Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập

doc 22 trang skquanly 14/04/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài: 
 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp 
Một có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những 
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, 
thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để các em tiếp tục học lên Trung học cơ 
sở. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng 
sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn dũa ngay 
từ lớp Một và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
 Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây 
vì lợi ích trăm năm trồng người". Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc 
phát triển toàn diện, giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm 
phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Đối với 
giáo viên chủ nhiệm thì việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về 
kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và 
làm chủ tương lai của đất nước.
 Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh 
xuyên suốt 9 buổi/tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo 
dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, 
và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của giáo viên chủ 
nhiệm lớp Một là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp nhưng cũng đầy tự 
hào vì được dìu dắt một thế hệ trẻ thơ, măng non của đất nước.
 Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất 
lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối 
năm, chất lượng giáo dục của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp 
khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có học sinh bỏ 
học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại 
được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. 
Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của 
mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 1 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lý luận:
 Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi 
nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử 
đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển 
nhân cách con người, Bác Hồ đã viết: 
 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản 
chất là tốt, nhưng do ảnh hưởng của sự giáo dục và môi trường sống cùng sự 
phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác 
khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản 
thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. 
Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện 
và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do 
ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một 
nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, 
hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã 
hội với những con người có ích và hướng thiện.
 Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người 
không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, 
toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “Quốc sách 
hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con 
người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc 
vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích 
trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công 
nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. 
Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? 
Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách 
nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 3 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
quan. Học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học 
tập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau 
cùng tiến bộ. Đặc biệt sau một năm học lớp đã dành được sự tin tưởng thương 
yêu của tất cả các thầy cô, ai cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. Riêng 
bản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu, các em học sinh 
luôn yêu quý và kính trọng. Được Ban lãnh đạo trường đánh giá cao. 
 * Hạn chế:
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi tuy đã rất cố gắng nhưng không thể tránh 
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Do tình hình kinh tế còn khó khăn nên một số 
hoạt động của học sinh chưa được khen thưởng xứng đáng nên chưa kích thích 
được sự phấn đấu tích cực của học sinh.
 c, Mặt mạnh - mặt yếu:
 * Mặt mạnh:
 Làm tốt công tác chủ nhiệm giúp học sinh trong lớp có hứng thú, tích 
cực học tập, rèn luyện bản thân. Tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày 
càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi thấy vui và 
vơi đi những vất vả. Tình cảm thầy - trò, bạn bè càng gắn bó và thân thiện. 
 Những công việc tôi làm được đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm 
của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Nhưng 
bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của Ban lãnh đạo 
nhà trường cùng sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn, cha 
mẹ học sinh và tất cả các em học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm.
 * Mặt yếu:
 Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm nếu giáo viên không nhiệt 
tình, tâm huyết với nghề thì khó có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
 d, Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
 Học sinh lớp Một là lớp đầu cấp ở Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em bắt 
đầu có những thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối 
quan hệ xã hội. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ 
năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 5 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
động, góp phần hoàn thiện nhân cách, nâng cao chất lượng học tập của học sinh 
trong trường Tiểu học.
 b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể thống kê hết 
được. Trong đề tài này, tôi chỉ đi sâu vào 2 nội dung chính sau đây:
 - Xây dựng nề nếp lớp học.
 - Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
 1) Xây dựng nề nếp lớp học: 
 a) Nắm thông tin về học sinh 
 Tôi nghĩ mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ 
của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì 
trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần 
thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay 
công tác điều tra thông qua phiếu, tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và 
yêu cầu cha (mẹ) học sinh điền đầy đủ nội dung các thông tin được ghi trong 
phiếu:
 THÔNG TIN VỀ HỌC SINH
Họ và tên học sinh: .........................................................................................................
Là con thứ mấy: .............; Chiều cao: ................; Cân nặng: ......................................
Sở thích: ..........................................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: Xóm .............; Thôn (buôn): ..................; xã: ......................................
Họ tên bố: ................................; Sinh năm: .......; Nghề nghiệp: .................................... 
Họ tên mẹ: ...............................; Sinh năm: .......; Nghề nghiệp: ....................................
Số điện thoại của bố: .........................; Số điện thoại của mẹ: ....................................
Hoàn cảnh gia đình (có sổ hộ nghèo): ............................................................................
Diện chính sách (con thương binh, dân tộc): ..................................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về 
từng học sinh để ghi vào Sổ chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một 
phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy 
và giáo dục học sinh. 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 7 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 2) Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” 
 Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học 
sinh. Qua 5 năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều rộng 
lẫn chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. 
Ngay từ năm đầu tiên Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào, tôi đã tích 
cực hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh 
tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực 
“Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “Lớp học thân 
thiện, học sinh tích cực” thì mới có “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an 
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui”. Xây dựng được “Lớp học thân thiện” thì sẽ có “Học sinh tích 
cực”. Từ đó sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được 
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến 
hành từng bước như sau: 
 a) Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 9 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. 
Phần trang trí lớp, vì các em còn quá nhỏ nên tôi trực tiếp trang trí tôi đưa hình 
các em ban cán sự lớp lên và các hình thức thi đua học tập kích thích các em 
phấn đấu, thi đua học tốt để được đưa hình, đưa tên lên bảng thi đua. 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 11 - Trường TH Lý Tự Trọng Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập
 Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy, 5 
nhiệm vụ của người học sinh. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng 
học sinh vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần. 
 b) Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp 
 * Xây dựng mối quan hệ thầy - trò:
 Trước đây, quan hệ thầy - trò là quan hệ giảng giải - ghi nhớ. Ngày nay, 
quan hệ này được thay bằng quan hệ thầy thiết kế - trò thi công. Mỗi lời thầy 
nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, 
học trò phải thi hành. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho 
đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từng 
việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, 
gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi 
giao việc - học trò làm; tôi hướng dẫn - học trò thực hiện.
 Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách 
làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế 
nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý 
thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.
 Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình 
thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, 
nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. 
Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa 
trước mặt học sinh. 
 Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại 
chứ không đánh giá phê bình ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại 
ngay tại lớp. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh tiểu học thu bài nhận xét 
đánh giá học sinh không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà để nhằm phát 
hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho 
hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành 
những con người tự tin, trung thực, không gian dối. 
 Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn 
Giáo viên: Trần Thị Hương Ngát - 13 - Trường TH Lý Tự Trọng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_cong_tac_chu_nhi.doc