Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực

docx 16 trang skquanly 02/05/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ về giáo dục trong suốt 
nhiệm kì và những năm tiếp theo như sau: “.Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo 
đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia 
đình, có bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn 
hóa, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ, lập thân lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn 
các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường”. Nghị quyết số 29 – NQ/TW của 
Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung Đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện 
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế có ghi: “ Đối với giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, thể 
chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng 
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin 
học, năng lực và kĩ năng thực hành, vẫm dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển 
khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Chủ tịch Hồ Chí 
Minh khi sinh thời đã từng dạy: “ Thiện các đau phải là tính sẵn – Phần nhiều do 
giáo dục mà nên.”. Thật vậy, Giáo dục – Đào tạo nhằm phát triển toàn diện 
phẩm chất nhân cách con người, tạo cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào 
cuộc sống xã hội và lao động thực tiễn trong đó giáo dục phổ thông có vai trò to 
lớn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
 Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, làm môi trường tạo dựng cho 
đất nước những con người xã hội chủ nghĩa có đủ tài năng trí tuệ và những 
phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân 
mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác 
là giáo viên, giáo viên dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của 
những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng 
lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là 
cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn 
sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như 
vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng 
nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.
 Đặc biệt đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã làm một khảo sát với học sinh và 
thu được kết quả như sau:
 1/17 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
 PHẦN II
 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận
 Để đảm bảo công tác giáo dục lớp chủ nhiện lớp đạt hiệu quả cao, người giáo 
viên chủ nhiệm lớp đầu cấp phải nắm được vai trò và tầm quan trọng trong công 
tác chủ nhiệm và tuân thủ một số quy định sau:
1. Vai trò và tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp
 Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ 
các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc 
trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện 
nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập 
hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, 
công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm 
lớp có vai trò sau đây:
1. 1. Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
 Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng 
để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ 
chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học 
tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.
 Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh 
kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà 
trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
1. 2. Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo 
dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng 
khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành 
theo từng năm tháng.
 Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái với 
bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình 
cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ 
nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
 Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ nhiệm 
bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt 
cuộc đời họ.
1. 3. Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp.
 3/17 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
d. Kết hợp với các đoàn thể, tổ chức: BHG, GVBM, Đội TNTP Hồ Chí Minh, 
Hội CMHS.
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Kỷ luật
 Kỷ luật (danh từ) là những quy tắc, quy định, luật lệ, những chuẩn mực mà 
chủ thể quản lý hoặc phối hợp cùng đối tượng quản lý xây dựng và yêu cầu đối 
tượng quản lý phải thực hiện nghiêm túc (hoặc cả chủ thể lẫn đối tượng quản lý 
cùng nhau thực hiện). Khi đối tượng quản lý vi phạm thì sẽ bị kỷ luật (động từ), 
trừng phạt về thể xác hoặc tinh thần (hoặc những biện pháp kỷ luật mang tính 
nhân văn cao, trong đó cả chủ thể lẫn đối tượng quản lý cùng tự giác thực hiện).
2.1.2. Kỷ luật tích cực
 Kỷ luật tích cực (Positive Discipline) là những quy tắc, quy định, luật lệ, 
những chuẩn mực mà con người cùng nhau phối hợp để xây dựng và tự giác 
thực hiện. Những quy định này phù hợp với tâm sinh lý và lợi ích của tất cả mọi 
người. Khi có một thành viên vi phạm thì sẽ được áp dụng các biện pháp kỷ luật 
do chính thành viên đó tham gia xây dựng, mang tính nhân văn và hiệu quả cao, 
không áp dụng biện pháp trừng phạt. Khái niệm này phản ánh một quan điểm 
giáo dục tiến bộ, tích cực hiện nay với ba đặc điểm sau:
a) Sự tham gia và tự nguyện thực hiện những quy định được thỏa thuận, trong 
đó vai trò tự nhận thức, tự rèn luyện của cá nhân được phát huy tối đa;
b) Mục đích hướng đến lợi ích tốt nhất, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và đáp 
ứng đầy đủ các nhu cầu chính đáng của con người.
c) Không trừng phạt, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần cá nhân khi 
người tham gia vi phạm thỏa thuận; chủ yếu là các biện pháp giáo dục mang tính 
tôn trọng và khích lệ cá nhân
2.1.3. Giáo dục kỷ luật tích cực
 Giáo dục kỷ luật tích cực một hình thức giáo dục nề nếp, kỷ cương cho HS 
của nhà trường dựa trên các nguyên tắc của kỷ luật tích cực:
 - Huy động sự tham gia của HS để cùng nhà trường xây dựng và thực hiện các 
nội quy, quy tắc trường, lớp. Khi HS vi phạm thì áp dụng các biện pháp kỉ 
luật mang tính nhân văn cao, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, giúp cho 
các em sự tự tin khi đến trường học và rèn luyện.
- Xem sai lầm của HS là một vấn đề tự nhiên, bình thường của con người, từ đó 
giúp HS học và vượt lên từ chính những sai lầm của các em.
 5/17 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
về vấn đề này. Tất cả những suy nghĩa lệch lạc đó dần dần ảnh hưởng xấu đến 
động cơ, ước mơ hoài bão của các em. 
Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân 
học sinh, gia đình, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ 
và văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, cũng cần nói rằng, các thế lực thù 
địch đang “chờ đợi” và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng đó để tiến 
hành chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển 
của cách mạng Việt Nam.
2. Nguyên nhân
 Bất kỳ một lỗi lầm nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của 
nó.Đạo đức của học sinh ngày càng suy thoái, bị “tha hóa” cũng xuất phát từ 
nhiều nguyên nhân khác nhau.
a.Thứ nhất, học sinh thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình.
 Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân 
làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì 
đời sống vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân.Trong 
thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn. 
Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là 
ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức cho con cái. Nếu trẻ sống trong gia đình 
mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy, cá độ, đá 
gà, cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của trẻ. 
b.Thứ hai, nền tảng giáo dục trong nhà trường góp phần hoàn thiện đạo đức và 
nhân cách của học sinh 
 Thực tế cho thấy, hiện nay, học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện 
suy thoái về đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do có một số giáo viên chỉ chú 
trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy học sinh cách làm người. Một 
phần do thời lượng chương trình không cho phép giáo viên bộ môn dừng lại để 
uốn nắn học sinh nhiều nhưng theo tôi, giáo viên vẫn có đủ thời gian để dạy cho 
các em điều hay lẽ phải. Một phần do nhận thức sai lệch của giáo viên khi cho 
rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hay giáo 
viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân mà quên rằng đây là trách 
nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp. 
c.Thứ ba, sự giáo dục đạo đức của xã hội là quá trình hoàn thiện đạo đức của 
học sinh 
 Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ 
bão của khoa học công nghệ đã làm cho những giá trị đạo đức của con người 
đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng.Việc giao lưu văn hóa ngoại ảnh 
 7/17 Một số kinh nghiệm xây dựng quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
b.2Ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nền nếp cũng như học 
tập.
b.3 Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em.
* Vai trò của việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh
- Việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh có vai trò vô cùng quan trọng, chỗ ngồi 
hợp lý giúp cho:
 - Học sinh rất thân thiện, hoà đồng với nhau, tôn trọng thầy cô giáo vì 
được đối xử công bằng như nhau.
 - Các em rất hứng thú vì được thay đổi góc nhìn. Học sinh nào cũng được 
ngồi bàn trên, ngồi bàn dưới; học sinh nào cũng được ngồi bàn bên trái, ngồi 
bàn bên phải lớp học.
 - Việc sử dụng phương pháp học tập cá nhân hay học theo nhóm đều có 
thể thực hiện được.
 - Trong quá trình học tập, thảo luận nhóm, học sinh khá giỏi có điều kiện 
để giúp đỡ các bạn học sinh trung bình và yếu. Học sinh nữ được thảo luận và 
cùng hợp tác làm việc với học sinh nam nên phát huy được tính đoàn kết, bình 
đẳng, sáng tạo, cẩn thận, nhẹ nhàng... trong học sinh.
 - Đảm bảo sức khoẻ cho học sinh: giảm thiểu mỏi cơ, lệch vai, cong vẹo cột 
sống, cận thị,... ở các em.
 - Hơn thế chỗ ngồi còn giúp các em động viên nhau giúp nhau cùng tiến bộ 
 về đạo đức, ý thức. 
 - Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những 
 em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp 
 xếp các em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo 
 đức tốt để bạn giúp đỡ. Cứ hết 4 tuần học: Học sinh ngồi ở phía bên trái 
 lớp học được chuyển sang ngồi ở bên phải lớp học; ngược lại học sinh 
 ngồi ở phía bên phải lớp học được chuyển sang ngồi ở bên trái lớp học.
2. Giải pháp 2: Lựa chọn ban cán sự lớp.
Vai trò của việc lựa chọn cán bộ lớp
 Ban cán sự lớp là những người thay giáo viên chủ nhiệm, thừa lệnh giáo viên 
chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý lớp. Ngoài ra các em là người trực tiếp 
triển khai mọi nhiệm vụ từ phía các tổ chức, đoàn thể trong trường, từ các thầy 
cô giáo bộ môn đến các bạn học sinh trong lớp. Các em con là kênh thông tin 
chính xác nhất giữa giáo viên chủ nhiệm với các bạn trong lớp. Do vậy muốn 
lớp có phong trào tốt, có ý thức tự quản cao, có tinh thần đoàn kết sâu sắc việc 
lựa chọn ban cán sự lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cơ sở lựa chọn
 9/17

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_quan_li_lo.docx