Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức đoàn cơ sở vững mạnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức đoàn cơ sở vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức đoàn cơ sở vững mạnh
PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. 1. Công đoàn - Cái tên thể thiện vai trò của một đoàn thể lấy việc chung, lợi ích cộng đồng làm bản lề xây dựng to chức. Nó xuất phát từ quyền lợi thiêng liêng mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Ai cũng cần được đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần chính đáng, nhất là khi họ nỗ lực phấn đấu vì mục đích sống đó. Để bảo vệ công sức lao động, thành quả cống hiến của người lao động thì công đoàn là tiếng nói pháp lí chân chính. Mọi áp bức bất công được công đoàn gạt bỏ tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng. Chất lượng đời sống được chăm lo tạo hưng phấn cho người lao động tiếp tục cống hiến. Cho nên công đoàn giữ vai trò như một nhân tố kích thích năng lực sản xuất. Công đoàn còn là sợi dây tạo dựng sự đoàn kết trong hệ thống các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp dựa trên cơ sở lấy việc bảo vệ quyền lợi của người lao động làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Chỉ khi nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân được đảm bảo mới có thể tập trung lực lượng đem lại sức mạnh tập thể hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng. Có thể nói, công đoàn chính là to chức quy tụ cái tôi cá nhân về mối thống nhất cộng đồng. Mỗi công đoàn viên gia nhập to chức công đoàn đã tự khẳng định quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân với xã hội. Đoàn viên hướng tới cho đi sức lao động, sự cống hiến và nhận thành quả xứng đáng. Họ ý thức rằng làm cho công việc tập thể thành công chính là làm cho đời sống cá nhân nâng cao. Như vậy trong cái chung có cái riêng và trong cái riêng có cái chung. Công đoàn không để cái riêng tha hóa thành chỉ nghĩa cá nhân ích kỉ, ngược lại cũng không để cái chung biến tướng thành chủ nghĩa tập thể cào bằng, áp đặt. Sự dung hòa này sẽ tạo ra chìa khóa giải quyết các vấn đề. Đặt trong lộ trình đất nước đang hiện thực hóa mô hình xã hội dân chủ, công bằng, văn minh phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hơn bao giờ hết, tâm tư, nguyện vọng của người lao động được quan tâm và xem xét. Là tiếng nói đại diện đem lại nhiều quyền lợi cho người lao động, vai trò của to chức công đoàn ngày càng được khẳng định và lớn mạnh. Xác định được vị thế của tổ chức, Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã đề ra mục tiêu, phương hướng trong 5 năm (2008 - 2013) là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo hoạt động Công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn chỉ đạo hoạt động chủ yếu, lấy Đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh chỉ đạo hoạt động Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp - Đề tài tập trung nêu ra những biện pháp chỉ đạo để góp phần xây dựng CĐCS trường học vững mạnh cũng như những kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động CĐCS. 2. Đối tượng: Một số kinh nghiệm, bài học xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh từ hai chiều những CĐCS đã đạt danh hiệu vững mạnh và những CĐCS còn yếu kém. III. Mục đích nghiên cứu: 1. Đề tài chủ yếu hướng vào phương diện lãnh, chỉ đạo công việc cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của người làm công tác Công đoàn ở cơ sở, nhằm góp phần nâng cao năng lực của người cán bộ Công đoàn. 2. Bản thân là người làm công tác Công đoàn trong nhiều năm qua, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho tôi tự soi lại mình để làm tốt hơn nhiệm vụ được giao; đồng thời có thể trao đổi, tư vấn cùng bạn bè đồng nghiệp để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình chỉ đạo hoạt động CĐCS trường học xây dựng hệ thống công đoàn giáo dục huyện Than Uyên lớn mạnh nói riêng, Liên đoàn Lao động huyện Than Uyên và Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Lai Châu nói chung, nhằm đưa CĐGD Than Uyên luôn đạt danh hiệu "Công đoàn cơ sở vững mạnh" năm nay và năm sau. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 1. Nêu kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động của CĐCS từ thực tiễn chỉ đạo hoạt động của một cơ sở đơn lẻ mà có sức khái quát, tổng hợp từ hệ thống các cơ sở công đoàn trong các đơn vị trường học đóng trên địa bàn. 2. Những giải pháp để xây dựng CĐCS vững mạnh. Những giải pháp này hoàn toàn có khả năng thực thi và thực hiện được ở tất cả các CĐCS trường học. Nó là những kinh nghiệm, bài học được rút ra từ những nét riêng và nét chung đã trải nghiệm khi chỉ đạo hoạt động của nhiều CĐCS. 3. Bám sát vào thực tiễn chỉ đạo phát huy thuận lợi, khắc phục những khó khăn của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp đem lại hiệu quả. PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lí luận: 1. Công đoàn có vai trò quan trọng đối với lịch sử phát triển của cách mạng, V.Lênin nói: “ Công đoàn có vai trò là trường học quản lí, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa Cộng sản”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn Việt Nam đã trở thành to chức giai cấp rộng lớn của giai cấp công nhân Việt Nam, là to chức có khả năng thực hiện vai lực thuộc về nhân dân, việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đã tạo điều kiện cho đất nước có những thay đổi về nhận thức và phương pháp quản lý trong quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế của quốc gia nhằm phấn đấu trở thành một nước công nghiệp trước năm 2020; sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo cho giai cấp công nhân, những người lao động trong các thành phần kinh tế có những cơ hội đóng góp cho sự phát triển của đất nước theo những giá trị khác nhau và cần thiết phải có tổ chức đại diện cho họ trong quả trình thực hiện chức phận của mình góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bản Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) một lần nữa đã khẳng định tại điều 10 “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Việc biên soạn lại Điều 10 về tổ chức Công đoàn bao gồm các điểm mới so với các bản Hiến pháp trước đó trong đó đã nêu cao sự tự nguyện của người lao động khi tham gia tổ chức Công đoàn đồng thời khẳng định vai trò đại diện của Công đoàn cho người lao động, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động ngoài chức năng tham gia kiểm tra, giám sát và có thêm chức năng thanh tra và tuyên truyền, vận động người lao động tham gia xây dựng và bảo vệ To quốc. Ngày nay trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, dân chủ và công bằng là xu thế của thời đại. Hàng loạt bộ Luật ra đời để bảo hộ cho người lao động. Vai trò của CĐCS càng ngày càng được mở rộng và phát triển. Xây dựng Công đoàn vững mạnh là vấn đề mà tất cả các cấp Công đoàn trong cả nước đều hết sức quan tâm. Công đoàn có vững mạnh mới có đủ vị thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình. Trong đó hoạt động của Công đoàn cơ sở có vai trò quyết định đến toàn bộ hệ thống Công đoàn Việt Nam; Công đoàn cơ sở có “Vững mạnh" thì tổ chức Công đoàn mới vững mạnh, vì vậy Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam khẳng định: “ Ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ Công đoàn" Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Công Bởi lẽ CĐCS là nơi trực tiếp vận động Công đoàn viên thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của ngành và các nghị quyết của Công đoàn. Cây có cội rễ, bộ máy to chức hành chính cũng có hệ thống. Những viên gạch nền móng đầu tiên có chắc thì ngôi nhà mới vững. CĐCS có mạnh thì tổ chức Công đoàn mới mạnh. III. Thực trạng của vấn đề Vị trí, vai trò của Công đoàn cao hay thấp là phụ thuộc vào những gì Công đoàn đem lại cho CNVCLĐ. Để phát huy được điều đó, việc tổ chức sinh hoạt thường xuyên là yếu tố rất cần thiết và cũng là một trong các điều kiện để đánh giá Công đoàn vững mạnh. Thực tế cho thấy, CĐCS nào có nội dung sinh hoạt đa dạng, hấp dẫn thì Công đoàn nơi đó có phong trào CNVCLĐ sôi nổi, phong phú, tinh thần dân chủ được phát huy. Ngược lại, những CĐCS tổ chức sinh hoạt lấy lệ qua loa đại khái, ít người quan tâm bàn bạc, thảo luận đến nội dung sinh hoạt thì ở những nơi đó, chỉ đạo hoạt động Công đoàn rất mờ nhạt và kém hiệu quả. 1. Thực trạng đội ngũ - Tổng số CNVCLĐ: 1758, nữ 1204 (tỷ lệ nữ là 68,5%) - Tổng số ĐVCĐ: 1714, nữ 1167. - BCH CĐGD huyện gồm có 15 đ/c; có 5 nữ, có 8 Đảng viên. - Tổng số CĐCS trường học hiện có: 51 công đoàn Tổng số xếp loại hàng năm Năm học CĐCS trường học VMXS Khá TB Yếu Vững mạnh 2010 - 2011 48 8 = 16,7% 12 = 25% 15 = 31,2% 7 = 14,6% 6 = 12,5% 2011-2012 50 17 = 34% 14 = 28% 13 = 26% 4 = 8% 2 = 4% Có thể nói về cơ bản, công đoàn giáo dục huyện Than Uyên đã thiết lập được hệ thống các CĐCS có mặt ở các trường học trên địa bàn. Ít nhiều, các tổ chức CĐCS này đều đã đem quyền lợi của người lao động đến gần hơn với tiếng nói dân chủ, tạo lập được tiền đề xây dựng ngôi trường thân thiện. Tuy nhiên ,nhìn vào những số liệu nêu trên, tỷ lệ CĐCS xếp loại TB và yếu hàng năm cao, một bộ phận CNVCLĐ còn đứng ngoài tổ chức thiết thực với mình hoặc vẫn chưa thật sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa mà chỉ tham gia chiếu lệ. Đặc biệt, nhiều lao động nữ bị hạn chế về sức khỏe, thời gian chăm lo gia đình ít có điều kiện hoạt động trong tổ chức. Ngoài ra với đặc thù là một huyện vùng cao nên nhiều đơn vị trường học đóng rải rác, giao thông đi lại khó khăn nên việc tập hợp công đoàn viên sinh hoạt thường kì, cập nhật các vào BCH cho đến đề xuất các nội dung hoạt động. 3. Khó khăn: - Một số các đồng chí mới được tham gia BCH lần đầu nên kinh nghiệm thực tiễn còn ít, các đồng chí chưa được tập huấn nhiều nên chưa quen với nghiệp vụ công tác Công đoàn. Hơn nữa 100% các đồng chí đều là kiêm nghiệm công tác công đoàn, thời gian giành cho hoạt động công đoàn không nhiều khiến hiệu quả hoạt động chưa được như mong muốn. - Công tác khen thưởng chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa thoả mãn công sức và thành tích chỉ đạo hoạt động của CĐV. - Kinh phí chỉ đạo hoạt động còn ít, ảnh hưởng không nhỏ đến việc to chức các hoạt động. Nguồn quỹ chính đều nằm trong khuôn khổ công đoàn phí hàng tháng với thu nhập phần trăm lương giáo viên hạn hẹp. - Giá cả thị trường luôn biến động và tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tâm lí cán bộ, giáo viên, nhân viên, ảnh hưởng đến chỉ đạo hoạt động Công đoàn. Nhiều hoạt động bị thu hẹp về quy mô, sức sáng tạo. Bên cạnh đó, một số công đoàn viên chưa yên tâm công tác, đóng góp xây dựng phong trào tập thể. - Việc đánh giá, phân loại CĐV hàng năm ở cơ sở vẫn có những lúc chạy theo thành tích, chưa sát thực tế, nhiều hoạt động thực tiễn của CĐ vẫn còn mang tính hình thức. Hiện nay toàn ngành tiếp tục tổ chức thực hiện vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với những cuộc vận động lớn của ngành như cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Không vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng để học sinh không đạt chuẩn lên lớp'’”; “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”” v v, trong đó các Công đoàn cơ sở trường học có trách nhiệm tổ chức cuộc vận động này sâu rộng đến từng CĐV, CBCC trong đơn vị. Làm tốt cuộc vận động này đồng nghĩa với việc các CĐCS cần phải nhìn nhận, đánh giá đúng thực chất hoạt động của từng đoàn viên công đoàn cũng như CĐCS của mình. Chính vì điều đó là một cán bộ Công đoàn, ngay từ đầu năm học, tôi đã nghĩ đến việc nhìn nhận, đánh giá đúng thực chất cuộc vận động của ngành giáo dục đồng thời tìm những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm đưa CĐCS Giáo dục huyện Than Uyên đạt danh hiệu “ CĐCS vững mạnh” trong năm học 2012- 2013 và giữ vững danh hiệu này cho những năm học tiếp theo. * Nguyên nhân của những khó khăn: a. Nguyên nhân khách quan:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_to_chuc_do.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức đoàn cơ sở vững mạnh.pdf