Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ trường Mầm non Hoa Sen

docx 17 trang skquanly 27/06/2024 1450
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ trường Mầm non Hoa Sen

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ trường Mầm non Hoa Sen
 UBND QUẬN HOÀN KIẾM
 TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “Một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ trường Mầm non Hoa 
 Sen”
Lĩnh vực/ Môn: Nuôi dưỡng
Họ và tên tác giả: Nguyễn Lệ Thủy 
Chức vụ: Kế toán- Tổ trưởng tổ Văn phòng
ĐT liên hệ: 
Email:
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen - Hoàn Kiếm 
 Hoàn Kiếm, tháng 3 năm 2024
 Hoàn Kiếm, tháng 3 năm 2024
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài: 
Song song với việc dạy trẻ là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, mà ăn uống là 
một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc 
hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trong các trường mầm non. 
Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm 
bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất , điều này không dễ 
, nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho 
các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo . Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức 
khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, công tác nuôi 
dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng. Được phân công là 
kế toán trong đó có thêm phần kế toán khẩu phần ăn của trẻ tôi đã xây dựng thực 
đơn hợp lý, đảm bảo calo, cân đối tỷ lệ 3 chất P –L – G , Can xi, B1, thay đổi theo 
mùa với nhiều loại thực phẩm phong phú đa dạng. Hiểu được việc xây dựng thực 
đơn cho trẻ mầm non có tầm quan trọng như vậy. Cùng với sự giúp đỡ của Ban 
giám hiệu, sự kết hợp của cô nuôi và giáo viên trên lớp đã mang lại những bữa ăn 
hàng ngày thật ngon miệng cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh 
nghiệm xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ ở trường Mầm non Hoa Sen”
2. Mục đích nghiên cứu: 
TÌm ra những thực đơn đảm bảo đủ dịnh dưỡng, cân đối các chất, phù hợp với lứa 
tuổi, theo mùa và thực phẩm sẵn có ở địa phương
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Việc xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý, đảm bảo vệ sinh an 
toàn thực phẩm cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Đây là vấn đề mà cán 
bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non cần phải làm. Muốn có chất 
lượng các bữa ăn ngày càng được nâng lên và đảm bảo cân đối giữa các chất, đảm 
bảo đủ lượng, đủ chất, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Vì vậy chế độ 
dinh dưỡng cho trẻ mà không hợp lý và không cân đối trong bữa ăn, thì nó ảnh 
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Thực đơn cho trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng và trẻ 
mẫu giáo 3-6 tuổi của trường Mầm non Hoa Sen
5. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp trao đổi trực tiếp qua thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu thực hiện Quy chế nuôi dưỡng chăm sóc trẻ trong 
trường mầm non 3. Các biện pháp nghiên cứu
3.1; Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng;
 Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân công là nhân viên kế toán, tôi 
thấy khó khăn và thuận lợi như sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của UBND, phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm, 
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc 
nuôi dưỡng trẻ.
- Trường tập trung nên tương đối thuận lợi trong các hoạt động nuôi dưỡng trẻ.
- Diện tích Bếp rộng rãi: 120m2, được sắp xếp theo quy trình Bếp 1 chiều. Nhà 
bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ nguồn nước sạch cho 
trẻ phục vụ ăn uống, được cấp chứng nhận Bếp ăn an toàn. Nhân viên tổ nuôi luôn 
nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong chế biến, cải tiến các món ăn 
cho trẻ.
- Được sự tin tưởng, ủng hộ, động viên kịp thời của phụ huynh học sinh.
*Khó khăn :
- Phải xây dựng thực đơn theo chế độ ăn cho nhiều lứa tuổi .
- Chế biến các món ăn phù hợp với từng độ tuổi để trẻ ăn được hết suất, phải 
cân đối tỷ lệ giữa các bữa trưa, chiều, đủ lượng calo, caxi, B1, cân đối giữa các 
chất P – L – G .
- Giá cả thực phẩm sạch cao hơn nhiều so với thực phẩm bình thường ngoài thị 
trường. Thực hiện mức thu tiền ăn 35.000đ 1 trẻ/ 1 ngày nên cũng gây khó 
khăn cho việc lựa chọn những thực phẩm cao cấp đưa vào thực đơn của trẻ.
- Nhân viên trong tổ đều nhà xa.
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn.
Việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng cho sự phát 
triển và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Khi xây dựng thực đơn ăn uống 
cho trẻ mầm non, ba mẹ nên nắm rõ tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non và tham 
khảo các nguyên tắc sau:
 • Mỗi khẩu phần ăn cần đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng để trẻ học tập và 
 vui chơi.
 • Thực đơn cho trẻ mẫu giáo nên cân bằng tỷ lệ đạm, vitamin, chất xơ, tinh 
 bột, chất béo và khoáng chất trong mỗi khẩu phần ăn. và các loại đậu nên bạn có thể cân nhắc những loại thực phẩm này trong bữa ăn 
của trẻ.
Cơ thể của trẻ cũng không thể thiếu sữa, pho mát, sữa chua và các sản phẩm từ 
sữa khác để giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình, do đó cha mẹ nên khuyến 
khích trẻ uống sữa mỗi ngày.
Chất béo, đường và muối
Đây là những nhóm cuối cùng của tháp dinh dưỡng được thiết kế cho trẻ mẫu 
giáo. Nhóm này không được coi là ưu tiên cao, nhưng không có nghĩa là chúng 
không quan trọng. Vì đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mẫu 
giáo nên cha mẹ vẫn phải cung cấp đầy đủ chất béo, đường, muối cho trẻ 
trong thực đơn cho trẻ mầm non. Sức khỏe và sự phát triển của trẻ sẽ được tăng 
cường nếu bạn cho trẻ ăn những loại thực phẩm phù hợp.
giao.html
nha-tre.html
* Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non:
Nhu cầu dinh dưỡng
Cha mẹ nên cân nhắc nhu cầu dinh dưỡng và sở thích của con khi thực đơn cho 
trẻ mầm non. Bạn không nên ép trẻ ăn những thức ăn lành mạnh ví dụ như ăn 
toàn rau xanh hoặc ăn toàn trái cây. Trẻ em phải được ăn một chế độ ăn cân bằng 
và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Cha mẹ nên tham khảo bảng chất dinh 
dưỡng cho trẻ mầm non gồm 4 nhóm chất chính: năng lượng, đạm, béo, vitamin 
và khoáng chất,
Hạn chế cho trẻ ăn vặt 
Nên hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, đóng hộp, nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này 
có thể khiến trẻ ngán vì khó tiêu hóa và tạo cảm giác đầy bụng khi ăn quá nhiều. 
Có thể cho trẻ ăn vặt nhưng nên là bữa phụ cách bữa chính ít nhất 2 tiếng, có thể 
cung cấp đồ ăn nhẹ nhưng hãy lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa 
chua, sữa tươi và trái cây tươi.
Đảm bảo bé được ăn đủ bữa
Trẻ mẫu giáo rất hiếu động và thích chạy nhảy, cũng bởi vậy mà năng lượng cung 
cấp cho trẻ phải được tăng lên cả về chất và lượng. Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi nên 
được cho ăn ba bữa ăn chính mỗi ngày, xen kẽ vào đó là hai bữa ăn nhẹ ở giữa. - Bữa chiều: 25-30% - Chất béo: 30 - 40 %
- Bữa phụ: 5-10% - Đường: 47- 50 %
 Đối với trẻ Mẫu giáo định mức 1 ngày cần ; 615-726 calo.
Trong đó tỷ lệ: Thực đơn cân đối cần đạt đối với Mẫu giáo
- Bữa trưa: 30-35% - Chất đạm: 13-20 % 
- Bữa phụ: 15-25% - Chất béo: 25- 35%
 - Đường: 52- 60 %
Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cần:
- Tính toán năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng trong 1 khẩu phần ăn của 
bé.
- Tính lượng gạo và thực phẩm giàu đạm trong 1 khẩu phần ăn
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất qua các loại rau củ và trái cây.
- Bổ sung thêm gia vị là các loại dầu ăn, đường, bột nêm, muối...
- Thực đơn cho trẻ cần đa dạng các món ăn và thay đổi theo từng ngày, nên xây 
dựng thực đơn theo tuần để dễ dàng thay đổi và kiểm soát dinh dưỡng.
 Như chúng ta đã biết nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ hết sức quan 
trọng nhưng trái lại trẻ không thể ăn một lượng thức ăn lớn . Do vậy trong bữa 
ăn của trẻ ta phải tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ 5 yêu cầu sau 
đây:
+ Đảm bảo đủ lượng calo.
+ Cân đối các chất P ( protêin ) – L ( Lipid ) – G ( Glucid ).
+ Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại sản phẩm.
+ Thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ.
+ Đảm bảo chế độ tài chính .
 Muốn xây dựng thực đơn cho trẻ ta phải bám sát vào các yêu cầu trên, các 
yêu cầu đó luôn là tổng thể thống nhất trong mỗi thực đơn. Sau đây tôi đưa ra 
một số kinh nhgiệm xây dựng từng yếu tố cụ thể:
3.1/ Đảm bảo đủ lượng calo :
- Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ bột đường ( G ) và chất béo ( L ): 3.3/Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm:
- Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm 
non vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại thực 
phẩm. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để 
trẻ ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, có như 
vậy thực đơn mới phong phú đa dạng.
Ví dụ: Thực phẩm từ đâụ phụ có thể chế biến thành đậu - thịt sốt cà chua, đậu 
nhồi thịt, canh chua thịt với đậu phụ 
- Thực phầm từ cua đồng ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp rau mùng tơi + 
rau đay + mướp; rau dền; rau cải; rau rút + rau muống + khoai sọ  chất nọ bổ 
sung cho chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều.
- Để tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn trên cùng một loại thực phẩm ta có thể 
kết hợp hợp với một số gia giảm khác tạo ra nhiều món ăn khác nhau, nên tránh 
các loại gia vị cay, nóng .
3.4/ Thực đơn theo mùa :
- Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng vô cùng 
quan trọng, vì thế khi chế biến các món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khẩu 
vị và trạng thái của thức ăn .
- Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến 
như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ một chút, mềm kể cả rau. Các món ăn mặn 
ta có thể chế biến thêm nước sốt kèm theo để trẻ dễ ăn hơn.
- Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa. Như mùa hè nóng 
bức nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên và những món canh chua, canh 
cua  trẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món 
xào, rán thuộc các món ăn hầm nhừ ăn nhiều hơn .
Còn về thực phẩm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức đó không cần thiết 
phải sử dụng thực phẩm trái mùa .
3.5/ Đảm bảo chế độ tài chính :
- Với mức tiền thu 35.000đ/ ngày/ trẻ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng 
lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo lượng calo và đạt tỷ lệ các chất đòi hỏi người 
kế toán phải tính toán theo khả năng tài chính hiện có. Để đảm bảo bữa ăn được 
phong phú đa dạng thực đơn ngày nào cũng phải có thịt, cá, trứng, tôm, cua, canh 
rau - củ, hoa quả, sữa. ta phải biết phối hợp thực phẩm đắt với thực phẩm rẻ.
- Nguyên tắc này rất quan trọng mà số tiền chi chỉ có mức độ, nhờ có nó mà 
trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ, trẻ vẫn được ăn đầy đủ các loại thực phẩm 
rẻ đến các loại thực phẩm đắt và trong bữa ăn vẫn có cả hoa quả đảm bảo các 
chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm đó được lấy từ các nhà cung ứng có 
giấy cam kết đảm bảo an toàn nên giá thanh lúc nào cũng phải đắt hơn giá ngoài 
thị trường.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_thuc_don_c.docx