Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4

doc 16 trang skquanly 14/04/2025 290
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4
 Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4.
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA
 TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4
 Họ và tên: Huỳnh Thị Tuyết Nhung
 Đơn vị công tác: Trường TH Trần Quốc Toản
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
 Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học
 Bình Hòa, tháng 2 năm 2015
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 1 Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4.
 Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự 
chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
 2.2. Nhiệm vụ cụ thể:
 Tìm hiểu về hình thức giáo dục hình thành kỹ năng sống cho học sinh thông 
qua lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các môn học.
 Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh của giáo viên và học sinh khối 4 qua các môn học.
 Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá 
trình hình thành kỹ năng sống cho học sinh.
 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống qua 
việc lồng ghép trong giảng dạy nói chung và nâng cao hiệu quả của việc giáo dục 
và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trường Trần Quốc Toản nói riêng.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Thực trạng và một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 
4 trường Tiểu học Trần Quốc Toản.
 4. Phạm vi nghiên cứu:
 Do điều kiện và thời gian hạn hẹp nên tôi chỉ đi nghiên cứu 22 em học sinh 
lớp 4A, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2014 – 2015.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp thực hành.
 - Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới 
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 - Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 - Phương pháp xử lí số liệu.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài
 Kĩ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội, có thể nói kỹ năng sống 
chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen 
tích cực, lành mạnh.
 Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là học 
sinh tiểu học.
 Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là xu thế 
chung của nhiều nước trên thế giới.
 Các môn học ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh kĩ 
năng để học tập và giao tiếp trong mối trường hoạt động của lứa tuổi.
 Kỹ năng đặc thù là kỹ năng giao tiếp, sau đó là kỹ năng nhận thức, bao gồm 
nhận thức thế giới xung quanh, tự nhân thức, ra quyết định,
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 3 Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4.
giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi 
dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc. 
 Đối với học sinh
 Trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh chưa ngoan, 
chưa lễ phép, ...
 Các em học sinh vừa từ lớp một, hai, ba lên làm quen với môi trường lớp 4, 
các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi 
phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói 
lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè. Nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà 
các em không có người trò chuyện, chia sẻ ...
 Đối với phụ huynh học sinh
 Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú 
trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm Toán thì 
lo lắng một cách thái quá! Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh trong lớp có 
một số bố mẹ thì quá nuông chiều, chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ 
không có kĩ năng tự phục vụ bản thân. Ngược lại, một số phụ huynh vì bận nhiều 
công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết.
 Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn 
nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm nhiều phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho 
học sinh thông qua các tiết dạy của một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp 
nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 
 b. Thành công và hạn chế:
 b.1. Thành công
 Quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm được tiến hành trong thời gian từ 
đầu năm học 2014- 2015 tới thời điểm hiện tại với lớp dạy kết quả cho thấy tác 
động đã có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Trong các tiết học 
trên lớp các em hào hứng, tích cực hoạt động hơn, các em biết chăm chú lắng 
nghe, thực hành một cách tương đối chính xác, mạnh dạn, tự tin trình bày trước 
lớp. Đặc biệt học sinh tự tin cố gắng vươn lên trong học tập, rất nhiều học sinh tiến 
bộ một cách rõ rệt.
 b.2. Hạn chế:
 Tuy nhiên vẫn còn một số em do rụt rè từ những lớp nhỏ hoặc do ảnh hưởng 
lớn từ môi trường gia đình nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em cần phải có 
nhiều thời gian mới thực hiện được.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu
 c.1. Mặt mạnh:
 Học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; hiểu biết 
về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, 
hiểu biết và chấp hành pháp luật. Các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi 
trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các 
em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành 
trang bước vào đời.
 c.2. Mặt yếu: 
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 5 Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4.
 Qua thực tế giảng dạy lớp 4, tôi thấy kỹ năng sống của học sinh chưa cao. 
Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Còn phần lớn các em có 
nhận xét đánh giá về sự việc chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn 
mực.
 3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Tìm hiểu những cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thận lợi và khó khăn 
của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
 Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. 
 Đưa ra một số phương pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các 
môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Biện pháp 1: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
 Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và 
giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu 
về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước 
mơ cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu 
nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở 
thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia 
đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp 
của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà 
giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
 Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi 
của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn 
hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục 
qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học 
tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh 
phù hợp.
 Biện pháp 2: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn 
học
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc 
nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả 
cao bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng 
Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, .... để những giờ học sao cho các em 
được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
 Trong chương trình lớp 4, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo 
dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như: Viết thư, 
Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương,... được lồng cụ thể qua các tình 
huống giao tiếp. Bản thân chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên 
hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung 
rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu 
chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, 
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 7 Đề tài: Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4.
 Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được bản thân vận dụng khá nhiều trong 
trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung 
gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. 
 Ví dụ: Trong môn Khoa học. Ở bài: "Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức 
ăn?” bản thân cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi “đi chợ” và lên thực đơn 
cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau 
khi học sinh nhận xem thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một 
bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất.
 Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của 
mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin, mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng 
này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách 
chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những 
kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
 Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính 
xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ 
khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói 
năng,... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo 
môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua 
các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp 
bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo 
nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử 
hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình 
huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các 
em với nhau.
 Ngoài ra, bản thân cũng chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, 
kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: 
Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. Học tập 
tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho 
học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt 
và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, 
nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là 
giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các 
tiết sau:
 Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Con người 
cần gì để sống? Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; Phòng một số 
bệnh do thiếu chất dinh dưỡng; Phòng bệnh béo phì; Phòng tránh tai nạn đuối 
nước;...” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta 
khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lý qua đường tiêu hóa, biết những việc 
nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước, có ý thức tự giác làm 
vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những 
hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách 
hợp lí để có sức khoẻ tốt. 
 Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc Toản 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giao_duc_ki_nang_so.doc