Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học tại trường Mầm non Phúc Lợi-Quận Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học tại trường Mầm non Phúc Lợi-Quận Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học tại trường Mầm non Phúc Lợi-Quận Long Biên
1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa là thể tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh. Do vậy, xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Không những thế, văn hóa ứng xử trường học là một phần vô cùng quan trọng trong văn hóa nhà trường, là một phần diện mạo riêng của trường này so với trường khác. Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Công tác quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trường học là rất quan trọng, như một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn xã hội chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt là công tác của Hiệu trưởng trong việc tổ chức, phối hợp hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tác động trực tiếp tới giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Để xây dựng văn hóa nhà trường, Hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò của một nhà quản lý, vừa thực hiện vai trò của một nhà lãnh đạo hay nói cách khác, Hiệu trưởng chính là người định hướng cho văn hóa ứng xử trong nhà trường, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong nhà trường. Cùng với các hoạt động khác, xây dựng văn hóa ứng xử trường học cũng là trách nhiệm lớn của Hiệu trưởng. Quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở một nhà trường phải là việc làm lâu dài, có chủ đích rõ ràng và tiếp nối các chủ thể quản lý nhà trường cùng với sự thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm. Văn hóa nhà trường có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của nhà trường và ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường. Phát triển văn hóa nhà trường có ý nghĩa tích cực đối với trẻ em, đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Trên thực tế, trong những năm gần đây, công tác quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại trường Mầm non Phúc Lợi, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đã có những 3 Đa số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường đều đánh giá vai trò của công tác xây dựng văn hóa ứng xử trường học là rất quan trọng và quan trọng. Như vậy, văn hóa ứng xử trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của nhà trường. Để phát triển nhà trường theo mục tiêu giáo dục thì việc xây dựng, cải thiện và phát huy những nhân tố tích cực giúp văn hóa ứng xử trong trường học trong sạch, lành mạnh là rất cần thiết. Nhìn chung đánh giá về các mối quan hệ hiện nay trong nhà trường cơ bản là rất tốt và mẫu mực. Tuy nhiên trong quan hệ giữa giáo viên với giáo viên vẫn còn có đánh giá không tốt, chủ yếu là mâu thuẫn nhỏ lẻ, do tính cá nhân chưa thực sự tự tu dưỡng rèn luyện nên không vượt qua được thói đố kị hẹp hòi. Điều này giúp hiệu trưởng có các giác quan chân thực hơn về các mối quan hệ giữa các đối tượng trong nhà trường để đưa ra những dự đoán cũng như những giải pháp tích cực kịp thời giải quyết tốt các mâu thuẫn, phát huy các mối quan hệ tích cực nhân rộng trong nhà trường. 2.2. Thực trạng quản lý văn hóa ứng xử ở trường Mầm non Phúc Lợi Hiệu trưởng đã đưa nội dung xây dựng ứng xử vào kế hoach chung của nhà trường, trong đó đã tiến hành các biện pháp thực hiện kế hoạch đó. Công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện lồng ghép vào buổi giao ban công tác tháng, sơ kết, tổng kết. Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa nhà trường đã thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát chưa mang lại hiệu quả. 2.3. Thực trạng các mối quan hệ ứng xử trong tập thể nhà trường Các mối quan hệ ứng xử trong nhà trường ngày càng cởi mở, dân chủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mối quan hệ mang tính chất độc đoán của người quản lý với cấp dưới, của thầy với trò; Sự đố kỵ, ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ. Những tồn tại trên, cán bộ quản lý cần có biện pháp phù hợp để khắc phục nhằm xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu chung của nhà trường. 2.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng văn hóa ứng xử tại trường mầm non Phúc Lợi. 2.4.1. Thuận lợi: Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử trường học của bản thân người Hiệu trưởng cũng như các thành viên trong nhà trường đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trường học. Không những vậy, vai trò của hiệu trưởng trong xây dựng văn hóa ứng xử trường học là rất quan trọng và đều được mọi người đánh giá cao, có sự thống nhất trong tổ chức. Hiệu trưởng hiểu biết rõ trách nhiệm, đặc biệt là quyền hạn của mình. Trong 5 phản cảm. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. - Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể. * Ứng xử của cán bộ quản lý: - Ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ trẻ. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành. - Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi. - Ứng xử với phụ huynh: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi. - Ứng xử với khách đến trường: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. * Ứng xử của giáo viên: - Ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của trẻ. - Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý. - Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết. - Ứng xử với cha mẹ trẻ: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi. 7 Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền. Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường thông qua tổ chức các buổi tọa đàm mời các chuyên gia nói về vấn đề văn hóa ứng xử trong học đường hiện nay, những quy tắc chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử được mọi người coi trọng, những hành vi, cử chỉ phù hợp với văn hóa nhà trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực tham gia công tác xây dựng môi trường văn hóa ứng xử lành mạnh, tích cực. Đưa các quy định về văn hóa ứng xử nhà trường vào làm một trong số các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện cũng như kết quả thi đua của từng các nhân, đơn vị. Cho cán bộ giáo viên nhân viên kí cam kết thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thành phố Hà Nội; Và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên đại bàn Thành phố Hà Nội. 3.3.Giải pháp 3: Tăng cường tổ chức các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có nhận thức sâu sắc về nội dung cơ bản và ý nghĩa về: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; gắn với cuộc vận động “Xây dựng nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực. Tích cực khuyến khích sáng tạo và đổi mới trong hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh, sinh viên. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần trong công tác thi đua xây dựng trường học văn hóa, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên thiết thực, thường xuyên, hiệu quả.Tiếp tục xây dựng đạo đức nhà giáo theo quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng bộ GD&ĐT: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống - tác phong, giữ gìn truyền thống đạo đức nhà giáo, không vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không vi phạm các quy định của nhà nước, có ý 9 thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: - Mỗi một biện pháp đều giữ một vị trí và vai trò quan trọng riêng. Tuy vậy, các biện pháp lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các biện pháp đã thể hiện được các bước từ việc nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đến những biện pháp thiết thực trong quản lý xây dựng văn hóa ứng xử đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Lộ trình thực hiện các giải pháp: Thực hiện thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Từ năm 01/10/2022 đến tháng 15/10/ 2022: Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức, Lập kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa ứng xử ở nhà trường. - Giải đoạn 2: Từ 16/10/2022 đến 31/8/2023 tổ chức thực hiện kế hoạch, trong đó chỉ đạo sát sao việc thực hiện chương trình, các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường của Hiệu trưởng. Trong hai giai đoạn, đều vận dụng chức năng quản lý đó là Lập kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra, trong đó chức năng kiểm tra xuyên suốt cả hai giai đoạn để đánh giá những mặt mạnh và những hạn chế để điều chỉnh bổ sung. Từ khi áp dụng các biên pháp trên việc ứng xử trong trường MN Phúc Lợi chúng tôi có bước chuyển rõ rệt, thực sự đã đi vào nề nếp và đã xây dựng được nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực trẻ chăm ngoan. Sau khi thực hiện 1 năm đánh giá việc thực hiện các giải pháp đưa ra và có kế hoạch hành động tiếp theo. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1.Ý nghĩa của SKKN trong nhà trường: Việc áp dụng SKKN trong việc bộ quy tắc ứng xử mang tính chuẩn mực chung cho cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường, nhằm tạo ra môi trường giáo dục “Có kỷ cương, nề nếp và có văn hóa” đã có hiệu quả rõ rệt. Các mối quan hệ giwuax CBGVNV trong nhà trường, học sinh và phụ huynh được hài hòa, các mâu thuẫn xảy ra trong nhà trường không có. 2. Những nhận định chung: Thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên về cả chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa ứng xử, trên cơ sở đó để có giải pháp bồi dưỡng và xử lý phù hợp. 3. Bài học kinh nghiệm: Xuất phát từ thực trạng của nhà trường, sau một năm thực hiện đề tài kinh nghiệm, tôi đã tự rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_chi_dao.docx