Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Krông Ana

doc 21 trang skquanly 31/03/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Krông Ana
 MỤC LỤC
 Mục Nội dung Trang
I Phần mở đầu 2
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Giới hạn nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
II Phần nội dung 3
1 Cơ sở lý luận 3
2 Thực trạng 4
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 7
III Phần kết luận và kiến nghị 19
1 Kết luận 19
2 Kiến nghị 19
 Tài liệu tham khảo 21
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1
Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường học 
 Nguyễn Thị Thu-TH Krông Ana ứng với yêu cầu về các mức độ nhận thức của học sinh, của cha mẹ học sinh và 
của cán bộ viên chức. 
 Làm thế nào để Ban kiểm tra nội bộ có những kĩ năng cần thiết giải quyết 
hợp lý những tình huống diễn ra trong nhiệm vụ kiểm tra của mình. Trong 
khuôn khổ bài viết này tôi trình bày một số biện pháp định hướng kĩ năng xử lý 
tình huống trong việc kiểm tra nội bộ nhằm giúp người kiểm tra hoàn thành tốt 
nhiệm vụ được phân công đồng thời góp phần nâng cao chất lượng công tác 
kiểm tra nội bộ trong nhà trường.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 - Giúp Ban kiểm tra nội bộ có được một số kỹ năng cơ bản giải quyết linh 
hoạt và hợp lý các tình huống trong việc kiểm tra.
 - Đánh giá các vấn đề về thực trạng, qua đó đưa ra một số kinh nghiệm tư 
vấn cách xử lý tình huống trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Tình huống trong kiểm tra nội bộ trường học.
 4. Giới hạn nghiên cứu
 Kỹ năng xử lý tình huống trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ 
tại trường Tiểu học Krông Ana.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra, 
 - Phương pháp quan sát,
 - Phương pháp trải nghiệm thực tế,
 - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm,
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu,
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lí luận
 Kiểm tra nội bộ là một chức năng cần thiết, một nội dung quan trọng của 
nhiệm vụ quản lý. Hoạt động kiểm tra nội bộ phải đảm bảo khách quan, công khai, 
dân chủ, kịp thời và mang tính giáo dục. Kết quả kiểm tra phải đạt hiệu quả thiết 
thực góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3
 Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường học 
 Nguyễn Thị Thu-TH Krông Ana kiện cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà 
trường; ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ với các thành viên cốt cán, 
có uy tín về chuyên môn; chỉ đạo Ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội 
bộ trường học một cách nghiêm túc và hiệu quả. Tập trung ý chỉ đạo kiểm tra 
hoạt động quản lí giáo dục, quản lý chuyên môn, quản lý hành chính,
 Lãnh đạo nhà trường có năng lực, có kinh nghiệm; tham mưu kịp thời sự 
chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; chỉ đạo sát sao, đồng bộ mọi 
nhiệm vụ; quan tâm đến chế độ của cán bộ viên chức. 
 Tập thể cán bộ giáo viên tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, có ý 
thức xây dựng tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt sự mọi sự phân 
công của nhà trường.
 Ban kiểm tra nội bộ có năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, có tinh thần 
trách nhiệm cao trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường; gương mẫu đi 
đầu trong phong trào thi đua “Hai tốt”, chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên 
môn và chương trình giảng dạy; tiến hành kiểm tra theo quy trình, đảm bảo sự 
công bằng, khách quan, đúng tiến độ.
 Hoạt động chuyên môn của nhà trường có nền nếp, chất lượng dạy và học 
được đánh giá là lá cờ đầu cấp Tiểu học của huyện nhà. Các tổ chuyên môn, các 
bộ phận thực hiện nghiêm túc và hiệu quả kế hoạch kiểm tra của nhà trường.
 - Hạn chế: 
 Một số thành viên trong Ban kiểm tra chưa phát huy hết nhiệm vụ và 
quyền hạn của mình; chưa mạnh dạn đề xuất các ý kiến trong việc xử lý các tình 
huống có vấn đề trong quá trình kiểm tra. 
 Ban kiểm tra chưa thường xuyên đổi mới phương pháp và hình thức kiểm 
tra; chưa linh hoạt trong việc xử lý các tình huống, kỹ năng xử lý một số tình 
huống còn cứng nhắc, thiếu tính pháp lý; đôi lúc còn có tư tưởng bị gò bó, chiếu 
lệ dẫn đến hiệu quả chưa cao.
 Trong các đợt kiểm tra, giáo viên ít phát biểu ý kiến, chưa dám đưa ra 
những đề xuất, những vấn đề mới và khó để bàn bạc, thảo luận, thống nhất.
 Một số cán bộ viên chức còn xem nhẹ công tác kiểm tra nội bộ, chưa nhận 
thức được tầm quan trong của công tác kiểm tra. Một số giáo viên thực hiện quy 
chế chuyên môn chưa thật sự nghiêm túc.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5
 Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường học 
 Nguyễn Thị Thu-TH Krông Ana nhiều...Tất cả các yếu tố đó đã phần nào ảnh hưởng đến các hoạt động kiểm tra 
nói riêng và hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Những giải pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp người kiểm tra phân 
tích được các hướng tiếp cận tình huống; xác định được quy trình và kỹ năng 
giải quyết tình huống từ đó có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực 
cho bản thân trong việc xử lý tình huống xẩy ra khi thực hiện hoạt động kiểm 
tra nội bộ trường học một cách khoa học và phù hợp.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 b.1) Xác định tâm lý trước khi xử lý tình huống trong kiểm tra
 Trong quá trình kiểm tra có rất nhiều tình huống, sự việc, hiện tượng nảy 
sinh trong các hoạt động. Nó chứa đựng những khó khăn, mâu thuẫn buộc phải 
suy nghĩ tìm tòi cách giải quyết, tháo gỡ và xử lý phù hợp với các đối tượng 
cũng như phù với hợp không gian và thời gian, qua đó thể hiện được đúng chức 
năng nhiệm vụ của người kiểm tra. Cùng một tình huống, nhưng với các đối 
tượng khác nhau, ở những thời điểm khác nhau sẽ đòi hỏi những cách xử lí khác 
nhau. Điều này cho thấy mức độ các yếu tố tâm lí tham gia vào việc xử lí tình 
huống là khác nhau. Có thể thấy, giải quyết tình huống vừa thể hiện chức năng 
nhiệm vụ, vừa thể hiện năng lực của người kiểm tra. Vì vậy trong quá trình thực 
hiện, căn cứ vào đối tượng, không gian và thời gian diễn ra tình huống, người 
kiểm tra phải trang bị cho mình một yếu tố tâm lý vững vàng để có cách xử lý 
tình huống phù hợp với các điều kiện hoàn cảnh, đúng mục đích đảm bảo tính 
hợp lý và hợp tình. 
 Để có yếu tố tâm lý ổn định, vững vàng, tập trung bồi dưỡng cho người 
kiểm tra các năng lực về:
 - Kiến thức: nắm vững các kiến thức chuyên môn, hiểu được đặc điểm 
tâm lí người được kiểm tra, quy trình xử lí tình huống sư phạm...
 - Kĩ năng: biết nhận diện tình huống, phát hiện mâu thuẫn, sử dụng kinh 
nghiệm, lựa chọn phương án...
 - Thái độ: điềm tĩnh trong kiểm tra, kiềm chế cảm xúc, quan tâm tôn 
trọng và lắng nghe...
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7
 Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường học 
 Nguyễn Thị Thu-TH Krông Ana Nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp hợp lý việc xác định tình huống, phát 
hiện vấn đề, phát hiện các yếu tố liên quan đến tình huống, tìm cách giải quyết 
tình huống phù hợp.
 b.4) Tư vấn các bước giải quyết tình huống
 Bước 1. Mô tả tình huống
 Xác định vấn đề kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra; nêu lên 
tên của tình huống xẩy ra trong kiểm tra, kết luận vấn đề và dự kiến đề xuất 
phương án giải quyết. 
 Bước 2. Đưa ra kinh nghiệm giải quyết tình huống
 - Tìm hiểu những nguyên nhân và hậu quả của tình huống đưa lại:
 Thu thập và xem xét các thông tin có sẵn; thu thập thêm thông tin mới 
qua khảo sát, tìm hiểu; sắp xếp, phân tích và xử lí thông tin.
 - Xác định mục tiêu của xử lý tình huống:
 Mục tiêu của xử lý tình huống là giúp người được kiểm tra thấy rõ được 
những khuyết điểm của mình trong công việc được giao và sự cần thiết phải 
chấp hành quy chế chuyên môn, thực hiện tốt các quy định của ngành và của 
đơn vị. Từ đó có ý thức khắc phục khuyết điểm và điều chỉnh các hoạt động của 
bản thân.
 - Đề xuất các phương án giải quyết tình huống:
 Đây là bước đề ra những giả thiết các phương án giải quyết trên cơ sở 
vấn đề cần giải quyết đã được ý thức rõ ràng. Ở bước này, có thể hình dung ra 
tất cả các cách giải quyết, kể cả các cách giải quyết được coi là thiếu tính sư 
phạm. Trong khi hình dung các cách giải quyết thì cách giải quyết hợp lý nhất 
cùng với các lý do bảo vệ cho cách xử lý này đã lộ ra.
 - Lựa chọn phương án giải quyết tình huống: 
 Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống, tìm điểm giống 
và khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất.
 - Đánh giá kết quả:
 Dựa trên lập luận đã trình bày, đề ra những bài học kinh nghiệm, nêu lên 
thành công, hạn chế và nguyên nhân; nêu lên những nguyên tắc giải quyết khái 
quát nhất, áp dụng giải quyết các tình huống tương tự.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9
 Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường học 
 Nguyễn Thị Thu-TH Krông Ana + Hậu quả của tình huống: Mặc dù tình huống xẩy ra vì nguyên nhân nào 
nêu trên thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quy chế của ngành nói chung, ảnh 
hưởng đến chất lượng giáo dục, từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.
 - Xác định mục tiêu của xử lý tình huống
 Qua việc xử lý tình huống, làm cho giáo viên Nguyễn Thị A thấy được 
những khuyết điểm của mình và việc chấp hành các quy định của đơn vị, từ đó 
có ý thức rèn luyện về mọi mặt có những biện pháp khắc phục khuyết điểm, 
phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ 
được giao. 
 Giải quyết tình huống đảm bảo được sự hợp lý, hợp tình bởi nguyên nhân 
của tình huống. Qua việc xử lý cũng là một bước để cho đội ngũ cán bộ viên 
chức trong nhà trường thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành quy 
chế và các quy định của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tự đánh giá lại công việc của 
bản thân mình để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời để giữ lấy 
lòng tin của cha mẹ học sinh và nhân dân.
 Sau khi xử lý vi phạm của giáo viên Nguyễn Thị A, chất lượng giáo dục 
học sinh, uy tín của nhà trường được nâng lên.
 - Đề xuất các phương án giải quyết tình huống
 + Phương án 1: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi đua của ngành và 
các văn bản có liên quan, Ban kiểm tra nội bộ đề nghị cuối năm không xếp loại 
thi đua đối với giáo viên Nguyễn Thị A.
 + Phương án 2: Đề xuất Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp Hội đồng 
sư phạm, chỉ rõ sai phạm của giáo viên Nguyễn Thị A, góp ý phê bình nhắc nhở 
giáo viên Nguyễn Thị A không được tái phạm. (không có hình thức kỷ luật)
 + Phương án 3: Căn cứ vào các văn bản pháp lý có liên quan, xét về số 
lần vi phạm của giáo viên Nguyễn Thị A là lần đầu, Ban kiểm tra đề xuất kỷ 
luật giáo viên Nguyễn Thị A với hình thức khiển trách, tạo điều kiện cho giáo 
viên Nguyễn Thị A sửa chữa khuyết điểm nâng cao tinh thần trách nhiệm, vượt 
qua khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Lựa chọn phương án giải quyết tình huống: Trong 3 phương án đề xuất 
trên thì phương án thứ ba tức là xử lý giáo viên Nguyễn Thị A với mức khiển 
trách là phù hợp nhất. 
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
 Một số kinh nghiệm tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trong Kiểm tra nội bộ trường học 
 Nguyễn Thị Thu-TH Krông Ana

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_tu_van_ky_nang_xu_l.doc