Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 1. Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ Số TT Họ và Ngày Nơi Chức Trình độ (%) đóng tên tháng công tác danh chuyên góp vào năm sinh môn việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn 07/6/1985 Trường P. Hiệu ĐHSP 40 Thị MN Trưởng MN Cành Trung Lương 2 Đặng 05/7/1983 Trường Hiệu ĐHSP 30 Thị MN Trưởng MN Chuyên Trung Lương 3 Đặng 30/6/1981 Trường P. Hiệu ĐHSP 30 Thị MN Trưởng MN Chúc Trung Lương học 2022-2023 với nhiệm vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong Giáo dục mầm non thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số hóa càng trở nên cấp thiết và đặc biệt được trú trọng. Các phần mềm tiện ích trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ công tác giảng dạy của giáo viên và công tác quản lý trong các nhà trường. Trong phần mềm ứng dụng dạy học, phần mềm powerpoint và phần mềm capcut có vai trò vô cùng quan trọng, đem lại hiệu quả giáo dục tích cực. Có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực phát triển của trẻ, đem lại những hiệu quả cao trong việc khai thác thông tin trên mạng internet, tạo ra những sản phẩm dạy học vô cùng lí thú cho trẻ say mê tìm hiểu, học tập và tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất và nhẹ nhàng nhất. Trong công tác quản lý giáo dục tại các nhà trường hiện nay cũng đã sử dụng rất nhiều các phần mềm tiện ích như phần mềm Smas, phần quản lý cán bộ công chức, viên chức, phần mềm dinh dưỡng, phần mềm phổ cập xóa mù, phần mềm kế toán Misa....Ứng dụng công nghệ số như Zalo, Facebook, các nền tảng số như C-Thái Nguyên, VSSID-Sổ Bảo hiểm xã hội điện tử, VneID- Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư... Nhưng làm thế nào để khai thác, ứng dụng có hiệu quả các tiện ích thông minh của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng như công tác quản lý là những băn khoăn lớn nhất của những giáo viên và những người làm công tác quản lý chúng tôi. Chính vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến "Một số kinh nghiệm về ưng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại truòng mầm non" Trước khi thực hiện sáng kiến chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình học tập của trẻ khi chưa đưa các biện pháp mà chúng tôi áp dụng. Qua số liệu khảo sát chúng tôi thấy rằng khi sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống thì khả năng chú ý, nhận thức và tiếp cận công nghệ thông tin của trẻ còn chậm, đa số trẻ chưa biết sử dụng chuột máy tính để tương tác trong các bài tập ứng dụng. Giáo viên trong nhà trường còn nhiều hạn chế trong việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin đưa vào giảng dạy. Khi thực hiện sáng kiến này chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau. chiếu trong giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên chưa biết tự tạo một bài giảng trên Powerpoint hay sử dụng Capcut để tạo video có hiệu quả trong việc giảng dạy. - Một số trẻ do bố mẹ đi làm xa con cái ở nhà với ông bà không có điện thoại thông minh hoặc chưa biết sử dụng điện thoại thông minh, nhà chưa kết nối mạng Internet, không có 3G... - Trong công tác quản lý tuy đã thường xuyên cập nhật những tiện ích cơ bản nhưng để hiểu sâu và khai thác các ứng dụng còn những hạn chế nhất định, Đặc biệt là công tác mã số hóa dữ liệu thành mã vạch hoặc mã QR-Code còn khó khăn. Chia sẻ dữ liệu trên các nền tảng số còn chậm. Trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra "Một số kinh nghiệm về úng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại truờng mầm non". 5.1. Biện pháp 1: Khai thác và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy Công nghệ thông tin hay thường được gọi là IT (Information Technology) là thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho phân phối và xử lý dữ liệu cũng giống như trao đổi, luu trữ và dùng thông tin. Trong các ứng dụng quan trọng mà chúng tôi thường dùng thì Microsoft Powerpoint là một phần mềm ứng dụng quan trọng của Microsoft Office để tạo ra bản trình bày minh họa (presentation); nó là một phần mềm mạnh, linh hoạt và dễ học. Là phần mềm trình diễn giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các giáo án điện tử theo ý tưởng của mình. Trẻ ở lứa tuổi mầm non phát triển mạnh mẽ thể chất, trí tuệ, tinh thần... trẻ ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá những thứ xung quanh, dưới hướng dẫn của cô giáo trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. Hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non phong phú, linh hoạt thu hút trẻ, trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, không gò bó. Nếu trước đây chúng tôi phải vất vả tìm kiếm vật thật, hình ảnh, video phục vụ cho bài giảng thì ngày nay chúng tôi có thể chủ động khai thác tài liệu, tư liệu tranh ảnh, video sống động trên mạng internet. Chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng. Trước đây chúng tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế bài giảng nhưng rất đơn điệu, chủ yếu là copy tham khảo từ mạng Internet mà bản thân không tự xây dựng được một bài giảng powerpoint hoàn chỉnh nên chua phát huy được hết hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng Trong hoạt động làm quen với văn học kể chuyện sáng tạo, chủ đề thế giới động vật. Trước đây, với hoạt động này chúng tôi thường sử dụng tranh để cho trẻ kể theo tranh. Nhưng khi đưa ứng dụng powerpoint vào bài giảng, chúng tôi sử dụng những hình ảnh động, tạo ra các slide để tự thao tác với chuột và kể theo các nhân vật có trong từng slide. Sử dụng Powerpoint trong hoạt động Khám phá xã hội Ví dụ hoạt động chủ đề "Quê hương - Đất nước - Bác Hồ" chúng tôi muốn cho trẻ được tìm hiểu về thủ đô Hà Nội, các điểm di tích ở thủ đô có những gì, Lăng Bác Hồ ở đâu các hoạt động được diễn ra hàng ngày ở Lăng Bác như thế nào. Thay vì chúng ta không có điều kiện đưa trẻ trực tiếp đến tận thủ đô Hà Nội để tìm hiểu. Giáo viên chỉ cần Search trên Google từ khóa về thủ đô Hà Nội hoặc các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử thì hàng loạt các hình ảnh, video, bài viết chi tiết, sinh động chân thực hiện lên. Vấn đề là giáo viên cần biết lựa chọn nguồn thông tin, hình ảnh, cắt ghép, chắp nối hoặc tạo ra một bài giảng Powerponit hoàn chỉnh. Để có kỹ năng này giáo viên cần phải học hỏi và có trình độ, khả năng hiểu biết về các phần mềm cắt, tải video trên điện thoại thì có thể dùng AZ Screen Recorder, hoặc trên máy tính có phần Dowload ở Youtube. Sau khi đã có tư liệu cần dùng phù hợp với yêu cầu bài giảng để sinh động hơn các cô giáo sử dụng thêm phần mềm Capcut để đưa các hình ảnh, video clip tạo phụ đề, tạo hiệu ứng sinh động cho hình ảnh. Ngoài ra cô giáo có thể lồng thêm nhạc, thêm lời bình giới thiệu chi tiết về nội dung muốn truyền đạt sau đó xuất bản thành video, sử dụng lệnh Animation trong ứng dụng của Power ponit để lồng video vào trình chiếu. Như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ và bài giảng rất ý nghĩa, sinh động. Cách sử dụng các phần mềm này có thể áp dụng được cho tất cả các bộ môn cần đưa nội dung hình ảnh, video vào hỗ trợ trong quá trình giảng dạy rất hiệu quả, tạo không khí học tập thoải mái, tự nhiên, dễ truyền thụ kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động làm quen với Toán "Cho trẻ đếm đến 5 . Nhận biết nhóm có số lượng 5 . Nhận biết số 5 " Chúng tôi đã thiết kế bài giảng bằng cách chọn đối tượng hình ảnh để đưa vào slide là những hình ảnh rõ nét, màu sắc rõ ràng ở phần ôn tập ví dụ chúng tôi chọn đối tượng là quả cam vàng, tạo số lượng quả theo ý định cho trẻ ôn tập, lồng tiếng để trẻ ôn tập luyện đếm cùng cô qua slide hình ảnh sau khi trẻ đếm được tất cả số quả đó thì cho trẻ nêu kết quả số lượng tương ứng. Cô giáo tạo hiệu ứng xuất hiện số lượng tương ứng với số quả. Để tạo được slide như vậy chúng tôi sử dụng thanh công cụ animations công nghệ thông tin (Cho trẻ ngồi xem từ đầu đến cuối mà không có hoạt động tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ). 5.2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý giáo dục mầm non. Có thể nói cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với sự ra đời của máy tính điện tử, internet kết nối thế giới với nhau là bước đệm vững chắc để công nghệ kỹ thuật số phát triển rực rỡ. Hiện nay chúng ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số cấp tiến hơn - một kỷ nguyên lấy dữ liệu làm trọng tâm. Chuyển đổi số (Digital Transformation) không chỉ là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật số mới, giờ đây chuyển đổi số còn là những doanh nghiệp công nghệ số, kinh doanh số trong các lĩnh vực như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),... Việc chuyển đổi này được đánh giá là đang và sẽ thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, trong cac ngành nghề trong đó có sự phát triển của hệ thống Giáo dục. Những lợi ích của quá trình chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số là không thể đong đếm: Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào mục đích đào tạo và giảng dạy của hệ thống hay doanh nghiệp giáo dục. Những công nghệ kỹ thuật số tiên tiến của thời đại 4.0 được áp dụng vào giảng dạy, quản lý giúp thay đổi cách tiếp cận, cải thiện tốt hơn trải nghiệm ở trường học. Chuyển đổi số trong giáo dục ứng dụng rộng rãi công nghệ trong mọi hoạt động, phương pháp dạy học, công tác quản lý và ứng dụng công nghệ trong lớp học. Lợi ích rất rõ nét khi chúng ta áp dụng ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục chính là chúng ta được chủ động với mọi thứ. Đơn cử chỉ cần một thiết bị di động có kết nối Internet là ta có thể tìm hiểu tất cả mọi kiến thức, lĩnh vực. Khối lượng kiến thức khổng lồ giờ đây có thể thu gọn lại trong một màn hình. Cũng với chiếc màn hình đó, thay vì giới hạn việc dạy và học chỉ trong trường lớp, công nghệ số đã mở ra một không gian học tập linh động hơn. Việc quản trị tất cả dữ liệu trường học một cách hệ thống các dữ liệu chia sẻ kết nối với nhau thông qua ứng dụng di động giúp các dịch vụ giáo dục cũng trở nên thuận tiện hơn. Ví dụ: Cài đặt Zalo đồng bộ dữ liệu giữa điện thoại thông minh và máy tính đã giúp việc chia sẻ các thông tin, dữ liệu trở nên dễ dàng thuận tiện, đặc biệt là chia sẻ các file tài liệu nặng dưới dạng các bản Pdf, Docx... đồng thời chia Truy cập vào phần chuyển Qr code cho tài liệu trực tuyến Tạo mã QR trực tuyến và tải mã Qr về máy tính hoặc thiết bị điện tử cáo. Khi lập được trang tính chia sẻ đường link lên trang nhóm Zalo thì tất cả giáo viên, nhân viên chỉ cần có điện thoại thông minh sẽ có thể truy cập, cập nhật thông tin nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi mà không phải phụ thuộc vào máy vi tính. Cách thực hiện lập trang tính quản lý như sau: Truy cập vào Gmail và những tiện ích của Gmail truy cập vào biểu tượng “Google sheets” trang tính. Truy cập Gmail và vào ứng dụng trang tính Sau khi đã hiển thị bảng tính "Sheets" tiếp tục Click chuột vào biểu tượng Blank dấu (+) để xuất hiện trang tính Excel. Thực hiện thiết lập trang tính như trên trang Excel nền tảng. VD như chúng tôi lập bảng tổng hợp số liệu học sinh đầu năm học cụ thể ở các lớp, chúng tôi Để chia sẻ được trang tính quản lý tới toàn thể giáo viên, nhân viên và yêu cầu thực hiện việc cập nhật "khẩn". Vào phần chia sẻ bên góc phải màn hình "Share" hộp thoại xuất hiện vào phần phân quyền cho người truy cập "General access" Click chọn mục "Anyone with the link" bất cứ ai có liên kết đều có thể truy cập được đường link. Sau đó tại mục "ROLE" tức là vai trò người truy cập có thể làm gì khi vào được đường link này. Tại mục này Click chọn mục "Editor" tức là có thể xem và chỉnh sửa biên tập, cập nhật số liệu...Sau khi đã thực hiện các thao tác trên thì "Coppy link" dán "Paste" vào trang Zalo nhóm mà nhà trường đã thiết lập có các giáo viên, nhân viên để họ thực hiện việc cập nhật báo cáo. Sau khi nhận được đường Link chia sẻ trên trang Zalo giáo viên chỉ cần chiếc điện thoại thông minh Click vào địa chỉ và thực hiện cập nhật số liệu ngay trên điện thoại, cập nhật đến đâu thì người quản lý tạo trang tính nhận được thông tin số liệu ngay lúc đó, rất nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và vô cùng tiện ích cho công tác quản lý. Một số lưu ý trong quá trình tạo trang tính và thu thập thông tin, dữ liệu. Để không bị loạn số liệu do lỗi của người cập nhật chỉnh sửa quá nhiều lần. Cần giới hạn thời gian thực hiện việc cập nhật. Sau khi cập nhật số liệu báo cáo người chủ tạo trang tính cần cài đặt phần "ROLE" vai trò chỉ cho xem chứ không cho chỉnh sửa nữa chọn vào mục "Viewer" chỉ xem.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_ung_dung_cong_ng.docx