp 
 thời các học sinh đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần, phê bình nhẹ nhàng 
 nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm, chây lười, lơ là trong học tập và 
 thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời hiện 
 tượng học sinh cá biệt. Thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục, 
 Lang Thị Phương – Trường THCS Dur Kmăn- Krông Ana – Đắk Lắk. 9 Một số phương pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần
mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn sàng 
lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng.
 Tôi đã tiến hành lồng ghép tổ chức các hoạt động tập thể trong tiết sinh 
hoạt lớp: nội dung sinh hoạt gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với các 
ngày kỉ niệm lớn, theo kế hoạch của nhà trường, của Liên đội đề ra.
 a) Hoạt động tập thể là gì?
 Hoạt động tập thể là hình thức cùng nhau hoạt động của một nhóm đáp 
ứng các yêu cầu: tất cả các thành viên đều nỗ lực thực hiện mục đích chung, 
thống nhất của hoạt động, có sự phân công rõ ràng, giữa các thành viên có quan 
hệ trách nhiệm và phụ thuộc lẫn nhau và mỗi thành viên của tập thể kiểm tra 
từng phần của hoạt động.
 b) Một số hoạt động tập thể sử dụng trong tiết sinh hoạt lớp 
 Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở 
thích của hầu hết các học sinh. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể 
và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà 
học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách 
nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ 
chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân 
cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt 
động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau. 
 Nội dung sinh hoạt có thể là các hoạt động trao đổi phương pháp học tập, 
sinh hoạt tập thể, thi hùng biện, nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động 
chủ điểm tháng, gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh 
tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước Một số chủ đề mà tôi đã 
hướng cho học sinh thảo luận trong các tiết sinh hoạt lớp như: 
 Chủ đề: “Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên” nhằm hướng 
dẫn giáo dục các em cách thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân. 
Để thực hiện được chủ đề này, tôi đã phối kết hợp với các giáo viên môn sinh 
Lang Thị Phương – Trường THCS Dur Kmăn- Krông Ana – Đắk Lắk. 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nang_cao_hieu_qua_t.doc