Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”. 1. Lý do chọn đề tài Thời gian gần đây từ khóa “trường,lớp mầm non hạnh phúc” được quan tâm hơn bao giờ hết. Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào “Trường học hạnh phúc” trong toàn ngành Giáo dục. Những động thái này cho thấy xã hội đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của “Trường học hạnh phúc” trong việc giáo dục trẻ toàn diện về cả trí tuệ, thể chất và nhân cách. Liệu trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện? Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc và trăn trở. Đã đến lúc giáo dục nước nhà cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non. Một trong những mục tiêu , cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục Hà Nội trong năm học 2020-2021 là triển khai “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Đây được coi là giải pháp quan trọng, xây dựng nền tảng cho trẻ mầm non bước vào các bậc học sau, từ đó tạo chuyển biến, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững. Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình. Vậy“Trường học hạnh phúc” là gì? Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện,kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho 3 Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” làm đề tài sáng kiến. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra những giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng trong phong trào xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc. 3. Đối tượng nghiên cứu Phong trào xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Giáo viên, Phụ huynh và trẻ ở trường Mầm non Phú Cường. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp dùng lời nói. - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực hành. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp động viên, khuyến khích. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu đề tài. Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non Phú Cường.Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021. 3/15 5 Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự có ý nghĩa. 1.2. Cơ sở thực tiễn Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi bằng học” là một quan điểm xuyên suốt trong các hoạt động, với chương trình này luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên có sự tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân để đáp ứng nhu cầu, hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho bản thân.Chính vì vậy nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần. Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy giáo viên cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu, cô và học sinh.Đặc biệt, với các giáo viên, khi thấu hiểu giá trị tôn trọng, biết tôn trọng, họ sẽ làm được việc là tôn trọng học sinh. Dẫn đến thay đổi lớn về nội dung, cách thức giáo dục,từ đó sẽ tạo ra những thành tựu lớn cho giáo dục con người. Là một nhà quản lý, thực hiện phong trào xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy có tính khả thi cao. 2. Khảo sát thực trạng 2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường Tổng số cán bộ giáo viên: 44 đồng chí - BGH: 03 (Biên chế: 03) - Giáo viên: 28 (Biên chế: 28); trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 23/28 đạt 82% + Nhân viên: 12 (Biên chế: 02; Hợp đồng: 11) 2.2 Thuận lợi - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo đặc biệt của tổ giáo vụ Mầm non 5/15 7 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ Biện pháp 3: Xây dựng lớp học hạnh phúc Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường 4. Biện pháp thực hiện từng phần 4.1. Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên Để làm được điều này thì không phải chỉ các giáo viên, nhân viên phải thay đổi mà bản thân những người đứng đầu, cán bộ quản lý nhà trường cần phải thay đổi đầu tiên. Ban giám hiệu như những người đứng đầu chèo lái con thuyền, nếu như không thay đổi thì để truyền tải tới các giáo viên là rất khó .Vậy muốn giáo viên hạnh phúc Ban giám hiệu cần thay đổi, thay đổi trong suy nghĩ, trong cách quản lý, luôn đứng trên góc độ là người thấu hiểu để chia sẻ chứ không phải là người ra lệnh, là người điều hành nhưng điều hành trên góc độ chia sẻ. Không áp đặt ý kiến của mình cho người khác mà phải là người gần gũi, là nơi để cán bộ giáo viên trong nhà trường thấy tin tưởng để chia sẻ những ý nghĩ hay, sáng tạo, chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng của mình. Và bản thân tôi đã thay đổi trước, tôi thay đổi cách đánh giá giáo viên và trẻ. Thay vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tôi cho giáo viên thỏa sức sáng tạo, giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng. Ví dụ: Khi xây dựng dự kiến chương trình tôi giao cho các giáo viên của từng tổ chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với chương trình khung của Sở,Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Tôi không áp đặt giáo viên phải theo ý mình, áp đặt ở điều này, khoản kia. Mọi người cùng nhau trao đổi, bàn bạc với nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất rồi thực hiện. Nói cách khác là cùng nhau hợp tác để cùng nhau phát triển. Minh chứng 3: Hình ảnh họp tổ chuyên môn Vấn đề nào chưa thống nhất cần tranh luận, phản biện cho đến khi rõ ràng không được để bụng. Và tuyệt đối không nên nói: “ Theo tôi em phải làm thế này hay phải làm thế kia” là rất khó hợp tác. Có điều gì chưa vừa ý, thì mời riêng những Giáo viên ấy vào phòng để trao đổi. Giáo viên đó sẽ không bị la rầy trong cuộc họp hay bị mắng phủ đầu trước mặt các đồng nghiệp khác. Khi giáo viên đến trường, đôi lúc còn mang tâm trạng ở nhà mình đến trường, những bực bội lo toan còn thể hiện trên gương mặt của các cô giáo. Là một cán bộ quản lý tôi luôn lo lắng liệu tâm trạng ấy, khi các cô giáo vào lớp thì 7/15 9 nhà trường tiếp tục cải tạo, xây dựng môi trường vật chất bên ngoài và chỉ đạo giáo viên tiếp tục cải tạo, xây dựng các góc mở sao cho đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. Minh chứng5: Hình ảnh GV-NV lao động trồng thêm cây Các con đến trường được an toàn về thể chất.Thể chất các con được đảm bảo đúng chế độ ăn uống.Nhà trường đã tính khẩu phần ăn theo đúng sự chỉ đạo quản lý trên phần mềm, đã ký hợp đồng thực phẩm với các công ty cung ứng thực phẩm sạch. Và với đội ngũ các cô nhân viên nhiều kinh nghiệm đã chế biến,nấu ăn cho các con những bữa ăn rất ngon miệng đầy đủ các chất đủ định lượng,trẻ ăn hết xuất của mình. Hàng ngày các con được rèn luyện, tập thể dục, tham gia các hoạt động thường xuyên, các cô đảm bảo giờ nào việc nấy đưa các con vào các hoạt động. Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Minh chứng6: Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng Các cô luôn chú ý bao quát trẻ khi các con ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường. Có những hoạt động chia các con theo nhóm và có hoạt đông các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn 100 %. Tôi luôn nhắc nhở giáo viên phải đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu, phải sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn ngây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tluôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, Minh chứng 7+8: Trẻ hoạt động ngoài trời, hoạt động nhóm Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao? Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo, Cô là tinh thần món ăn của các con. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “ Con cần gì” “ Cô nghĩ là còn làm được”, Và khi biết được các con cần gì bản thân giáo viên sẽ có phương pháp như nói chuyện ,trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, nên khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ. Đồng thời bản thân giáo viên không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ, Luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi ích của các con nên hàng đầu, khi cô đặt trẻ nên hàng đầu thì cô phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có tin tưởng thì mới có thể yên tâm và có yên tâm thì trẻ mới ngoan. 9/15 11 Ngoài hình thức chào hỏi thân thiện, tôi cũng khuyến khích các giáo viên đưa ra thêm nhiều hình thức, hoạt động khác tạo cảm xúc tích cực cho trẻ trong ngày khi trẻ ở lớp. Năm học tới tôi sẽ có ý kiến đề xuất với nhà trường triển khai việc mỗi buổi sáng, tất cả cán bộ nhân viên, kể cả ban giám hiệu hay bác bảo vệ, nhân viên nhà bếp đều sẽ cùng tập thể dục buổi sáng với trẻ. Việc này vừa để tăng cường sức khỏe, tạo nên trường học thân thiện, tăng cảm xúc và năng lượng cho một ngày làm việc mới. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết, chính vì vậy trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện. Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn. Minh chứng12: Hình ảnh hoạt động của lớp A1 Qua các giờ học, giờ chơi, các hội thi, dịp lễ hội mà nhà trường tổ chức như: “Lễ khai giảng đầu năm học”, “Vui Hội trung thu”, “Chợ quê” là cơ hội để trẻ được thể hiện khả năng của mình, trẻ được tham gia biểu diễn, rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường tham gia cùng trẻ, thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ những sân chơi bổ ích, nhiều ý nghĩa. Minh chứng13: Hình ảnh trẻ tham gia văn nghệ và các sự kiện nhà trường tổ chức. Như vậy xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc sẽ giúp trẻ học tập một cách gần gũi,có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. Điều quan trọng hơn cả, giúp trẻ đều rất yêu thích đến trường vì nó đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra. 4.4. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Để trường học hạnh phúc thì trường học phải là nơi thầy cô, học sinh và phụ huynh đều được hạnh phúc; là nơi học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm; là nơi học sinh không có áp lực học hành mà luôn được phát huy khả năng của mình. Vì vậy Bố mẹ trẻ phải thống nhất với nhà trường về cách quản lí, chăm sóc giáo dục trẻ. 11/15
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_truong_lop.doc