Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại trường TH Tây Phong

doc 15 trang skquanly 20/04/2025 510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại trường TH Tây Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại trường TH Tây Phong

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại trường TH Tây Phong
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài.
 Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc – 
hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện. Lê-
nin đã nói: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”.
 Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động kiểm tra, giám sát là một chức năng quan 
trọng trong công tác quản lý. Qua công tác kiểm tra, giám sát, nhà quản lý sẽ hiểu 
rõ hoạt động của các cấp có phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch 
của nhà trường hay không. Trên cơ sở đó người quản lý có cơ sở chuẩn xác để điều 
chỉnh kịp thời các quyết định cho phù hợp mục tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra.
 Kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn là khâu đặc biệt quan trọng trong 
chu trình quản lý, đảm bảo mối liên hệ thường xuyên, kịp thời giúp người quản lý 
hình thành cơ chế điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà trường. Đây là một công 
cụ quan trọng góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục, giảng dạy trong nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: 
“Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến 
bộ gấp mười lần, gấp trăm lần”. 
 Công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra, giám sát 
hoạt động chuyên môn của giáo viên ở Trường học Tây Phong nói riêng trong 
những năm qua được chúng tôi rất quan tâm. Từ đó, chất lượng giáo dục nhà 
trường được nâng dần lên hàng năm. Qua phân tích thực trạng công tác kiểm tra 
nội bộ nói chung và kiểm tra hoạt động chuyên môn để rút ra kinh nghiệm trong 
công tác quản lý, tìm ra giải pháp cải tiến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của 
giáo viên một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà 
trường trong năm học 2014 – 2015 và những năm học tới, bản thân tôi chọn đề tài: 
“Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên 
môn tại Trường Tiểu học Tây Phong”
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 1 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lý luận
 Công tác kiểm tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, 
phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho 
rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra 
thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm 
soát thì mới chống được các tệ nạn này.
 Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh kiểm tra còn 
đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. 
Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ 
cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất 
cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm 
pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt 
động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi 
phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, 
ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật.
 Kiểm tra thường xuyên là một yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu 
lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Muốn đảm bảo tính thường xuyên của công tác 
kiểm tra, yêu cầu cần thiết đặt ra là người lãnh đạo, quản lý phải tạo điều kiện cho 
tổ chức kiểm tra hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Hoạt động 
kiểm tra phải được bảo đảm tính độc lập tương đối, kiểm tra phải tuân theo pháp 
luật. Tính thường xuyên trong hoạt động thanh tra, kiểm tra do chính đặc điểm, 
tính chất của hoạt động chấp hành, điều hành trong quản lý hành chính Nhà nước 
quyết định và có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu kịp thời của việc ra các quyết 
định lãnh đạo, quản lý. 
 Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc 
hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để 
biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế 
nào. Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của 
đối tượng quản lý mà còn giúp nhận rõ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, đánh 
 3 
 b. Thành công- hạn chế
 Nhà trường đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hàng năm. Ban kiểm 
tra nội bộ đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công; 100% giáo viên được kiểm 
tra, giám sát trong năm học. Ban kiểm tra nội bộ đã chỉ ra những ưu điểm của giáo 
viên để nhân rộng điển hình và chỉ ra những sai sót để giáo viên khắc phục. Qua đó 
chất lượng giáo dục tại đơn vị được nâng dần qua các năm học.
 Tuy nhiên giáo viên trong đơn vị không ổn định, luân chuyển hàng năm. 
Nhà trường thường xuyên tiếp nhận giáo viên mới ra trường nên cũng hạn chế 
trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát;
 c. Mặt mạnh- mặt yếu
 Lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý tổ chuyên môn có uy tín, có phẩm chất 
đạo đức tư cách tốt, được đạo tạo trên chuẩn, trình độ chuyên môn nhiệp vụ vững 
vàng. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường đã được đào tạo qua lớp quản lý 
giáo dục nên có kinh nghiệm trong công tác quản lý.
 Trường có 17 đảng viên; đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác, trẻ, năng 
động, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản (84% giáo viên có trình độ trên 
chuẩn).
 Tuy nhiên các tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng qua nghiệp vụ 
quản lý điều hành tổ chuyên môn. Hằng năm, các tổ trưởng thường được thay đổi 
nên việc xử lý công việc chưa linh hoạt, chưa sáng tạo trong việc thực hiện kế 
hoạch đề ra. Mặt khác chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên trẻ 
nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và chưa thực sự 
mạnh dạn trong việc lập kế hoạch bài dạy của mình theo hướng đổi mới phương 
pháp dạy học. Một số giáo viên còn chưa mạnh dạn trong công tác phê bình và tự 
phê bình.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Nhà trường nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và 
Đào tạo cùng Đảng ủy, UBND xã Băng Adrênh;
 Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác trong công việc, 
tích cực tham gia công tác tự học tự rèn; tập thể đoàn kết, nhất trí cao về mọi mặt;
 Tuy nhiên đời sống của nhân dân trong xã đa phần còn gặp khó khăn, tỷ lệ 
học sinh dân tộc thiểu số cao; trường có ba phân hiệu cách xa nhau; nhiều giáo 
 5 
 Trường đã xây dựng được chuẩn kiểm tra dựa trên hệ thống các văn bản 
pháp luật, văn bản pháp quy, hướng dẫn của cấp trên, hàng năm kiểm tra toàn diện 
1/3 tổng số giáo viên toàn trường; kiểm tra chuyên đề 100% giáo viên.
 Ngay từ đầu năm nhà trường đã thành lập ban kiểm tra nội bộ, ban kiểm tra 
xây dựng kế hoạch kiểm tra (cụ thể về thời gian, nội dung, đối tượng được kiểm 
tra), Hiệu trưởng giao cho Phó hiệu trưởng cùng các tổ khối trưởng kiểm tra, giám 
sát hoạt động chuyên môn của giáo viên. 
 Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn bộ các “đầu việc” theo 
trình tự thời gian từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau.
 Kế hoạch kiểm tra tháng, tuần xây dựng chi tiết cùng với kế hoạch chuyên 
môn.
 Nhà trường tập trung kiểm tra, giám sát một số nội dung sau:
 + Kiểm tra hồ sơ chuyên môn gồm:
 Kế hoạch dạy học: kiểm tra tiến độ thực hiện và nội dung (phù hợp đối 
tượng, tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, tăng cường 
tiếng Việt,)
 Giáo án (kỹ năng soạn bài): kiểm tra hình thức trình bày, kỹ năng xác định 
mục tiêu bài dạy, kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy, kỹ năng xác định 
những chiến lược hoạt động dạy học cho phù hợp (thiết kế bài đã có sử dụng đồ 
dùng dạy học, phương pháp dạy, hình thức tổ chức, việc tích hợp, lồng ghép giáo 
dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống,..).
 Sổ dự giờ: kiểm tra số lượng, việc ghi chép tiến trình giờ dạy, nhận xét đúc 
rút được kinh nghiệm qua tiết dự.
 Sổ tích lũy chuyên môn: kiểm tra việc ghi chép các nội dung do các cấp 
chuyên đề, tập huấn; nội dung giáo viên có học hỏi, tích lũy thêm qua công tác tự 
học tự rèn. Đây là cẩm nang để giúp giáo viên có thêm kiến thức chuyên môn 
nhằm nâng cao chất lượng dạy – học.
 Sổ hội họp: việc ghi chép nội dung hội họp để đảm bảo mọi hoạt động của 
nhà trường được thực hiện đúng tiến độ.
 Sổ theo dõi chất lượng giáo dục: kiểm tra tiến độ đánh giá học sinh, cách 
đánh giá theo quy định.
 7 
 Công tác kiểm tra còn thực hiện chưa đúng kế hoạch do điều kiện công tác 
nên thường xuyên bị động. Cán bộ quản lý chưa thực hiện kiểm tra nhiều ở các 
phân hiệu do đó việc dạy và học ở các điểm lẻ đôi lúc còn chuệch choạc. 
 Nói tóm lại để công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn hiệu quả, 
làm cho người kiểm tra và người được kiểm tra thoải mái đòi hỏi người cán bộ 
quản lý phải tâm huyết với nghề, nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, gần gũi đồng 
nghiệp để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất.
 II.3. Giải pháp, biện pháp: 
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Giải pháp, biện pháp đưa ra trong đề tài này nhằm nâng cao chất lượng đội 
ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục; giúp giáo viên có tâm thế thoải mái khi được 
kiểm tra giám sát.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 * Bồi dưỡng nhận thức đội ngũ về công tác kiểm tra, giám sát
 Kiểm tra, giám sát là một công tác nhạy cảm, chúng ta phải giúp giáo viên 
nhận thức đúng đắn về công tác này. Muốn vậy, cán bộ quản lý phải triển khai kịp 
thời các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra, giám sát đến tất cả giáo viên trong 
các cuộc họp cơ quan. Thứ hai, phải tăng cường lý tưởng cách mạng của Đảng 
trong đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực 
hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thứ ba, giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức được vị trí, 
vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Biến 
các văn bản pháp quy của ngành, những nội quy quy định của nhà trường thành ý 
thức tự giác, tự nguyện, hoàn thành trách nhiệm cá nhân của nhà giáo.
 * Xây dựng lực lượng kiểm tra
 Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, hiệu trưởng quyết định đủ về số 
lượng và đảm bảo chất lượng cho công tác kiểm tra nội bộ (trong đó quan trọng là 
công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn).
 Thành viên trong ban kiểm tra là các tổ trưởng và những giáo viên có nhiều 
kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín.
 Quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ 
kiểm tra viên của mình để có sự thống nhất trong phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 9 
luật, pháp quy của nhà nước, các chỉ tiêu phát động của nhà trường. Khi xây dựng 
chuẩn kiểm tra cần kiểm tra theo các bước sau:
 Bước 1: Phó Hiệu trưởng thu thập các thông tin từ các văn bản cấp trên, từ 
tình hình thực tế của trường, cách đánh giá của các năm học trước.
 Bước 2: Chọn lọc, tổng hợp, phân tích các thông tin, từ đó đưa ra dự thảo 
chuẩn.
 Bước 3: Đưa ra ban kiểm tra bàn bạc, góp ý, nhằm giúp Phó Hiệu trưởng 
hoàn thành công cụ đánh giá của mình đồng thời gây được bầu không khí thoải 
mái trong quá trình đánh giá.
 Bước 4: Phó Hiệu trưởng bổ sung và điều chỉnh kế hoạch.
 Bước 5: Phó Hiệu trưởng ra thông báo để mọi người thực hiện theo chuẩn 
kiểm tra. 
 Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần chú ý nhiều đến thực tế của trường, đặc 
biệt có lưu ý đến đối tượng học sinh để đánh giá khách quan tránh thiệt thòi cho 
giáo viên khi chủ nhiệm cũng như giảng dạy lớp có nhiều học dân tộc thiểu số, học 
sinh yếu, học sinh khuyết tật.
 Tóm lại khung chuẩn này chính là quy chế hoạt động chuyên môn mà tập 
thể giáo viên đã xây dựng, ban kiểm tra dựa vào đó tiến hành kiểm tra, giám sát.
 * Tổ chức kiểm tra linh hoạt
 Tùy vào tình hình thực tế để tổ chức kiểm tra, giám sát giáo viên, học sinh. 
Số giáo viên được kiểm tra 100%, tùy vào năng lực và hiệu quả công việc của từng 
người mà ban kiểm tra tiến hành kiểm tra định kỳ hay đột xuất hoặc số lần kiểm tra 
nhiều hay ít. Nếu giáo viên thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn ta chỉ kiểm tra, 
giám sát 1 đến 2 lần/năm. Nhưng cũng có giáo viên còn mắc lỗi theo hệ thống hoặc 
còn yếu về chuyên môn thì ban kiểm tra linh hoạt về số lần và nội dung kiểm tra. 
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá không những ban kiểm tra trực tiếp kiểm tra mà 
còn sử dụng biện pháp kiểm tra gián tiếp (đối tượng được kiểm tra tự đánh giá về 
việc thực hiện nhiệm vụ của mình qua văn bản). Song cách làm này hạn chế sử 
dụng để tránh hình thức “làm thì láo báo cáo thì hay”.
 Tuy nhiên kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc: chính xác, khách quan; có hiệu 
quả; thường xuyên, kịp thời; công khai.
 * Chú trọng hiệu quả sau kiểm tra 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_thuc_hie.doc