Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc quản lí và chỉ đạo công tác chuyên môn Trường Tiểu học

doc 14 trang skquanly 19/08/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc quản lí và chỉ đạo công tác chuyên môn Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc quản lí và chỉ đạo công tác chuyên môn Trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc quản lí và chỉ đạo công tác chuyên môn Trường Tiểu học
 1
 PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài
 Sau nhiều năm thực hiện việc đổi mới, cải cách giáo dục, ngành giáo 
dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Đặc biệt là 
chương trình thay đổi sách giáo khoa từ năm 2002-2003; chỉ thị 40-CT/TW 
ngày 15/06/2004 của Ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội 
ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; cuộc vận động “Hai không” với 4 
nội dựng hay phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích 
cực”. Tất cả với mục đích đưa nền giáo dục Việt Nam lên một tầm cao mới. 
 Từ thực tiễn đó đặt ra những yêu cầu mới đối với người làm công tác 
trong ngành giáo dục. Từ người cán bộ quản lí cho đến người giáo viên 
giảng dạy cần có những thay đổi tích cực, phù hợp bên cạnh những phương 
pháp truyền thống, hiệu quả để tổ chức tốt nhất việc quản lí và giáo dục học 
sinh. Đặc biệt đối với người cán bộ quản lí chuyên môn cần phải biết cách 
quản lívà chỉ đạo như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.
II. Lí do chọn đề tài
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao – Quản lí chuyên môn 
Trường Tiểu học, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để thực 
hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của 
đơn vị. Xuất phát từ ý nghĩ ấy, tôi nhận thức rằng “Mình cần phải biết cách 
quản lí và chỉ đạo công tác chuyên môn” thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ 
được giao. 
 Qua các lớp học về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tìm hiểu qua các 
tài liệu, sách, qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là học hỏi kinh 
nghiệm những thế hệ đi trước trong lĩnh vực quản lí chuyên môn tiểu học. 
Bản thân đã tự đúc kết cho mình những kinh nghiệm nhỏ trong việc quản lí 
và chỉ đạo chuyên môn trường tiểu học. Những kinh nghiệm này tôi đang 
vận dụng và nhận thấy đem lại kết quả tốt.
 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành tích 
dạy học đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục duy trì danh hiệu trường 
tiên tiến, tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Vì thế, tôi tiếp tục 3
 PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
 Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế với thành tựu khoa học công 
nghệ hiện đại phát triển ngày càng nhanh. Tri thức và thông tin đã trở thành 
yếu tố quan trọng hàng đầu, là tài nguyên có giá trị nhất của mỗi quốc gia, 
mỗi dân tộc. Trong bối cảnh ấy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 
có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Để đáp ứng 
yêu cầu đó, thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của 
Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện chỉ thị 
14/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương 
trình giáo dục phổ thông, năm học 2002 -2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt 
đầu triển khai đại trà nội dung chương trình sách giáo khoa mới đối với lớp 
1, đến năm học 2006-2007 hoàn thành việc đổi mới nội dung chương trình 
cho tiểu học. Việc đổi mới nội dung chương trình tiểu học là một cuộc cách 
mạng trong giáo dục, một sự bứt phá có quy mô lớn trong chiến lược phát 
triển giáo dục của đất nước ta. Khi tiếp nhận nội dung chương trình sách 
giáo khoa mới đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ về mọi mặt trong đó có 
đổi mới công tác quản lí và đặc biệt là đổi mới quản lí chuyên môn các lớp 
thay sách. Bởi hoạt động chuyên môn là trụ cột, là hoạt động sống còn của 
mỗi nhà trường cần phải đổi mới cho phù hợp. Muốn dạy và học đạt hiệu 
quả cao thì quản lí chuyên môn phải tốt.
II. Thực trạng của vấn đề
 1. Đặc điểm tình hình của Trường Tiểu học 
 1.1. Thuận lợi:
 Đựơc sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp, của ngành.
 Nhà trường luôn có sự đồng thuận cao giữa Ban Giám hiệu nhà trường 
và tập thể giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lí và giảng dạy.
 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên đứng lớp ngày được 
nâng cao (100% giáo viên đứng lớp đạt trình độ THSP trở lên, trong đó 
trình độ Cao đẳng và Đại học tiểu học: 8/12GV, tỉ lệ 66.6%). 5
III. Những biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng 
chuyên môn Trường Tiểu học 
 1. Xây dựng “Qui chế hoạt động chuyên môn”
 Có thể xác định đây là xương sống cho hoạt động chuyên môn. Tất cả 
những qui dịnh, công việc của giáo viên đều được cụ thể hoá trong qui chế. 
Trên cơ sớ ấy giáo viên căn cứ thực hiện.
 Khi xây dựng qui chế, chúng ta cần nghiên cứu kĩ những văn bản qui 
định như: Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, Thông tư 32/2009/TT-
BGDĐT hướng dẫn quy định cách đánh giá xếp loại học sinh tiểu học, 
Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học 
kèm theo Công văn số: 5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ). 
 Qui chế hoạt động chuyên môn càng cụ thể thì công việc quản lí 
chuyên môn sẽ được thuận lợi và nhẹ nhàng hơn.
 2. Phân công giáo viên
 Việc phân công đúng người, đúng việc là một khâu vô cùng quan trọng 
trong việc chỉ đạo chuyên môn. Đặc biệt là lớp 1, lượng kiến thức tuy 
không nhiều nhưng rất khó thành công. Nó đòi hỏi người giáo viên ngoài 
kiến thức khoa học phải có kiến thức sư phạm thì mới dạy tốt được. Vì thế, 
hằng năm, khi phân công chuyên môn, tôi đều cân nhắc kĩ năng lực sư 
phạm của từng giáo viên như: Chọn giáo viên có kinh nghiệm đã từng là 
giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, có tinh thần trách nhiệm cao trong 
công việc, tính tình hòa nhã, mẫu mực, chữ viết đẹp, phát âm chính xác để 
dạy lớp 1. Chọn giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, và khả năng quản lí 
để làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn (không kể tuổi tác). Chọn giáo viên có 
kiến thức tốt, nhiệt tình giỏi về nghiệp vụ sư phạm để dạy học sinh giỏi. 
Các giáo viên năng lực hạn chế, giáo viên mới ra trường được bố trí xen kẽ 
trong các khối lớp và giao cho các đồng chí tổ trưởng, tổ phó có trách 
nhiệm giúp đỡ. 
 3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên
 Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Ban Giám 
hiệu nhà trường thường thực hiện song song hai việc sau: 7
 4. Tổ chức tốt việc sinh hoạt chuyên môn
 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn có ý nghĩa hết sức quan trong trong 
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nội dung sinh hoạt càng đi vào chiều 
sâu thì giáo được trao đổi nhiều hơn, nắm vững những chỉ đạo của chuyên 
môn, giải quyết được những vấn đề còn vướng mắc. Từ đó giáo viên lên lớp 
tự tin và đạt hiệu quả. 
 - Theo qui định, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần 1 lần và sinh hoạt 
chuyên môn toàn trường mỗi tháng 1 lần. 
 - Việc tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn giao cho tổ trưởng chủ động về 
phần nội dung trên cơ sở thực tế giảng dạy, Ban Giám hiệu chỉ định hướng 
chung, giám sát việc thực hiện và tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng với 
các tổ. Trong một buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, để cho nội dung được 
sâu hơn thì bộ phận chuyên môn định hướng một số nội dung như sau: 
 + Thống nhất những nội dung được điều chỉnh cho phù hợp tình hình 
thực tế của đơn vị, của từng lớp. (theo Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội 
dung dạy học các môn học cấp tiểu học kèm theo Công văn số: 5842/BGD 
ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
 + Thảo luận, thống nhất phương pháp bài dạy tuần tới, tập trung đi sâu 
nghiên cứu kĩ các bài khó dạy hay ít được giáo viên chọn để thao giảng. 
(như tiết trả bài viết phân môn Tập làm văn khối 4,5; tiết ôn tập phân môn 
Học vần lớp 1; phân môn Kể chuyện, )
 + Tổ chức thao giảng ở tổ những nội dung giáo viên còn gặp khó khăn.
 + Hỗ trợ giải quyết các tình huống sư phạm (nếu có). Nếu giáo viên 
nào gặp phải một tình huống sư phạm khó giải quyết thì trao đổi với các 
thành viên trong tổ nhân buổi sinh hoạt chuyên môn để từ đó các thành viên 
trong tổ cùng tham gia ý kiến giải quyết.
 + Trao đổi về công tác chủ nhiệm
 5. Thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát 
 - Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện quy 
chế chuyên môn của giáo viên dưới nhiều hình thức như: Kiểm tra giáo án, 
kiểm tra việc chấm, trả bài của giáo viên, kiểm tra chuyên môn đặc biệt là 
việc kiểm tra đột xuất từ đó mới đánh giá đúng thực trạng chuyên môn của 9
dụng đổi mới phương pháp dạy học vào từng bài theo đặc điểm riêng của 
từng môn, từng phần, trên cơ sở yêu cầu giáo viên lập kế hoạch bài dạy chi 
tiết, thể hiện rõ cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh, đồng thời tăng 
cường sử dụng các phương tiện học tập như tư liệu học tập, phiếu thực 
hành, đồ dùng dạy học, và dành thời gian hợp lí cho học sinh thực hành ở 
tất cả các khâu của mỗi bài học, thay đổi linh hoạt các hình thức học tập: 
học cá nhân, học nhóm, học ngoài lớp học, học toàn thể lớp để huy động tối 
đa khả năng vốn có của học sinh vào bài giảng và để tạo không khí thoải 
mái khi học tập.
 Để hỗ trợ cho đổi mới phương pháp, Ban Giám hiệu đã tập trung 
nghiên cứu xây dựng các tiết dạy chuyên đề, tiêu biểu cho từng môn, từng 
phần, từng chương. Sau đó tổ chức thao giảng, sinh hoạt chuyên đề.
 Thông qua dự giờ ở tất cả các hình thức như vừa nêu, tổ chức, rút kinh 
nghiệm về nội dung phương pháp và thống nhất chung cho từng bộ môn 
cho giáo viên trong tổ và giáo viên các tổ khác cùng làm quen. Không 
những thế mà chúng tôi còn thường xuyên chỉ đạo giáo viên thực hiện 
nghiêm túc chương trình theo quy định. Trong các buổi sinh hoạt chuyên 
môn, chỉ đạo tổ chuyên môn dành thời gian thống nhất bài dạy tuần tới, trao 
đổi nội dung sách giáo khoa; Tổ chức giải các bài tập khó, trao đổi về 
phương pháp, cách sử dụng đồ dùng dạy học của các bài dạy khó xem có gì 
vướng mắc và cùng nhau tập trung bàn bạc, tìm hướng giải quyết kịp thời. 
Nếu không giải quyết được thì tập hợp ý kiến phản ánh báo cáo xin ý kiến 
cấp trên. 
 8. Chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên
 Trong chương trình sách giáo khoa mới, việc sử dụng đồ dùng dạy học 
rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả giờ lên lớp. Chẳng hạn, khi dạy học 
vần phải khuyến khích giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học như: Tranh minh 
hoạ bài học, bộ ghép chữ Tiếng Việt, vở bài tập Tiếng Việt. Vi vậy nhà 
trường bố trí bảo quản đồ dùng dạy học một cách khoa học để giáo viên dễ 
lấy. Bộ ghép chữ Tiếng Việt, bộ đồ dùng học Toán của giáo viên và học 
sinh được để ngay tại ngăn tủ của lớp để giáo viên tiện sử dụng. Tranh ảnh 
được nẹp đánh mã số và để tập trung tại phòng thiết bị, hàng tuần có lịch sử 11
 + Về chất lượng giáo dục:
 TS Chất lượng
 Năm học học Học lực
 Hạnh kiểm
 sinh Giỏi Khá TB Yếu
 100% thực 
 2008- hiện đủ 4 90 91 38 2
 221
 2009 nhiệm vụ của (40,7%) (41,2%) (17,2%) (0,9%)
 HS
 100% thực 
 2009- hiện đủ 4 105 83 38 2
 228
 2010 nhiệm vụ của (46,0%) (36,4%) (16,7%) (0,9%)
 HS
 2010- 100% 5 nhiệm 119 60 31 1
 211
 2011 vụ của HS (56,4%) (28,4%) (14,7%) (0,5%)
 Qua một số thành tích về giảng dạy và học tập có thể đánh giá như sau:
 - Công tác quản lí và chỉ đạo chuyên môn Trường tôi đã đi đúng hướng 
và gặt hái được những thành tích đáng phấn khởi. Ban Giám hiệu sẽ duy trì 
và phát huy hơn nữa trong những năm học tới.
 - Đội ngũ giáo viên ngày càng được tích lũy nhiều kinh nghiệm quý 
báu cho công tác chuyên môn. Nắm vững về phương pháp, sáng tạo trong 
việc tổ chức các hoạt động dạy và học, tạo không khí lớp học vui, thoải mái, 
đạt hiệu quả giáo dục.
 - Chất lượng giáo dục những năm sau được giữ vững và cao hơn năm 
trước, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh yếu được kéo giảm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_quan_li.doc